Thuốc bôi Tacrolimus là gì? Công dụng?

Tacrolimus là thuốc bôi ngoài ra được sử dụng trong điều trị ngắn hạn cho một số tình trạng viêm da ở người lớn và trẻ em từ 2 tuổi. Tacrolimus thuộc nhóm chất ức chế Calcineurin tại chỗ (TCIs). Thuốc được phê duyệt sử dụng cho các tình trạng viêm da dị ứng vào tháng 12/2000.

Hoạt chất này sẽ hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của da khi gặp các tình trạng viêm. Với cơ chế đó, thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng ngứa, kích ứng, đỏ của da. Hiện nay, Tacrolimus được sử dụng cho những tình trạng viêm da dị ứng (chàm) ở mức độ trung bình đến nặng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Bạn có thể tìm thấy thành phần Tacrolimus 0.1% ở các biệt dược khác nhau như Ointment, Sovalimus, Rocimus, Tacropic. Ngoài nồng độ 0.1%, hoạt chất này còn được sản xuất với hàm lượng 0.03% và 0.01%. Giá tham khảo khoảng 250.000 đồng cho nồng độ 0.03% và 350.000 đồng cho nồng độ 0.1%. Giá bán thực tế sẽ tùy thuộc vào biệt dược, nhà thuốc và thời điểm mua.

Thuoc-boi-Tacrolimus-duoc-su-dung-cho-nguoi-bi-viem-da-tu-vua-den-nang.webp

Thuốc bôi Tacrolimus được sử dụng cho người bị viêm da từ vừa đến nặng 

Hướng dẫn sử dụng kem bôi Tacrolimus

Bạn cần sử dụng thuốc chính xác theo hướng dẫn từ bác sĩ. Trong quá trình điều trị viêm da dị ứng với Tacrolimus, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xem xét tình trạng da 12 tháng/lần để xem xét về việc tăng nồng độ dùng hoặc dừng thuốc.

Cách sử dụng thuốc

Bôi thuốc lên các vùng da bị ảnh hưởng thành một lớp mỏng. Có thể sử dụng thuốc trên hầu hết các bộ phận như vùng da cơ thể, da cổ, da mặt hoặc ở các vùng có nếp gấp da như đầu gối, khuỷu tay.

Không dùng thuốc ở các khu vực có da nhạy cảm như miệng, mũi, quanh mắt. Nếu trong trường hợp chẳng may thuốc dính vào các vùng da này, hãy lau sạch/rửa sạch bằng nước nhẹ nhàng.

Tuyệt đối không băng kín vùng da bằng các loại băng, gạc y tế. Trước khi dùng hãy chắc chắn rằng vùng da được bôi thuốc khô ráo. Sau khi đã bôi thuốc cần rửa sạch tay.

Nồng độ Tacrolimus phù hợp

Tùy thuộc tình trạng bệnh của mỗi người, độ tuổi mà lựa chọn kem bôi Tacrolimus có nồng độ khác nhau. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, các nồng độ của thuốc được sử dụng phù hợp như sau:

  • Người lớn từ 16 tuổi: Sử dụng nồng độ từ 0.03% - 0.1%. Đối với nồng độ 0.1% sử dụng 2 lần/ngày chia sáng tối. Sử dụng đến khi vùng da bị chàm biến mất hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi biểu hiện trên da đã thuyên giảm, bạn có thể giảm số lần bôi thuốc hoặc sử dụng hàm lượng Tacrolimus 0,03%. Việc tăng giảm nồng độ sẽ được bác sĩ hướng dẫn cụ thể tùy thuộc vào tình trạng da.
  • Đối với trẻ từ 2 – 16 tuổi: Sử dụng nồng độ 0.01% - 0.03%, ngày 2 lần, chia sáng tối đến khi triệu chứng thuyên giảm.

Với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng Tacrolimus 0.1% 2 lần/tuần. Sử dụng vào các ngày giống nhau trong tuần, ví dụ như cố định vào thứ 2 và thứ 5 mỗi tuần.

Nen-su-dung-Tacrolimus-bat-dau-tu-nong-do-thap-nhat.webp

Nên sử dụng Tacrolimus bắt đầu từ nồng độ thấp nhất

>>> XEM THÊMTất tần tật về viêm da cơ địa - Thông tin hữu ích bạn cần biết

Xử lý khi quên hoặc nuốt phải thuốc

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể quên sử dụng thuốc hoặc vô tình nuốt phải Tacrolimus. Bạn cần gọi ngay cho bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn xử lý. Đặc biệt khi có xuất hiện bất kỳ phản ứng kỳ lạ nào.

Các vấn đề cần lưu ý khi dùng Tacrolimus

Ngoài việc sử dụng Tacrolimus đúng cách và nồng độ phù hợp, bạn cần lưu ý thêm những vấn đề khác như: Đối tượng không nên dùng thuốc, tác dụng phụ.

Trường hợp không nên sử dụng Tacrolimus

Bạn không được sử dụng Tacrolimus nếu bạn có tiền sử bị dị ứng, mẫn cảm kháng sinh Macrolid hoặc với bất kỳ thành phần nào trong biệt dược.

Một số trường hợp cần thận trọng và đề phòng nếu cần sử dụng Tacrolimus. Báo cho bác sĩ nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng sau:

  • Suy gan, suy thận hoặc đang có nguy cơ gặp một số vấn đề về thận.
  • Có khối u ác tính trên da hoặc hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.
  • Mắc các bệnh rối loạn da di truyền (Hội chứng Netherton), bệnh đốm da dạng phiến, bệnh nấm bì da.
  • Viêm da Erythroderma tổng quát (dạng viêm đỏ da lan rộng hoặc toàn bộ da).
  • Nhiễm trùng da ở một số khu vực bị ảnh hưởng.
  • Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Nồng độ Tacrolimus 0.1% không được sử dụng cho trẻ em dưới 16 tuổi.
  • Tacrolimus không được dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Nguoi-bi-viem-da-Erythroderma-nen-than-trong-khi-dung-Tacrolimus.webp

Người bị viêm da Erythroderma nên thận trọng khi dùng Tacrolimus

>>> XEM THÊM: Tìm hiểu bệnh da vảy cá và cách điều trị, cải thiện an toàn

Tác dụng phụ có thể gặp khi bôi Tacrolimus

Sử dụng Tacrolimus có thể gây ra một số tác dụng phụ như những loại thuốc bôi tại chỗ khác. Tuy không phải ai cũng bắt gặp chúng, nhưng bạn nên lưu ý thận trọng nếu bắt gặp bất kỳ phản ứng nào dưới đây:

Tác dụng phụ nghiêm trọng

Báo ngay cho bác sĩ và ngưng dùng thuốc tạm thời nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây. Bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, phát ban, sưng mặt, lưỡi, môi, cổ họng.
  • Tình trạng da bị xấu đi: Phát ban, mụn cóc, tổn thương da trầm trọng, chảy nước, phồng rộp.
  • Nếu các vùng da sử dụng có nốt ruồi, người mắc sẽ thấy các nốt ruồi có thể bị thay đổi về màu sắc, kích thước. Các trường hợp ung thư biểu mô tế bào da, u hạch bạch huyết, ung thư da đã được ghi nhận ở những người đã sử dụng thuốc mỡ Tacrolimus.
  • Phản ứng tại chỗ: Đau dữ dội, ngứa, châm chích, nóng rát.
  • Nhiễm trùng da do virus quanh miệng: Mụn rộp, vết loét, mụn nước trên da. Da bị đóng vảy, ngứa hoặc thậm chí ngứa ran quanh miệng.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng

Đây là những tác dụng phụ thường gặp và sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những phản ứng này kéo dài và khiến bạn khó chịu, hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Bao gồm:

  • Bỏng da, châm chích, ngứa nhẹ trên da.
  • Da bị nhạy cảm hơn với nhiệt độ.
  • Xuất hiện mụn trứng cá, mẩn đỏ, đóng vảy quanh nang lông.
  • Nhức đầu, đau cơ, đau bụng.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi, ớn lạnh, sốt.
  • Ho, đau họng, sưng hạch hoặc đau nhức.

Tacrolimus-co-the-gay-ra-cam-giac-cham-chich-ngua-nhe-khi-su-dung.webp

Tacrolimus có thể gây ra cảm giác châm chích, ngứa nhẹ khi sử dụng

Lưu ý từ dược sĩ khi dùng Tacrolimus

Tacrolimus có thể phản ứng với một số loại thuốc và gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người dùng. Vì vậy, bạn nên báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi, thuốc uống, vitamin hoặc thảo dược nào.

Sử dụng Tacrolimus có thể khiến cho da bạn trở nên nhạy cảm hơn, do đó bạn nên bắt đầu sử dụng Tacrolimus ở nồng độ thấp nhất có thể. Ngoài ra, không được để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc ánh nắng nhân tạo quá lâu. Nên sử dụng kem chống nắng, quần áo rộng rãi và có thể bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời.

Bạn cũng nên tránh để da tiếp xúc gần lửa bởi có khả năng sẽ bị bỏng nặng hơn. Lưu ý không hút thuốc, uống rượu khi sử dụng Tacrolimus. Điều này có thể khiến cho da của bạn bị đỏ hoặc cảm thấy nóng bừng.

Bạn nên vệ sinh sạch giường, ga đệm, giặt sạch quần áo thường xuyên để giảm tình trạng bị tích tụ Tacrolimus trên da. Không tắm, bơi ngay sau khi dùng vì thuốc sẽ bị rửa trôi bởi nước.

Nên bảo quản thuốc Tacrolimus đúng theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. Đặc biệt lưu ý không để thuốc trong xe hơi hoặc môi trường quá nóng, quá lạnh.

Ngoài ra, để tình trạng đóng vảy, viêm da cơ địa được cải thiện tốt hơn, bạn cũng có thể sử dụng phối hợp Tacrolimus cùng với một số sản phẩm có thành phần thảo dược khác. Tiêu biểu là phá cố chỉ, lá sòi, ba chạc, chitosan. Những thảo dược này giúp ngăn ngừa sự phát triển của lớp sừng bên ngoài da, chống viêm, giảm tế bào chết trên da và tăng cường khả năng tái tạo da tốt. Đặc biệt, bạn nên sử dụng kem bôi chứa thành phần chitosan vì đã được nghiên cứu tại trường Đại học Y Harvard với tác dụng kháng khuẩn, giúp hồi phục nhanh làn da tổn thương.

Chitosan-giup-tang-kha-nang-tai-tao-da-o-mot-so-tinh-trang-viem-da.webp

Chitosan giúp tăng khả năng tái tạo da ở một số tình trạng viêm da

Tacrolimus được sử dụng cho các tình trạng viêm da dị ứng nghiêm trọng khi những biện pháp điều trị khác không đáp ứng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng Tacrolimus có nồng độ phù hợp với tình trạng bệnh và sử dụng kiên trì, đều đặn.

Hy vọng với những thông tin tham khảo ở trên, bạn sẽ sử dụng thuốc mỡ Tacrolimus an toàn hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận hoặc số điện thoại để được giải đáp chính xác nhất.

Tài liệu tham khảo:

https://www.drugs.com/mtm/tacrolimus-topical.html

https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a602020.html

https://www.webmd.com/drugs/2/drug-20330/tacrolimus-topical/details

https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/tacrolimus-topical-route/before-using/drg-20068159

Dược sĩ Thanh Hà

BOX SẢN PHẨM EPL.jpg

Bình luận