Đau sau gáy: Những điều bạn cần biết và cách giảm đau hiệu quả
Đau sau gáy là căn bệnh phổ biến thường gặp ở độ tuổi trung niên. Cơn đau sau gáy có thể chỉ kéo dài vài tuần và hết ngay sau đó, nhưng cũng có thể tiến triển thành đau mạn tính, kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh, hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tại sao bạn bị đau sau gáy?
Vùng cổ sau gáy bao gồm nhiều bộ phận như các dây thần kinh, xương, khớp, dây chằng, cơ… Ngăn cách giữa các xương là các đĩa đệm cho phép cổ hoạt động tự do trong quá trình vận động. Bất kỳ tổn thương nào gây ảnh hưởng đến các bộ phận trên đều có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau sau gáy.
Nguyên nhân trực tiếp
Những nguyên nhân trực tiếp tác động lên vùng cơ cổ sau gây ra cơn đau sau gáy bao gồm:
- Đau do căng cơ: Việc vận động, sinh hoạt sai tư thế, làm việc nặng rất dễ dẫn đến căng cơ và gây ra cơn đau sau gáy. Các thói quen sinh hoạt không tốt như ngồi làm việc quá lâu, tư thế ngủ, gập cổ, xoay người không đúng cách hay vận động thể thao quá sức cũng có thể gây đau sau gáy.
- Đau do chấn thương: Khi bị trấn thương ở cổ như tai nạn, té ngã là nguyên nhân gây ra các cơn đau sau gáy với cường độ mạnh. Với trường hợp này bạn cần thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến dẫn đến cơn đau sau gáy
Nguyên nhân gián tiếp
Những nguyên nhân gián tiếp gây ra cơn đau sau gáy, bao gồm:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Các đĩa đệm cổ có thể bị thoái hóa theo thời gian, dễ nứt rách hay tại rìa đốt sống xuất hiện các gai xương chèn vào rễ dây thần kinh dẫn đến các cơn đau sau gáy.
- Đau cơ xơ hóa: Là hội chứng được biết đến với các cơn đau cơ mạn tính, thường xảy ra ở vùng cổ và vai.
- Viêm khớp thấp: Thường xảy ra với những người trên 50 tuổi, gây ra cơn đau, sưng khớp đặc biệt ở vùng cổ vai gáy.
- Căng thẳng tâm lý, stress quá mức: Đây cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cơn đau sau gáy.
- Các tình trạng sức khỏe khác: Viêm màng não, đau tim, u nang gai xương cũng có thể là những nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm có thể gây ra cơn đau sau gáy.
Thoái hóa đốt sống cổ là nguyên nhân gây ra cơn đau sau gáy
Triệu chứng đau sau gáy
Biểu hiện đau sau gáy thường được đặc trưng bởi tình trạng cứng cổ, tê bì vùng cổ gáy. Cụ thể:
- Cứng ở cổ: Thường có cảm giác cổ bị cứng hoặc bị mắc kẹt, hạn chế phạm vi chuyển động.
- Đau nhói, đau khi cử động: Cơn đau nhói khu trú ở một vùng và thường trầm trọng hơn khi cố gắng cử động, vặn cổ.
- Tê buốt và ngứa ran: Nếu cơn đau sau gáy liên quan đến sự chèn ép của dây thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa ran, rát hoặc tê buốt.
- Đau nhức đầu: Đôi khi có cảm giác khó chịu ở cổ, sau gáy ảnh hưởng đến các cơ và dây thần kinh gây đau sau gáy, đau đầu.
>>> Xem thêm: Đau đầu vận mạch là gì? Làm sao để cải thiện bệnh hiệu quả?
Các triệu chứng đau sau gáy có thể xảy ra liên tục, nhẹ nhàng hoặc đột ngột, dữ dội. Bạn cần thường xuyên quan sát cơ thể mình, cảm nhận vị trí, tần suất đau để thông báo chính xác với bác sĩ về tình trạng bệnh.
Chứng đau sau gáy có nguy hiểm không?
Đau sau gáy tuy không trực tiếp đe dọa tới tính mạng, nhưng nó có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm:
- Hội chứng chèn ép tủy: Gây tê, yếu tay, tăng tần số những cơn chuột rút bàn tay, gặp vấn để trong việc phối hợp hai tay, yếu chân.
- Xuất huyết màng não: Cơn đau gáy kéo dài liên tục 2-3 tuần và không thuyên giảm, suy giảm ý thức, buồn nôn, mờ mắt,...
- Viêm màng não mủ: Cơn đau sau gáy có thể lan tỏa ra các vị trí khác như phần đầu và vai. Người bệnh cảm thấy đau ê ẩm, buồn nôn, sốt, co giật,...
- Ung thư xương vai và cổ: Các chất trung gian hóa học là một tác nhân làm tăng sản các khối u. Khối u phát triển, chèn ép vào các dây thần kinh, xâm lấn vị trí các mô và gây áp lực lên sụn khớp, lâu ngày dẫn tới thoái hóa khớp. Khối u dễ bị kích hoạt thành u ác tính, rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
Bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh kịp thời cũng như có biện pháp điều trị đúng đắn để tránh trường hợp xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Các phương pháp giảm đau sau gáy hiện nay
Trong bài này chúng tôi xin đề cập đến một vài biện pháp giảm đau sau gáy phổ biến sau:
Sử dụng thuốc theo chỉ định
Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) thường được sử dụng như liệu pháp đầu tay để giảm cơn đau sau gáy. Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể kết hợp thuốc giãn cơ hoặc opioid trong thời gian ngắn. Việc của bạn là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các thuốc này.
Giảm cơn đau tại nhà với các biện pháp hỗ trợ
Trong trường hợp, cơn đau sau gáy của bạn ở cường độ nhẹ hãy làm theo một số hướng dẫn sau để giúp giảm cơn đau ngay tại nhà:
- Chườm đá trong vài ngày đầu.
- Tập thể dục cho cổ mỗi ngày: Từ từ kéo căng cột sống cổ bằng cách chuyển động từ bên này sang bên kia và lên xuống nhẹ nhàng.
- Thực hành bài tập yoga, massage cho cổ, vai gáy.
- Bỏ thói quen nghe điện thoại trong tư thế kẹp giữa cổ và vai.
- Sử dụng nẹp cổ: Nẹp cổ có vai trò cố định khớp, làm giảm tổn thương sâu hơn tại khớp giúp giảm đau.
Chườm lạnh, chườm nóng giúp giảm cơn đau sau gáy
Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có thể là các bài tập kéo căng cơ cổ, châm cứu, massage, kích thích thần kinh điện giúp giảm đau sau gáy, cải thiện vận động cho vùng cổ. Tuy nhiên phương pháp này cần áp dụng trong một khoảng thời gian dài và phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực, cố gắng của người bệnh.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp giảm cơn đau sau gáy hiệu quả
Sử dụng sản phẩm giảm đau từ thảo dược
Việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để hỗ trợ giảm các cơn đau sau gáy đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người bệnh. Ngày nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ giảm đau sau gáy hiệu quả, an toàn. Trong số đó phải kể đến sản phẩm có kết hợp hài hòa của các thành phần thảo dược có công dụng giảm đau tốt như chiết xuất bộ 3 (cao sơn đậu căn, MSM, kẽm salicylate), chiết xuất vỏ cây liễu, tam lăng, huyền hồ sách,… giúp cải thiện rõ rệt tình trạng đau sau gáy an toàn, ổn định hiệu quả lâu dài.
Sử dụng thảo dược giúp giảm đau an toàn, ổn định hiệu quả lâu dài
Đau sau gáy không đơn thuần là một căn bệnh đơn giản do tuổi tác mà rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của những căn bệnh nguy hiểm. Qua bài này hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về căn bệnh đau sau gáy và những biện pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/neck-pain#treatment
- https://www.aans.org/en/Patients/Neurosurgical-Conditions-and-Treatments/Neck-Pain
- https://www.spine-health.com/conditions/lower-back-pain/common-causes-back-pain-and-neck-pain
Bình luận