Các vị trí đau lưng thường gặp 

Theo số liệu thống kê cho thấy, 80% dân số tại Mỹ bị đau lưng ít nhất một lần vào thời điểm nào đó trong đời. Đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào từng vị trí, triệu chứng cụ thể mà chúng ta có thể dự đoán nguyên nhân, có kế hoạch xử trí thích hợp. Dưới đây là một số vị trí đau lưng thường gặp:

Đau lưng trên

Vùng lưng trên bao gồm cổ, đáy lồng ngực. Lưng trên được tạo từ 12 xương, vùng này còn có tên gọi khác là vùng cột sống ngực. Hầu hết các trường hợp đau lưng trên đều có liên quan đến vùng cột sống cổ, đặc biệt là vị trí C5, C6, C7 và một số đốt sống đầu tiên của phần cột sống ngực. 

Một nghiên cứu của Pháp về những người lao động trong nhiều ngành nghề khác nhau cho thấy khoảng 9% nam giới và 17% phụ nữ gặp phải tình trạng đau lưng trên. Đau lưng trên có thể xảy ra ở phía bên phải, bên trái hoặc cả 2 bên tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí tổn thương của cột sống. 

Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau ở các mức độ khác nhau như âm ỉ hoặc đau nhói, cơn đau cũng lan tỏa theo dây thần kinh lan sang lồng ngực, cánh tay. Ngoài ra, sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng cứng lưng, cảm thấy ngứa râm ran, tê nóng vùng lưng trên.

Đau lưng giữa

Lưng giữa là vùng bắt đầu từ dưới cổ đến hết vùng lồng ngực. Đau lưng giữa không phổ biến như đau thắt lưng hoặc đau cổ, bởi vì xương ở khu vực này của lưng không hoạt động nhiều như xương ở vùng cột sống cổ và lưng dưới. Nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người bị đau giữa lưng.

Đau lưng giữa xảy ra khi vùng cột sống ngực (T1-T12) bị tổn thương hoặc chèn ép lên các rễ thần kinh tại đây. Lúc này, người bệnh có thể cảm thấy đau, cứng cơ, cơn đau có thể âm ỉ, nhói hoặc đau rát, dữ dội, ngực tê cứng, tức ngực, tay - chân suy yếu dần. Ban đầu, cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng cột sống lưng giữa, sau đó sẽ lan tỏa sang 2 bên. 

dau-lung-giua-thuong-xay-ra-o-khu-vuc-cot-song-nguc-t1-t12_11zon.webp

Đau lưng giữa thường xảy ra ở khu vực cột sống ngực T1 - T12

Đau lưng dưới

Đau lưng dưới hay đau thắt lưng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khuyết tật ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, công việc. Đau lưng dưới thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 50. Khi tuổi càng cao thì nhân nhầy bên trong đĩa đệm càng dễ bị mất nước, giảm độ đàn hồi, dễ tổn thương. 

Đau lưng dưới có thể khiến người bệnh cảm thấy đau nặng hơn khi ngồi, đứng lâu. Khó đứng thẳng hoặc đi bộ, di chuyển từ giữa hai tư thế ngồi và đứng. Ngoài ra, người bệnh có thể cảm nhận được vùng lưng dưới xuất hiện những cơn đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói, bỏng rát. 

Cơn đau sẽ di chuyển từ thắt lưng xuống đùi, xuống chân và gây tê, ngứa. Người bệnh cũng có thể cảm nhận về sự căng tức lưng, xương chậu, hông và co thắt cơ khi bị đau vùng lưng này.

XEM THÊM: 5 nguyên nhân gây bệnh đau lưng bạn ít ngờ tới

Nguyên nhân gây đau lưng là gì?

Nguyên nhân chính gây ra đau lưng, các tổn thương hay các bệnh lý tại cột sống là do sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cột sống, đĩa đệm lâu ngày. Với bất cứ cơ quan nào cũng vậy, nếu không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, năng lượng thì sẽ đều bị suy yếu theo thời gian. Tuy nhiên, tùy vào khu vực đau, nguyên nhân gây đau lưng cũng sẽ có vài điểm khác biệt. 

Nguyên nhân phổ biến thường gặp

Đây là những nguyên nhân có thể gây ra các cơn đau lưng tạm thời và bạn có thể giảm triệu chứng đau sau vài ngày. Cụ thể như sau:

Sai tư thế hoặc ít vận động: Lối sống ít vận động, ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể gây ra những thay đổi cấu trúc ở lưng và cổ. Các cơ vùng cột sống cổ và lưng trên suy yếu và do đó không giữ cột sống ở vị trí thẳng hàng dễ dàng như trước. Đặc biệt là những người phải ngồi làm việc nhiều với máy tính, lái xe,... khiến vùng đầu cổ luôn gập về phía trước. Tư thế này khiến cho đĩa đệm phải chịu áp lực lớn và dễ bị tổn thương, thoái hóa gây đau cổ vai gáy, đau lưng bên phải phía trên hoặc trái. 

Sự thoái hóa tự nhiên: Tuổi tác càng cao nguy cơ bị đau lưng sẽ càng cao. Lúc này, các khớp xương sẽ bị thoái hóa dễ hơn và gây ra những cơn đau.

Tai nạn, chấn thương: Những va đập mạnh vào cột sống do tai nạn xe cộ, chơi thể thao, vấp ngã có thể gây đau lưng do chấn thương xương cột sống, đĩa đệm, cơ, dây chằng, dây thần kinh và hoặc các mô mềm khác. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà có thể gây đau lưng bên phải phía trên hoặc trái. 

Vác vật nặng không đúng cách: Vác một vật nặng mà không giữ cho cột sống thẳng hàng có thể gây căng thẳng quá mức cho lưng. Đặc biệt, nâng hoặc giữ một vật nặng quá đầu, đặc biệt là nghiêng nhiều về bên phải thay vì đặt trọng tâm, có thể khiến vai và lưng trên dễ bị chấn thương gây đau lưng.

Tai nạn, chấn thương: Những va đập mạnh vào cột sống do tai nạn xe cộ, chơi thể thao, vấp ngã có thể gây đau lưng do chấn thương xương cột sống, đĩa đệm, cơ, dây chằng, dây thần kinh và hoặc các mô mềm khác.

Sự căng thẳng quá độ: Stress lâu ngày có thể khiến cho vùng lưng của bạn xuất hiện các các cơn đau, mỏi.

dau-lung-co-the-xuat-phat-tu-tai-nan-chan-thuong-hoac-cang-thang-qua-do_11zon.webp

Đau lưng có thể xuất phát từ tai nạn, chấn thương hoặc căng thẳng quá độ

Nguyên nhân gây đau lưng kéo dài bất thường

Nếu bạn bị đau lưng kéo dài không rõ nguyên nhân, đó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến xương khớp. Những bệnh lý này có thể bao gồm:

Thoái hóa cột sống: Ngoài những cơn đau lưng, người bệnh có thể cảm thấy cứng lưng vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nếu không được chữa trị, thoái hóa cột sống khi trở nặng sẽ gây đau liên tục cho người bệnh, chuyển biến thành đau rễ thần kinh (lúc này cơn đau lan ra vai, tay, thắt lưng, mông, chân) và biến dạng cột sống (gù, vẹo cột sống).

Thoát vị đĩa đệm: Bệnh lý này gây ra các cơn đau buốt ở vùng lưng thắt lưng, cổ. Ngoài ra, sẽ kèm theo các cơn đau nhức ở tay, chân, vai gáy và tê bì tay chân. Khi chuyển biến nặng, thoát vị đĩa đệm có thể khiến người bệnh bị liệt nửa người hoặc cả người.

Gai cột sống: Gai cột sống gây đau lưng trên và lưng giữa. Sau đó sẽ kèm thêm những cơn đau lan xuống chân, cơ bắp tay yếu dần đi, cơ thể bị mất cân bằng kèm khó kiểm soát việc đi vệ sinh. 

Viêm xương khớp cột sống: Khi các khớp cột sống cổ hoặc đoạn đầu của cột sống ngực bị viêm cũng sẽ gây ra hiện tượng đau lưng. Nếu tình trạng viêm khớp cột sống gây ảnh hưởng đến rễ thần kinh chi phối các hoạt động của nửa bên phải cơ thể. 

Cong vẹo cột sống: Cong vẹo cột sống không được điều trị có thể gây mất cân đối cơ thể. Nặng hơn có thể khiến các cơ quan như tim, phổi,.. bị chèn ép nghiêm trọng. 

Rễ dây thần kinh bị chèn ép: Nếu không điều trị kịp thời, chèn ép rễ dây thần kinh có thể khiến người bệnh bị mất khả năng cảm nhận, phản xạ và khả năng vận động cũng bị giảm sút.

 Các phương pháp điều trị đau lưng hiện nay 

Nguyên tắc để điều trị đau lưng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Vì triệu chứng đau khá phổ biến, nên đa số người bệnh sẽ cố gắng điều trị tại nhà bằng các phương pháp đơn giản.. 

Nếu các biện pháp điều trị này không giúp cải thiện được triệu chứng đau lưng, lúc đó người bệnh mới bắt đầu đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách chữa đau lưng tạm thời tại nhà

Đối với các chứng đau lưng xuất phát từ nguyên nhân thông thường (tác động vật lý, mang vác đồ nặng,...), người bệnh có thể áp dụng các cách để làm giảm đau lưng tại nhà. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Nghỉ ngơi

Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Sau mỗi buổi làm việc, hãy dành khoảng 30-60 phút tập một vài động tác đơn giản hoặc nằm nghỉ để cột sống có thời gian thư giãn, giảm áp lực lên đĩa đệm. Từ đó giúp cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả hơn. 

nghi-ngoi-hop-ly-se-giup-giam-cac-trieu-chung-dau-lung-kho-chiu_11zon.webp

Nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp giảm các triệu chứng đau lưng khó chịu

Xoa bóp 

Bạn có thể đến các cơ sở y tế hoặc nhờ người thân thực hiện xoa bóp chữa đau lưng, giúp phần cơ, cột sống được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu. Cách thực hiện như sau: 

  • Người bệnh nằm sấp. 
  • Người thực hiện đặt 2 bàn tay chồng lên nhau, ấn nhẹ xuống vùng lưng bị đau, đồng thời duỗi thẳng các ngón tay. 
  • Xoa bóp theo các vòng tròn nhỏ từ lưng dưới, lên giữa rồi phần lưng trên, rồi di chuyển xuống dưới. 
  • Lặp lại 2 - 3 vòng như vậy.
  • Sau đó mở bàn tay, vuốt lưng từ trên xuống dưới và ngược lại. 
  • Tiếp đó nắm các ngón tay lại, chú ý không nắm quá chặt. 
  • Ấn, di chuyển 2 nắm tay nhẹ nhàng từ vùng lưng dưới lên vùng lưng trên. 
  • Di chuyển 2 nắm tay lên phần vai, rồi đi xuống lưng dưới. 
  • Liên tục thực hiện các động tác này 2 - 3 lần. 

Chườm nóng, lạnh 

Dùng trong các trường hợp muốn giảm đau lưng nhanh chóng tại nhà. 

  • Chườm lạnh: Lấy một vài cục đá lạnh rồi bọc vào khăn mỏng sau đó chườm lên vùng lưng đang bị đau. Duy trì khoảng 15-20 phút, lưu ý chườm nếu thấy lạnh quá thì nhấc lên một lúc sau đó tiếp tục chườm để tránh bỏng lạnh. 
  • Chườm nóng: Phương pháp này giúp cho các vùng cơ ở lưng được thư giãn đồng thời giúp tăng lưu lượng máu đến vùng cột sống bị tổn thương tốt hơn. Bạn có thể sử dụng một chai nước ấm bọc vào khăn và chườm vào vị trí đang bị đau lưng. 

Chế độ sinh hoạt, lao động 

  • Đứng, ngồi, bê vác đúng tư thế: Khi đứng cần phải đứng thẳng, cân xứng hai bên, không ưỡn bụng và thắt lưng. Hạn chế đi giày cao gót. Ngồi đúng tư thế, đầu gối và cẳng chân vuông góc, lưng tựa vào thành ghế. 
  • Không chơi thể thao quá sức, hạn chế tối đa các tư thế sai. 
  • Hạn chế mang vác nặng quá sức. 
  • Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày: Bơi lội, xà đơn,... 

tap-the-duc-the-thao-moi-ngay-giup-giam-dau-lung_11zon.webp

Tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp giảm đau lưng 

Phương pháp điều trị đau lưng kéo dài bất thường

Trong trường hợp bị đau lưng kéo dài, người bệnh nên trực tiếp đến các trung tâm y tế, bệnh viện để được thực hiện các chẩn đoán nguyên nhân cơn đau. Nếu cơn đau liên quan đến các bệnh lý nói trên, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị theo phác độ phù hợp với từng bệnh lý. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp điều trị cụ thể như sau.

Điều trị bằng thuốc trị đau lưng

Nếu sau khi thực hiện các biện pháp này mà tình trạng đau lưng không thuyên giảm, có thể lựa chọn sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn sau: 

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, naproxen, ibuprofen,... 
  • Thuốc giảm đau, chống viêm: Meloxicam, celecoxib,... 
  • Thuốc giãn cơ: Mephenesin, eperisone,... 
  • Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin, chondroitin,... 
  • Sản phẩm thảo dược chứa dầu vẹm xanh giúp tăng cường sức khỏe cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống. 

Điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa

Ngoài sử dụng thuốc giảm đau, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị kết hợp với các phương pháp khác như điện xung, châm cứu, đeo đai cột sống hàng ngày. Trường hợp bệnh lý gây ra chứng đau lưng không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Hỗ trợ điều trị đau lưng bằng sản phẩm thiên nhiên 

Hiện nay, xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên giúp cải thiện các cơn đau nhói, buốt lưng, tê bì tay chân kéo dài đang được nhiều người tin tưởng sử dụng. Tại Việt Nam, nhiều người tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm chứa dầu vẹm xanh, thiên niên kiện, nhũ hương để cải thiện, phòng ngừa đau lưng kéo dài hiệu quả. Nghiên cứu được đăng tải trên Pubmed cho thấy dầu vẹm xanh cho tác dụng tốt trong việc cải thiện các triệu chứng sưng đau do viêm khớp và an toàn, lành tính với người sử dụng.

Các dược liệu này khi kết hợp với các vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, magie, glycine, vitamin B1, B2, K2, MSM sẽ tạo thành sản phẩm hỗ trợ điều trị đau lưng hiệu quả nhờ tác dụng giảm đau, kháng viêm, làm chậm quá trình diễn tiến của các bệnh lý tại cột sống an toàn, hiệu quả. 

XEM THÊM: Nhờ sản phẩm thảo dược có chứa dầu vẹm xanh mà tôi lạc quan hơn!

Tạm kết

Đau lưng là triệu chứng khá phổ biến, cảnh báo nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe cột sống từ đơn giản đến nghiêm trọng. Bởi vậy, khi có biểu hiện đau lưng, người bệnh cần theo dõi về mức độ, vị trí, tần suất các cơn đau tái phát và từ đó có hướng xử trí thích hợp, tránh để lâu, bệnh tiến triển nặng thì việc điều trị sẽ vô cùng phức tạp và tốn kém.  

Nếu còn có bất kỳ thắc mắc, vấn đề nào cần giải đáp liên quan đến tình trạng đau lưng, vui lòng liên hệ số 024. 38461530 hoặc 028. 62647169 được hỗ trợ.

Nguồn 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/323839

https://www.medicalnewstoday.com/articles/172943

https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/lower-back-pain-symptoms-diagnosis-and-treatment

 

Dược sĩ Bình Nguyên

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-cot-thoai-vuong

Bình luận