Hỏi: Chào chuyên gia, thời gian trước tôi bị khó thở nhiều, đi khám ở bệnh viện có nghi ngờ mắc ung thư phổi, đang chờ kết quả xét nghiệm. Tôi rất lo lắng, không biết điều trị ung thư phổi như thế nào ạ, có nguy hiểm không? Mong chuyên gia giải đáp. (Phạm Hồng, Hải Dương)

Chuyên gia trả lời: 

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính nguy hiểm, tiến triển nhanh, dễ di căn sang những bộ phận khác của cơ thể. Tùy loại ung thư, giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe của người mắc,... mà các phương pháp điều ung thư phổi sẽ được bác sĩ áp dụng phù hợp cho từng trường hợp người bệnh. Và việc điều trị sẽ khó khăn hơn khi bệnh đã tiến triển tới giai đoạn cuối. Tuy nhiên, ung thư phổi thường khó phát hiện sớm do các triệu chứng không rõ ràng vào giai đoạn đầu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác.

Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, có nhiều phương pháp điều trị ung thư phổi khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định điều trị cho người bệnh: 

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị để loại bỏ tế bào ung thư được thực hiện cho các trường hợp khi bệnh ở vào giai đoạn sớm, khi tế bào khối u chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt một phần hay một thùy phổi chứa khối u.
  • Xạ trị: Theo thống kê, xạ trị là biện pháp được chỉ định áp dụng cho khoảng 35% người bệnh mắc ung thư phổi. Cơ chế hoạt động của phương pháp này dựa vào các tia bức xạ có năng lượng cao như tia X, proton, gamma, photon,... tác động từ bên ngoài đến vị trí của khối u, giúp ngăn chặn sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, xạ trị cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến những mô lành lân cận. 
  • Hóa trị: Hóa trị có thể thực hiện độc lập hoặc áp dụng cùng với các phương pháp xạ trị, phẫu thuật giúp tiêu diệt các tế bào ung thư, làm giảm kích thước của khối u trước khi thực hiện phẫu thuật. Có hai loại hóa trị là truyền hóa chất trực tiếp thông qua mạch máu hoặc uống thuốc tùy vào thể trạng người mắc và giai đoạn phát triển của bệnh.
  • Điều trị đích: Phương pháp này sử dụng thuốc để tác động vào các gen và protein chuyên biệt tìm thấy ở tế bào ung thư hay các tế bào có liên quan tới sự phát triển của khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: Đây cũng là một trong các phương pháp điều trị ung thư phổi. Cụ thể, liệu pháp miễn dịch dùng thuốc kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để tiêu diệt các tế bào ung thư, chống lại sự phát triển của các khối u.

Có thể thấy, các phương pháp hiện đại điều trị ung thư phổi mặc dù giúp loại bỏ và ức chế khối u hiệu quả, tuy nhiên còn gây không ít tác dụng phụ cho người mắc. Do vậy, các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và đưa ra nhiều hướng đi mới nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của người bệnh. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là Lunatumo giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh, giảm các tác dụng phụ của các phương pháp hóa trị, xạ trị,..., đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

Lunasin là hoạt chất chiết xuất từ đậu nành, được phát hiện năm 1996 tại Mỹ. Đặc biệt, vào tháng 12/2019, hội thảo công bố tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư phổi của hoạt chất sinh học lunasin đã được tổ chức tại Bệnh viện K, cơ sở Tân Triều. Đây là công nghệ tiên phong tại Việt Nam ứng dụng nguyên liệu thuộc dự án DA17/09 cấp Nhà nước của Bộ Y tế dành cho những người bị ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

Hy vọng với phần giải đáp trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về những phương pháp điều trị ung thư phổi và biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Nếu còn thắc mắc nào cần giải đáp, bạn vui lòng đặt câu hỏi bên dưới phần bình luận để được hỗ trợ tư vấn ngay nhé!

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia ung bướu

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận