Hỏi: Chào chuyên gia, dạo này trên báo đài, tivi có thấy số người mắc ung thư phổi ngày càng gia tăng. Chú tôi cũng mắc ung thư phổi, mà bây giờ em trai tôi cũng mới phát hiện đám mờ trong phổi nên tôi cũng lo lắng. Vậy ung thư phổi có di truyền không ạ? Mong chuyên gia giải đáp. (Phạm Quân, Nam Định)

Chuyên gia trả lời: 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Ung thư phổi là bệnh lý nguy hiểm cướp đi mạng sống của hàng chục nghìn người mỗi năm ở nước ta. Tế bào ung thư thực chất là những tế bào đột biến, phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể. Phần lớn đột biến xảy ra trong quá trình tương tác với môi trường sống. Cũng có một số trường hợp đột biến có liên quan tới tế bào mầm - tế bào chịu trách nhiệm phân chia và hình thành toàn bộ cơ thể, đây là đột biến di truyền được.

Cơ thể chúng ta được nhận hai bản sao gen từ bố và mẹ. Người mang cả hai gen bình thường cần đột biến ở cả hai gen này mới đủ khả năng sinh ung thư. Trong khi đó, nếu bạn đã nhận được một gen đột biến từ bố hoặc mẹ, thì chỉ cần đột biến xảy ra ở gen còn lại đã có thể hình thành ung thư. Do đó, những người nhận được di truyền gen đột biến có nguy cơ ung thư cao hơn rất nhiều.

Ung thư phổ cũng như vậy, nếu gia đình bạn có người mắc ung thư phổi thì bạn có nguy cơ mắc cao gấp 2 - 3 lần. Tuy nhiên việc trong gia đình nhiều người mắc bệnh cần xem xét ở một bối cảnh rộng hơn, có thể do cùng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ khác gây ung thư phổi. Một số yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như:

  • Thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh căn nguyên là do khói thuốc lá. Theo WebMD, những người không hút thuốc lá sống chung với một người hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi tăng 24%.
  • Bức xạ: Tiếp xúc, phơi nhiễm phóng xạ gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các yếu tố trong môi trường nghề nghiệp như amiăng, radon, kim loại (asen, crom, niken),... cũng là tác nhân gây ung thư phổi.
  • Ô nhiễm không khí: Môi trường sống ô nhiễm với khói bụi, hạt mịn và các chất gây kích thích khác cũng là tác nhân gây ung thư phổi.
  • Tiền sử bệnh phổi: Một số bệnh phổi như bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), viêm phế quản mạn tính,... có thể gây viêm và sẹo ở phổi, làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Ung thư phổi là căn bệnh ác tính, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh sớm và có các biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh hoàn toàn có thể hồi phục sức khỏe. Hiện nay, các phương pháp hiện đại điều trị ung thư phổi mặc dù giúp loại bỏ và ức chế khối u hiệu quả, tuy nhiên còn gây không ít tác dụng phụ cho người mắc. Do vậy, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và đưa ra nhiều hướng đi mới nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của người bệnh. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là Lunatumo giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm các tác dụng phụ của các phương pháp hóa trị, xạ trị,..., đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Lunasin là hoạt chất chiết xuất từ đậu nành, được phát hiện năm 1996 tại Mỹ. Đặc biệt, vào tháng 12/2019, hội thảo công bố tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi của hoạt chất sinh học lunasin đã được tổ chức tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều. Đây là công nghệ tiên phong tại Việt Nam ứng dụng nguyên liệu thuộc dự án DA17/09 cấp Nhà nước của Bộ Y tế dành cho những người bị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh về 3 ưu điểm nổi trội của hoạt chất này đó là:

  • Lunasin giúp ức chế sự nhân lên và phân chia của tế bào ung thư (anti - mitosis).
  • Lunasin có thể dùng đường uống (mặc dù là protein nhưng bền vững với các enzyme đường tiêu hóa, nên có mặt ở các mô đích dưới dạng còn hoạt tính).
  • Lunasin ức chế chọn lọc, chỉ tác động lên tế bào ung thư, không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Hy vọng với phần giải đáp trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh ung thư phổi và có biện pháp phát hiện sớm, hỗ trợ điều trị kịp thời, hiệu quả.

Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, bạn vui lòng đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia ung bướu

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận