Cách giảm đau nhức xương khớp hiệu quả và những điều cần biết
Đau nhức xương khớp là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nào?
Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do hệ thống xương khớp bị lão hóa và suy giảm chức năng nghiêm trọng. Ngoài ra, các yếu tố như ít vận động, sử dụng nhiều chất kích thích, thay đổi thời tiết, ngồi sai tư thế… cũng dẫn đến đau nhức, tê bì xương khớp trên cơ thể.
Ngày nay, tỷ lệ đau nhức xương khớp ở người trẻ đang ngày càng tăng cao do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, sự ô nhiễm môi trường và những thói quen sinh hoạt không tốt.
Ngoài ra, đau nhức xương khớp cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý khác. Ví dụ như:
- Thoái hóa khớp.
- Viêm xương khớp.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Bệnh gout.
- Viêm khớp nhiễm trùng.
- Lupus.
- Trật khớp.
- Bong gân.
- Chấn thương.
Cảm giác khi cơn đau nhức xương khớp xuất hiện
Người bị đau nhức xương khớp có thể sẽ gặp phải những cơn đau và một số triệu chứng đi kèm khác nhau. Mức độ đau nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân hoặc bệnh lý cụ thể gây ra nó.
Ngoài cảm giác đau nhức, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như:
- Cứng khớp: Tại vị trí các khớp bị tổn thương người bệnh sẽ cảm thấy cứng khớp, khó vận động, phạm vi hoạt động của khớp bị thu hẹp.
- Sưng khớp: Thường khi khớp bị chấn thương hoặc viêm sẽ xuất hiện thêm triệu chứng sưng, đỏ và giảm sự linh động của khớp.
- Chuột rút cơ bắp: Tình trạng đau nhức xương khớp có thể đi kèm với sự co thắt các cơ, nếu sự co thắt mạnh và kéo dài còn gọi là chuột rút.
- Các triệu chứng khác như nóng, đỏ, đau nhức xương khớp tê bì chân tay hoặc ngứa râm ran cũng thường gặp.
Đau nhức thường đi kèm với những triệu chứng khác như cứng khớp, sưng đỏ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị đau xương khớp tại nhà nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Nếu tình trạng đau nhức diễn biến nghiêm trọng hơn như: đau dữ dội, khớp xương bị sưng viêm nặng, biến dạng hoặc không thể cử động được bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị hiệu quả bởi bác sĩ có chuyên môn cao.
>>> XEM THÊM: Tổng quan về thoái hóa khớp
Các phương pháp chữa đau nhức xương khớp
Những cơn đau nhức xương khớp cấp tính hoặc mãn tính đều có thể được điều trị giúp thuyên giảm hoặc kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dựa vào nguyên nhân và tình trạng đau nhức xương khớp, bác sĩ có thể hướng dẫn một số phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
Thuốc trị đau nhức xương khớp
Các loại thuốc Tây được sử dụng để giảm đau nhức xương khớp một cách nhanh chóng, nhưng lại có thể xuất hiện các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe người bệnh. Ví dụ như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm NSAID thường được sử dụng để giảm những cơn đau nhức xương khớp có kèm theo viêm ở mức độ từ vừa đến nặng. Một số loại thuốc NSAID thường dùng là: Aspirin, celecoxib, naproxen… với tác dụng phụ có thể gồm: Tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, loét dạ dày...
- Acetaminophen là thuốc làm giảm các cơn đau nhẹ, không sưng viêm. Nếu dùng liều cao có thể gặp tác dụng phụ làm tổn thương gan, đặc biệt với những người có sử dụng rượu bia nên cần sử dụng thận trọng.
- Thuốc giảm đau opioid được sử dụng trong những trường hợp đau nhức nghiêm trọng mà thuốc NSAID không cho hiệu quả tốt. Buồn ngủ, táo bón là hai tác dụng phụ thường gặp khi uống opioid.
- Một số loại thuốc khác cũng được sử dụng để làm giảm đau nhức xương khớp gồm có: Thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị co thắt cơ, thuốc chống động kinh…
Chỉ nên sử dụng thuốc Tây để làm giảm những cơn đau cấp.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp
Sử dụng thuốc giảm đau Tây y thường chỉ để giảm nhanh những cơn đau cấp, dùng tạm thời trong một thời gian ngắn. Trong trường hợp cần giảm đau nhức xương khớp ở người già hay điều trị cơn đau mãn tính thì thuốc Đông y sẽ là giải pháp thay thế thích hợp.
Một số loại thảo dược giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả gồm có:
Nghệ: Hàm lượng cao curcumin trong Nghệ đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên giúp chống khuẩn, kháng viêm, ức chế các bệnh xương khớp tiến triển xấu. Ngoài ra, Nghệ còn giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, tăng cường tái tạo sụn khớp.
Trà xanh: Chất chemokine trong trà xanh có thể hỗ trợ giảm sưng viêm và đau khớp. Ngoài ra, lá trà xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp xương chắc khỏe, làm chậm tiến trình lão hóa.
Gừng: Dược liệu còn gọi là Sinh Khương có chứa men zingibain giúp chống viêm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Người ta thường dùng gừng với muối để chườm nóng hoặc nấu lên rồi ngâm chân, tay trong trường hợp các khớp ở đó bị tổn thương.
Những loại thảo dược này đa số đều có thể hỗ trợ giúp làm giảm đau xương khớp. Tuy nhiên, các chứng minh về hiệu quả theo khoa học hầu hết chưa rõ ràng và có tính xác minh cao.
Vỏ cây liễu: Vỏ cây liễu được nghiên cứu có các thành phần như salicin, flavonoid và polyphenol có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Nghiên cứu đáng tin cậy cũng chỉ ra tác dụng dược lý rộng hơn của thảo dược này so với aspirin. Hơn nữa, trái với aspirin, vỏ cây liễu không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa và quá trình đông máu (với liều 240mg salicin).
Chiết xuất vỏ cây liễu chữa đau nhức xương khớp hiệu quả và an toàn
Các cách khác làm giảm đau nhức xương khớp
Ngoài sử dụng thuốc để trực tiếp làm giảm cơn đau thì một số phương pháp khác cũng thường được sử dụng như:
Châm cứu: Phương pháp này sử dụng đầu kim châm để tác động vào huyệt đạo, kinh mạch trong cơ thể nhằm tăng lưu thông khí huyết, kích thích sinh endorphin giúp giảm nhanh tình trạng đau nhức xương khớp. Tuy là phương pháp đem lại hiệu quả cao nhưng cần được thực hiện bởi các chuyên gia để đảm bảo đúng thao tác, kỹ thuật.
Vật lý trị liệu: Phương pháp này đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Những bài tập cùng với chuyên gia vật lý trị liệu giúp đem lại nhiều công dụng như: Giảm đau, giảm viêm, tăng cơ giúp bảo vệ khớp tốt hơn, giúp phục hồi tính linh hoạt, tầm vận động của khớp hiệu quả.
Thực hiện các kỹ thuật đơn giản: Bạn có thể giảm tạm thời các cơn đau khớp tại nhà bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh vào các vị trí khớp bị tổn thương. Ngâm mình bằng nước nóng để thư giãn cơ bắp và quá trình lưu thông máu được tốt hơn. Băng bó hoặc nẹp các vị trí khớp bị sưng viêm, đau nhức nghiêm trọng để giảm chuyển động.
Vật lý trị liệu giúp xương khớp phục hồi vận động.
Phòng ngừa biến chứng về đau nhức xương khớp
Bệnh xương khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như tê liệt, biến dạng khớp, khó vận động, tàn phế... Để phòng ngừa và làm giảm sự phát triển của đau nhức xương khớp ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, Đông y, châm cứu, vật lý trị liệu… người bệnh còn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.
Thực đơn dành cho người đau nhức xương khớp
“Đau nhức xương khớp nên ăn gì?” và “Không nên ăn gì?” là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Thực đơn cho người đau nhức xương khớp cần bổ sung thêm nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc và những loại có chứa nhiều canxi, vitamin hoặc chất hỗ trợ giảm đau tốt cho xương khớp. Một số loại thực phẩm người đau nhức xương khớp nên bổ sung vào bữa ăn hằng ngày như:
- Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu… có chứa một lượng lớn acid béo omega 3, chất này giúp quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn, ngoài ra còn làm giảm các cơn đau khớp hiệu quả.
- Súp lơ xanh, cải mầm, cải xanh: Trong các loại rau này có chứa Sulforaphane - chất có thể trung hòa được enzym gây nên những cơn đau nhức xương khớp.
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin như cam, bưởi, dâu tây…
- Sữa tươi giúp bổ sung canxi và các chất cần thiết cho xương khớp chắc khỏe.
Còn đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì? Sau đây là một số món ăn cần hạn chế để giảm nguy cơ làm bệnh nặng hơn:
- Thức ăn có nhiều đường và muối.
- Các loại thịt đỏ.
- Các món ăn chế biến sẵn, có nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa.
- Thực phẩm có chứa nhiều acid oxalic như: Quả khế, cà muối, dưa muối...
Những loại thực phẩm này có thể sẽ làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm, đau nhức và cản trở quá trình chữa bệnh.
Chế độ sinh hoạt tập luyện để giảm đau nhức xương khớp
Người bị đau nhức xương khớp cần chăm chỉ luyện tập các bài thể dục bổ trợ toàn diện cơ thể như đi bộ, yoga, đi xe đạp, bơi lội, bóng bàn, cầu lông…
Kiên trì tập luyện hằng ngày không chỉ giúp tăng cường sức mạnh của xương khớp, cơ bắp mà còn tăng độ dẻo dai, kích thích sụn khớp phát triển. Làm giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương, xốp xương, duy trì cân nặng phù hợp giúp giảm áp lực lên xương khớp.
Ngoài ra, chế độ sinh hoạt làm việc dành cho người đau nhức xương khớp cần được điều chỉnh hợp lý. Nên hạn chế những công việc gắng sức, bê vác nặng để xương khớp có thể hồi phục tổn thương nhanh chóng hơn.
Tập thể dục nhẹ nhàng để giảm đau nhức, tăng tính linh hoạt cho khớp.
Có thể thấy đau nhức xương khớp là triệu chứng nguy hiểm tiềm tàng không thể chủ quan. Nếu có những dấu hiệu đau nhức mới khởi phát bạn cần đặc biệt chú ý và tìm hiểu nguyên nhân gây ra nó để có hướng xử lý phù hợp. Mong rằng bài viết về những vấn đề liên quan đến bệnh đau nhức xương khớp và các phương pháp điều trị trên đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn tìm được cách để giảm cơn đau hiệu quả, nhanh chóng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến hotline 024. 3861530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/pain-management/guide/joint-pain
https://www.healthline.com/health/joint-pain#symptoms
https://www.mayoclinic.org/symptoms/joint-pain/basics/when-to-see-doctor/sym-20050668
Bình luận