Tìm hiểu chung về gai cột sống là gì?

Gai cột sống là sự hình thành do lắng đọng canxi để làm lành các tổn thương tại đốt sống. Sự lắng đọng canxi quá mức do sự nhầm lẫn của một quá trình nào đó đã vô tình làm xuất hiện các gai đốt sống (gai xương). Đây là hậu quả của thoái hóa cột sống kéo dài mà không có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời. 

Ở trường hợp gai đôi cột sống bẩm sinh, sẽ xảy ra khi quá trình phân bào cột sống của trẻ bị tách ra làm đôi, dẫn đến các dây thần kinh và ống sống không được đóng lại hoàn toàn. Gai đôi cột sống thường xảy ra ở vị trí L5, S1. 

Gai cột sống được gọi với nhiều cái tên như gai xương cột sống, gai đốt sống. Nhưng có rất nhiều người cũng nhầm lẫn gai cột sống với gai đôi cột sống. Trên thực tế đây là 2 bệnh lý khác nhau. Gai đốt sống thường xuất hiện ở những vị trí phải chịu áp lực lớn và cử động nhiều nhất đó chính là cột sống cổ và thắt lưng. Đây là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay, có xu hướng trẻ hóa.

gai-xuong-moc-o-ria-dot-song.webp

Gai xương mọc ở rìa đốt sống

Phân loại gai cột sống 

Gai cột sống có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên các đốt cột sống. Cứ nơi nào bị tổn thương, viêm thì đều là điều kiện thuận lợi cho gai xương xuất hiện. Tuy nhiên, có 2 vị trí xuất hiện nhiều nhất đó là gai cột sống cổ và gai cột sống thắt lưng. 

Gai cột sống cổ: Gai đốt sống cổ là tình trạng các gai xương xuất hiện ở vị trí đốt sống từ C1-C7. Trong đó thường gặp nhất là gai cột sống cổ C3-C4-C5-C6-C7. Bởi đây là vùng cột sống cổ phải vận động và chịu áp lực nhiều nhất. Gai cột sống cổ thường gặp ở dân văn phòng, người phải ngồi một tư thế lâu trong thời gian dài, mang vác nặng,... 

Gai cột sống thắt lưng: Gai đốt sống thắt lưng thường xảy ra ở vị từ L1-L5, cả 5 đốt sống này đều có nguy cơ xuất hiện các gai xương là như nhau. Đối tượng dễ bị gai cột sống thắt lưng là người ngồi, đứng nhiều, lao động nặng, quá sức, vận động viên,... 

XEM THÊM: 7 nguyên nhân khiến bạn bị ĐAU CỘT SỐNG lưng dưới không thể bỏ qua

Căn nguyên gây bệnh gai cột sống là gì? 

Nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống chính là do sự thích ứng, tự phục hồi của xương sống khi gặp các tổn thương như vỡ, nứt, mẻ. Lúc này, cơ thể sẽ phát tín hiệu để não bộ chỉ đạo các bộ phận khác đi sửa chữa đốt sống. Cơ thể sẽ điều phối canxi tập trung về đây để làm lành, bù đắp phần xương bị thiếu hụt. 

Và khi phần xương đã được bù đắp đủ, nhưng quá trình truyền tín hiệu lại chậm trễ khiến cho canxi vẫn cứ liên tục lắng đọng tại đốt sống bị tổn thương. Tình trạng này kéo dài sẽ làm dư thừa canxi và hình thành nên các mấu xương mọc chìa ra. Đó được gọi là gai xương, gai đốt sống.  

Nguyên nhân thứ phát gây tổn thương xương và hình thành bệnh gai đốt sống có rất nhiều. Cụ thể là:

  • Thoái hóa đốt sống: Nguyên nhân chính gây ra tổn thương ở xương khớp và dẫn đến gai cột sống.
  • Viêm khớp cột sống (mãn tính): Xương sẽ cọ xát và tiếp xúc với nhau gây ảnh hưởng đến các khớp cột sống.
  • Di truyền: Gai cột sống thường có yếu tố di truyền. Đây cũng là một nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh lý này.
  • Sự thiếu hụt dinh dưỡng lâu ngày sẽ khiến các bộ phận của cột sống suy yếu, dễ tổn thương. Cụ thể là mâm sụn nằm phía trên của đĩa đệm bị bào mòn, đĩa đệm mất nước, đàn hồi kém. Điều này khiến các đốt sống khi cử động cọ sát vào nhau, lâu ngày bị tổn thương, nứt vỡ, viêm. 
  • Chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, lao động cũng làm đốt sống mẻ, vỡ. 
  • Giữ tư thế sai trong lao động, sinh hoạt cũng khiến đốt sống dễ bị tổn thương. 

 

lao-dong-mang-vac-nang-ne-co-the-gian-tiep-gay-ra-gai-cot-song.webp

Lao động, mang vác nặng nề có thể gián tiếp gây ra gai cột sống

Dấu hiệu cảnh báo và xác định gai cột sống 

Phần lớn mọi người đều không tự phát hiện ra bệnh gai cột sống. Bởi gai cột sống là bệnh lý hình thành trong thời gian dài, âm thầm và chẳng có bất cứ dấu hiệu cảnh báo nào. 

Để có thể xác định được bệnh lý, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng ban đầu và thực hiện một số xét nghiệm liên quan. Tùy thuộc vào loại gai cột sống, sẽ có những triệu chứng khác biệt nhau. Cụ thể: 

Triệu chứng gai cột sống cổ 

  • Đau cứng cột sống cổ: Là triệu chứng gai đốt sống cổ điển hình. Đau cột sống cổ kèm theo co cứng thường là do gai đốt sống chọc vào phần cơ, dây chằng sẽ gây đau tại chỗ. 
  • Đau nhói hoặc buốt tại cột sống: Mỗi khi cử động, người bệnh sẽ cảm thấy nhói, buốt dọc cột sống, như có một luồng điện chạy qua. 
  • Đau dữ dội hơn khi vận động: Khi gai cột sống chèn ép rễ thần kinh, tủy sống sẽ gây ra các cơn đau nhức dữ dội. Đau dữ dội hơn khi vận động, có thuyên giảm khi nghỉ ngơi nhưng không khỏi hoàn toàn. 
  • Đau mỏi vai gáy, tê bì cánh tay, cầm nắm không chắc tay: Đây là dấu hiệu cảnh báo hội chứng chèn ép rễ thần kinh do gai cột sống. Mỗi đốt sống sẽ có 1 đôi rễ thần kinh  tách ra từ tủy sống chi phối hoạt động, cảm giác của 2 bên thân người và các chi. Khi gai đốt sống cổ C5,C6, C7 bị chèn ép sẽ gây đau mỏi vai gáy, tê bì cánh tay, đầu ngón tay. 
  • Tê yếu, cánh tay, chân: Là dấu hiệu cảnh báo gai cột sống chèn ép tủy sống. Các gai xương xuất hiện ở giữa và phía trước mặt nên sẽ chèn ép vào tủy sống. Trường hợp nghiêm trọng có thể liệt toàn thân. 
  • Đau đầu, choáng váng, hoa mắt,... giống với triệu chứng rối loạn tiền đình. 

gai-dot-song-co-gay-dau-vung-co-vai-gay.webp

Gai đốt sống cổ gây đau vùng cổ, vai gáy

Triệu chứng gai cột sống thắt lưng 

  • Đau cứng vùng cột sống thắt lưng, khó xoay nghiêng, cúi, gập người. 
  • Có thể mỏi, đau lưng dưới âm ỉ, khó chịu. 
  • Đau ở thắt lưng tăng lên khi vận động. 
  • Ấn vào cột sống lưng thấy đau buốt hoặc nhói do gai xương chọc vào cùng cơ, dây chằng hoặc rễ thần kinh. 
  • Đau ngang thắt lưng, lan xuống hông, mông, cẳng chân, bàn ngón chân, đi lại khó khăn kèm theo tê bì. Đây là dấu hiệu cảnh báo hội chứng rễ thần kinh do gai cột sống chèn ép gây viêm. 
  • Hội chứng chèn ép tủy sống vùng thắt lưng chỉ xảy ra khi gai cột sống xuất hiện ở vị trí L1-L2. Triệu chứng thường gặp là yếu liệt chi dưới, teo cơ, tê bì, mất cảm giác vùng chân, đi lại khó khăn, dễ vấp ngã. 
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Là tình trạng đại tiểu tiện không kiểm soát được.

Các phương pháp chẩn đoán gai cột sống

Ngoài ra, để chẩn đoán chính xác gai cột sống, vị trí, mức độ thương tổn cần căn cứ vào các dấu hiệu cận lâm sàng. Cụ thể sẽ có những phương pháp sau:

  • Chụp X-quang thấy hình ảnh gai cột sống. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) thấy được các gai cột sống chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. 
  • Điện cơ (EMG): Đánh giá khả năng dẫn truyền của dây thần kinh đến cơ, từ đó xác định được mức độ chèn ép rễ thần kinh là ít hay nhiều. 

gai-cot-song-co-chen-ep-re-than-kinh.webp

Đo điện cơ để xác định mức độ gai cột sống cổ chèn ép rễ thần kinh

Gai cột sống có nguy hiểm không? 

Gai cột sống thuộc nhóm bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Bệnh lý này có thể đem đến những hậu quả nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời. Nghiêm trọng nhất là khi gai cột sống chèn ép tủy cổ, có thể gây tàn phế vĩnh viễn vùng thân dưới hoặc tàn phế toàn thân vĩnh viễn, mất khả năng lao động và hoàn toàn phải phụ thuộc vào người khác. 

Ngoài ra, bệnh gai cột sống có thể đem đến những biến chứng nguy hiểm khác. Ví dụ như:

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa gây mất kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Tác động và gây ra rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng gián tiếp đến huyết áp.
  • Gây thoát vị đĩa đệm do các rễ thần kinh bị chèn ép quá sâu và lâu. Nguy hiểm hơn có thể bị teo cơ, bại liệt.
  • Rối loạn tiền đình do lượng máu, oxy không thể cung cấp đủ cho não bộ.

Phương pháp điều trị gai cột sống thế nào? 

Nguyên tắc lựa chọn phương pháp điều trị gai cột sống sẽ căn cứ vào tình trạng đau và mức độ bệnh. Cụ thể cần trả lời được 2 câu hỏi sau: 

  • Cơn đau âm ỉ, dai dẳng hay dữ dội? 
  • Đã có chèn ép rễ thần kinh hay tủy sống chưa? 

Từ đó sẽ đưa ra giải pháp chữa gai cột sống phù hợp, hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp điều trị gai cột sống đang được áp dụng dựa vào mức độ bệnh mà bạn có thể tham khảo. 

Chữa gai cột sống mức độ nhẹ

Ở mức độ nhẹ, người bệnh không hoặc ít xuất hiện cơn đau, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều trị bằng các bài tập, vật lý trị liệu phục hồi chức năng kèm với lối sống, ăn uống để tình trạng bệnh cải thiện hơn. 

Các biện pháp thường được sử dụng trong vật lý trị liệu gai cột sống đó là: Sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện, laser, các bài tập kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh gân cơ,... Tác dụng của các phương pháp vật lý trị liệu gai cột sống ngoài việc giảm đau sẽ còn giúp tăng không gian giữa 2 đốt sống, giảm sự chèn ép lên rễ thần kinh. 

Ưu điểm của cách chữa gai cột sống này là có thể giảm đau hiệu quả với trường hợp nhẹ. Các bài thuốc nam chữa gai cột sống chi phí rẻ. Nhược điểm là chỉ có tác dụng chậm, thời gian ngắn. Với các bài thuốc nam chữa gai cột sống khó bảo quản, không tiện dụng. Thường không đem lại hiệu quả cao với trường hợp nặng. Áp dụng vật lý trị liệu để điều trị bệnh thì cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, chi phí ở mức độ trung bình. 

nguoi-bi-gai-cot-song-o-muc-do-nhe-nen-ap-dung-bien-phap-vat-ly-tri-lieu.webp

Người bị gai cột sống ở mức độ nhẹ nên áp dụng biện pháp vật lý trị liệu 

Chữa gai cột sống mức độ trung bình, nặng 

Với trường hợp gai cột sống đã bắt đầu gây đau đớn cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc giảm đau. Giai đoạn này người bệnh vẫn cần kết hợp song song với các phương pháp ở giai đoạn gai cột sống nhẹ. Một số loại thuốc được sử dụng trong giai đoạn này ví dụ như:

  • Thuốc giảm đau đơn thuần và kết hợp: Paracetamol, Tramadol,... 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Piroxicam, ibuprofen,... 
  • Thuốc giãn cơ: Thuốc chứa hoạt chất tolperison, eperisone,... 
  • Thuốc làm chậm quá trình thoái hóa: Glucosamine, chondroitin,... 

Ưu điểm của các thuốc trị gai cột sống là tác dụng nhanh, chi phí không cao, dễ mua, thuận tiện khi sử dụng, bảo quản. Nhược điểm thuốc chữa gai cột sống tây y có nhiều tác dụng phụ, có thể gây loét dạ dày, suy gan, suy thận. 

Phẫu thuật chữa gai cột sống 

Phẫu thuật được áp dụng khi các phương pháp ở trên không thể đáp ứng điều trị gai cột sống cho người bệnh. Lúc này, người bệnh có khả năng đã gặp phải biến chứng nguy hiểm của gai cột sống như: Teo cơ, yếu chi, liệt, mất kiểm soát đại tiểu tiện,... Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, nếu không kết hợp các biện pháp phòng ngừa phù hợp, các gai cột sống vẫn có thể mọc lại và tái phát. 

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên hỗ trợ cải thiện gai cột sống

Bên cạnh các biện pháp nêu trên, hiện nay nhiều người bệnh đã lựa chọn sử dụng các thành phần từ thiên nhiên với mục đích tăng cường sức khỏe cột sống, làm chậm sự tiến triển của bệnh gai cột sống. Một số loại thảo dược được ưu tiên lựa chọn hơn cả là dầu vẹm xanh kết hợp nhũ hương, thiên niên kiện, ...

Các loại dược liệu này có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, cải thiện khả năng vận động, giúp hạn chế sự tiến triển của các gai xương, giảm đau nhức hiệu quả. Dầu vẹm xanh đã được tiến hành nghiên cứu năm 2007 tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho kết quả giảm cứng khớp, sưng khớp, đau khớp, cải thiện khả năng vận động rất tốt và tốt trên 70%. Ngoài ra, dầu vẹm xanh còn có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự chắc khỏe của xương khớp, cột sống.

dau-vem-xanh-tot-cho-nguoi-bi-gai-cot-song.webp

Vẹm xanh tốt cho người bị gai cột sống

X EM THÊM: Vị trí đau lưng thường gặp - Nguyên nhân và điều trị hiệu quả

Phòng ngừa tái phát và hạn chế biến chứng gai cột sống

Bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh gai cột sống cần thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa biến chứng và tái phát gai cột sống. Những biện pháp này có thể bao gồm chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và các bài tập tốt cho gai cột sống.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cho người gai cột sống  

Rất nhiều người chủ quan không quan tâm đến chế độ ăn uống vì nghĩ chúng không liên quan đến bệnh gai cột sống. Nhưng đó là quan điểm sai lầm. Sự thiếu hụt dinh dưỡng chính là căn nguyên của mọi tổn thương xảy ra tại cột sống. Vì vậy, trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần lưu ý:

Thực phẩm không nên ăn 

  • Người bị gai cột sống không nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo vì chúng thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống tiến triển nhanh hơn. 
  • Người bị gai cột sống nên kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đường gây tăng cân, tạo áp lực cho cột sống, khiến đĩa đệm, đốt sống dễ bị tổn thương. 
  • Thực phẩm giàu đạm hay các loại thịt đỏ: Người bị gai cột sống không nên ăn các thực phẩm này. Vì chúng sẽ làm tình trạng viêm tại các rễ thần kinh bị chèn ép tiến triển nặng hơn, gây đau nhức dữ dội hơn. 
  • Bị gai cột sống không nên uống đồ có ga, cồn, chất kích thích. Ban đầu chúng có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu nhưng càng về sau, các cơn đau sẽ ngày càng dữ dội hơn. 
  • Đồ ăn mặn cũng là thực phẩm người bị gai cột sống không nên ăn. Bởi chúng sẽ làm giảm mật độ canxi của xương, khiến bệnh gai đốt sống tiến triển nặng hơn. 

bi-gai-cot-song-khong-nen-an-thit-do.webp

Người bị gai cột sống không nên ăn thịt đỏ 

Thực phẩm nên ăn bổ sung 

  • Canxi: Đây là thực phẩm người bị gai cột sống nên ăn hàng ngày. Bởi chúng sẽ khiến xương của bạn chắc khỏe hơn. Ngăn chặn sự tổn thương tại đốt sống. 
  • Người bị gai cột sống nên ăn rau củ, trái cây nhiều vitamin C. Ngoài tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa, chúng còn giúp giảm đau, viêm rất tốt. 
  • Thực phẩm giàu vitamin D3 cũng cần thiết cho người bị gai cột sống. Chúng giúp cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi được tốt hơn. 

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt

  • Hạn chế tối đa đi lại khi đang xảy ra các cơn đau, cho người bệnh nghỉ ngơi trong tư thế nằm là tốt nhất.
  • Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày để tránh việc tích tụ các vị khuẩn trong cơ thể.
  • Thực hiện uống thuốc theo đúng chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Không hút thuốc.
  • Nên tránh các hoạt động, công việc có thể làm gia tăng chấn thương như thể thao quá sức, bưng bê, làm việc nặng.
  • Kiểm soát cân nặng tránh béo phì, tăng cân.

Hướng dẫn một số bài tập cho người bị gai cột sống 

Người bệnh cũng có thể thực hiện một số bài tập giúp giảm đau, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh gai cột sống. Ví dụ như:

Bài tập tốt cho người bị gai cột sống cổ 

  • Người bệnh đứng thẳng, hai tay thả dọc thân người. 
  • Cúi gập đầu xuống thật sâu sao cho cằm chạm ngực, giữ nguyên 4 - 5 giây. 
  • Ngẩng đầu lên rồi từ từ ngửa ra sau hết khả năng. Giữ 4-5 giây. 
  • Dần dần đưa đầu về vị trí thẳng chính giữa. 
  • Nghiêng đầu sang trái và giữ nguyên 4 - 5s. Và ngược lại.
  • Thực hiện bài tập cho người bị gai đốt sống cổ này 5 lần mỗi ngày.

Bài tập cho người bị gai cột sống thắt lưng 

  • Nằm ngửa trên sàn, hai tay thả lỏng hai bên.
  • Gập hai gối, hai chân đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không như đạp xe đạp. 
  • Thực hiện đến khi mỏi thì dừng lại. Thực hiện 10 – 15 lần.

bai-tap-danh-cho-nguoi-bi-gai-cot-song.webp

Bài tập dành cho người bị gai cột sống 

Gai cột sống là bệnh lý phổ biến, việc điều trị khỏi hoàn toàn là vô cùng khó khăn. Thậm chí phẫu thuật cắt bỏ gai xương thì sau đó chúng vẫn có thể mọc lại và với tốc độ còn nhanh hơn trước đây. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe cột sống càng sớm càng tốt. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào cần giải đáp liên quan đến bệnh gai cột sống, vui lòng liên hệ số 024. 38461530 hoặc 028. 62647169 được hỗ trợ.

Nguồn 

https://www.practicalpainmanagement.com/patient/conditions/osteoarthritis/spine/spinal-osteoarthritis-spondylosis

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925

https://www.webmd.com/osteoarthritis/spinal-osteoarthritis-degenerative-arthritis-of-the-spine

 

Bình luận