Đau đầu kéo dài nhiều ngày là bệnh gì?

Thực tế, đau đầu là triệu chứng rất phổ biến ai cũng đã từng mắc phải. Đó có thể chỉ là những cơn đau thoáng qua hoặc diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, cũng rất nhiều người gặp phải tình trạng đau đầu kéo dài nhiều ngày, tháng thậm chí nhiều năm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

dau-dau-keo-dai-co-the-la-dau-hieu-cua-nhieu-benh-ly-nguy-hiem

Đau đầu kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Nếu bạn đang gặp trường hợp đau đầu kéo dài, bạn có thể đang có nguy cơ tiềm ẩn mắc một số bệnh lý sau đây: 

Đau nửa đầu mãn tính (Migraine): Những cơn đau đầu thường theo nhịp mạch, thường ở một bên đầu. Cường độ đau thay đổi từ nhẹ, thoáng qua cho đến dữ dội. Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc thậm chí 2-3 ngày. 

Đau đầu căng thẳng mãn tính: Luôn có cảm giác như bị chít khăn quanh đầu hoặc dây siết ngang đầu. Cơn đau có tính chất âm ỉ. Mức độ đau tăng lên khi bị stress, mệt mỏi, hoặc nghe tiếng ồn. Thông thường, triệu chứng đau đầu do căng thẳng sẽ kéo dài vài giờ trong ngày.

Đau đầu chuỗi: Cơn đau thường ở một bên đầu, vùng mắt và thái dương. Đau với tính chất bỏng rát ở sâu hoặc như dao đâm. Cơn đau xảy ra liên tiếp thành chuỗi, giữa các cơn là giai đoạn thuyên giảm. Triệu chứng đau xuất hiện 2 - 3/ngày và kéo dài từ 45 phút - 1 giờ. Các giai đoạn đau thường kéo dài từ 8 - 12 tuần. Bệnh chủ yếu khởi phát ở người từ 30 - 40 tuổi. Đau đầu chuỗi thường xuất hiện ở nam, với tỷ lệ nam nữ là 5:1.

Đau đầu mạn tính (Hemicrania Continua): Cơn đau đầu xảy ra 15 ngày hoặc hơn trong một tháng, kéo dài ít nhất 3 tháng. Mức độ đau nhói từ vừa đến nặng. Thường xảy ra ở những người có tiền sử bị đau nửa đầu, đau đầu căng thẳng,...

Viêm xoang: 90% các trường hợp viêm xoang bị đau đầu hoặc đau nửa đầu thường xuyên. Cơn đau có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên đầu. Cảm giác đau khó chịu hơn khi nghiêng người về phía trước.

Thiếu máu não: Biểu hiện của thiếu máu não thường là đau đầu kéo dài (triệu chứng xuất hiện sớm và hay gặp nhất của bệnh). Cơn nhức đầu kéo dài có thể xảy ra nghiêm trọng, kèm theo mệt mỏi, chóng mặt, suy giảm trí nhớ,... Đầu nặng khi thực hiện vận động hoặc suy nghĩ nhiều.

Tăng nhãn áp (thiên đầu thống): Đau từ mắt lan lên đỉnh đầu.Thường là cơn đau có tính chất đột ngột, dữ dội, có thể xuất hiện triệu chứng suy giảm thị lực, đỏ mắt, buồn nôn,...

Dấu hiệu cảnh bảo nhiễm virus Covid-19: Đau đầu dai dẳng có thể là một trong các dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu khi bị nhiễm virus Corona. Có khoảng 14 - 60% người nhiễm Covid-19 đã xuất hiện triệu chứng này. Thông thường cơn đau đầu sẽ khá nhẹ và đột ngột, sau đó sẽ kéo dài đến khi được điều trị phục hồi.

Bệnh lý khác: Ngoài ra, nguyên nhân gây đau đầu kéo dài có thể do một số bệnh lý nguy hiểm hơn như Viêm màng não, u não, xuất huyết não, chấn thương sọ não, dị dạng mạch máu não,... 

benh-dau-nua-dau-gay-nhung-con-dau-keo-dai-kho-chiu

Bệnh đau nửa đầu gây những cơn đau kéo dài khó chịu

>>> XEM THÊM: Đau nửa đầu và cách điều trị, giảm đau

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng đau đầu kéo dài

Bên cạnh những bệnh lý nguy hiểm nêu trên, chứng đau đầu có thể kéo dài, tái phát thường xuyên cũng có thể xuất phát từ những yếu tố nguy cơ ít nguy hiểm hơn. Bao gồm:  

Thiếu ngủ: Khi thiếu ngủ nhịp sinh học của cơ thể bị rối loạn, không có thời gian sửa chữa, phục hồi tế bào hư tổn, do vậy sẽ gây triệu chứng đau đầu khó kiểm soát.

Thay đổi thời tiết: Cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi áp suất khí quyển khi thời tiết thay đổi, tạo sự chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài cơ thể. Đây chính là tác nhân dẫn đến cơn đau đầu khó chịu.

Tiền sử gia đình: Nhiều nghiên cứu cho thấy, các bệnh lý đau đầu có liên quan đến yếu tố di truyền. Nghĩa là nguy cơ mắc phải sẽ cao hơn nếu gia đình có người bị bệnh.

Giới tính: Tùy mỗi loại đau đầu, tỷ lệ mắc có xu hướng cao hơn ở nam hoặc ở nữ. Ví dụ tỷ lệ bị bệnh đau nửa đầu ở nữ giới cao hơn gấp 3 lần nam giới, do ảnh hưởng của hormone. 

Đau đầu kéo dài có nguy hiểm không?

Tùy từng nguyên nhân gây đau đầu kéo dài mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, bất kỳ yếu tố nào gây chứng đau đầu dai dẳng nhiều tháng, nhiều năm có thể dẫn đến tổn thương não. Từ đó tăng sinh gốc tự do và trở thành bệnh lý mạn tính rất khó điều trị.

Không chỉ có vậy, triệu chứng đau đầu dù nặng hay nhẹ cũng sẽ khiến người bị ảnh hướng. Những ảnh hưởng đó có thể bao gồm khó chịu, mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm chất lượng công việc, thậm chí phải nghỉ ngơi hoàn toàn, không thể làm được việc gì. 

Đặc biệt, nếu tình trạng đau đầu kéo dài xuất phát từ một số bệnh lý nguy hiểm của não bộ kể trên mà không được phát hiện kịp thời thì người bệnh có thể gặp nhiều di chứng nặng nề như yếu nửa người, liệt hoàn toàn, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm thị lực,... 

dau-nua-dau-keo-dai-gay-mat-tap-trung-trong-cong-viec

Đau nửa đầu kéo dài gây mất tập trung trong công việc

Cơ chế gây ra tình trạng đau đầu

Triệu chứng đau đầu nói riêng và tình trạng đau nhức nói chung là phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân, bệnh lý gây đau. Hiện nay, cơ chế của triệu chứng đau nhức này được giải thích theo 2 hướng:

Theo Đông Y

Đau nhức đầu trong Đông Y được giải thích theo nguyên lý: “Thông bất thống, thống bất thông”. Hiểu đơn giản là tình trạng khí huyết ứ trệ, máu kém lưu thông sẽ gây đau. Khi khí huyết lưu thông thì sẽ hết đau (thống có nghĩa là đau).

Theo Tây Y 

Theo Tây Y, chứng đau đầu được giải thích theo 3 cơ chế như sau:

Đau do kích thích thụ cảm thể: Khi có tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến niêm mạc, mạch máu hay cơ, xương các thụ cảm thể tại đây sẽ ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ, khiến não bộ nhận được cảm giác đau. 

Đau do nguyên nhân thần kinh: Do nguyên nhân bệnh lý hay cơ học làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh hoặc phá hủy lớp màng bảo vệ dây thần kinh khiến các xung điện bị rò rỉ gây cơn đau kéo dài và tái phát nhiều lần. 

Đau do thay đổi môi trường acid ngoại bào: Các khu vực mạch máu, thần kinh và bộ phận của cơ thể đều có độ pH nhất định, khi xuất hiện bệnh lý viêm nhiễm làm acid hóa môi trường xung quanh sẽ trở thành tác nhân sinh cơn đau. 

>>> XEM THÊM: 7 nguyên nhân đau đầu sau khi ngủ dậy

Các phương pháp chữa đau đầu kéo dài 

Để điều trị chứng đau đầu kéo dài hiệu quả, việc phát hiện nguyên nhân gây bệnh là việc quan trọng. Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng các phương pháp giúp kiểm soát cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Điều trị đau đầu dài ngày bằng thuốc

Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau cho giai đoạn điều trị ban đầu. Ví dụ như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen, naproxen, diclofenac,... Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ hoặc làm chứng đau đầu trở nên tồi tệ hơn. 
  • Thuốc chống động kinh như gabapentin, topiramate,... thường dùng trong kiểm soát chứng đau đầu mạn tính.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline và nortriptyline, có thể giúp ngăn ngừa cơn đau đầu. Đồng thời, cải thiện các vấn đề trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn giấc ngủ do chứng đau đầu gây ra.  
  • Thuốc chẹn beta như propranolol, metoprolol,... là thuốc giãn mạch được sử dụng để điều trị, ngăn ngừa hoặc kiểm soát một số tình trạng bệnh lý: Đau nửa đầu, tăng nhãn áp,... 
  • Tiêm botox - một chất độc thần kinh được tạo ra bởi vi khuẩn, giúp ngăn chặn các tín hiệu truyền từ dây thần kinh. Đây có thể là lựa chọn cho những người không dung nạp với thuốc.

dieu-tri-dau-dau-keo-dai-bang-phuong-phap-tiem-botox

Điều trị đau đầu kéo dài bằng phương pháp tiêm botox

Phương pháp điều trị đau đầu kéo dài không dùng thuốc

Với các trường hợp đau đầu ở mức độ nhẹ và vừa, bạn có thể thử áp dụng các phương pháp dưới đây:

Chườm lạnh: Hơi lạnh khi được đặt trên trán trong một vài phút sẽ giúp co mạch và giảm lưu lượng máu, từ đó làm giảm áp lực và xoa dịu cơn đau đầu.

Xoa bóp: Các động tác xoa bóp đơn giản, chính bản thân người bệnh cũng có thể thực hiện được là giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện cơn đau đầu tức thì. 

Sử dụng tinh dầu: Nhiều người sử dụng tinh dầu bạc hà và tinh dầu hoa oải hương thấy cơn đau đầu giảm đáng kể. Chú ý bạn nên tránh tinh dầu nguyên chất không pha loãng vì có thể gây tác dụng phụ.

Phương pháp châm cứu: Đây là một trong những phương pháp Đông Y kích thích vào các huyệt đạo để làm giảm các cơn đầu kéo dài.

Phương pháp kích thích điện cho dân thần kinh: Bác sĩ có thể dùng một điện cực nhỏ để cấy ghép vào vị trí gần dây thần kinh chẩm. Điện cực này sẽ gửi các xung năng lượng đến hệ thần kinh để giúp giảm đau đầu.

Liệu pháp thôi miên hoặc thiền: Đây là liệu pháp phù hợp với những người bị đau đầu kéo dài xuất phát từ các nguyên nhân căng thẳng khác trong cuộc sống.

Sử dụng các loại thảo mộc thiên nhiên: Sử dụng một số loại thảo dược như vỏ cây liễu, cao bán biên liên, cao tô mộc, cao huyền hồ sách, cao sơn đậu căn,... có tác dụng giúp kìm hãm được các thụ thể gây đau đầu, giảm được các xung điện gây đau trong hệ thần kinh. Từ đó giúp người bệnh đau đầu kéo dài giảm bớt triệu chứng và an toàn khi sử dụng.

Nổi bật là chiết xuất vỏ cây liễu có chứa hoạt chất salicin giúp giảm đau và chống viêm, do vào cơ thể chuyển thành acid salicylic. Nghiên cứu đã tìm ra flavonoid và polyphenol trong vỏ cây liễu cũng có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Vì vậy, thảo dược này giảm đau rộng hơn aspirin và hầu như không có tác dụng phụ. Cụ thể, chiết xuất vỏ cây liễu (liều 240 mg salicin) không ảnh hưởng quá trình đông máu.

cai-thien-chung-dau-dau-keo-dai-bang-thao-duoc-vo-cay-lieu

Cải thiện chứng đau đầu kéo dài bằng thảo dược vỏ cây liễu

Làm sao để phòng ngừa chứng đau đầu kéo dài?

Để ngăn cản chứng đau đầu dài ngày, việc thay đổi lối sống, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng:  

  • Tránh các tác nhân gây đau đầu: Ghi nhật ký đau đầu để xác định yếu tố nào gây đau giúp bạn có thể tránh chúng vào những lần sau. 
  • Tránh lạm dụng thuốc: Dùng thuốc đau đầu, bao gồm cả thuốc không kê đơn, nhiều hơn 2 lần/tuần có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất bị đau đầu.
  • Ngủ đủ giấc: Người lớn trung bình cần ngủ từ 7-8 giờ/ngày. Tốt nhất bạn nên đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. 
  • Không bỏ bữa: Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, thu xếp thời gian ăn uống đúng bữa. 
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Vận động thường xuyên giúp cải thiện thể chất và tinh thần, giảm căng thẳng. Từ đó, tránh nguy cơ gặp phải cơn đau đầu. 

Đau đầu kéo dài là triệu chứng cần được quan tâm và xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn băn khoăn về tình trạng đau đầu kéo dài, đừng ngần ngại chia sẻ, hãy gọi ngay đến tổng đài 024. 38461530 - 028. 62647169 để được hỗ trợ và sớm trở về cuộc sống bình thường bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/constant-headache#treatment
https://www.healthline.com/health/constant-headache#overview
https://www.webmd.com/migraines-headaches/migraines-headaches-basics
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21226125/

Dược sĩ Thanh Hương

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận