Đau khớp bàn chân là một tình trạng thường gặp trong các bệnh lý xương khớp, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Triệu chứng này khiến người bệnh đi lại khó khăn, vận động kém linh hoạt, từ đó gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày. Bài viết này sẽ cung cấp tất cả những điều bạn cần biết về tình trạng đau khớp bàn chân, ví dụ như triệu chứng này cảnh báo bệnh lý gì, có nguy hiểm không và cách điều trị….

Đau khớp bàn chân có thể cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Đau khớp bàn chân là gì?

Đau khớp bàn chân là triệu chứng đau xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận cấu thành khớp bàn chân (khớp cổ chân, khớp dưới sên, khớp cổ - bàn ngón chân). Đau có thể kèm theo tình trạng nhức, sưng, nóng khớp bàn chân và lan sang các mô xung quanh (mu bàn chân, gan bàn chân) khớp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh thường cảm nhận rõ rệt triệu chứng đau khớp bàn chân sau khi ngủ dậy vào buổi sáng. Bởi sau giấc ngủ buổi tối từ 5-7 tiếng thì bàn chân đã bất động trong thời gian khá dài nên các cơn đau có thể xuất hiện kèm theo cứng khớp trong vòng 1 tiếng.

Đau khớp bàn chân có thể gặp trong bệnh lý nào?

Đau khớp bàn chân có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp… hoặc là bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh tự miễn. Cụ thể:

  • Thoái hóa khớp: Đây là bệnh lý mạn tính gây ra tình trạng nứt vỡ và bào mòn sụn khớp cũng như rối loạn khớp, khiến người bệnh hay thấy đau nhức khi bắt đầu vận động, theo thời gian sẽ tiến triển thành cứng khớp và sưng khớp.
  • Viêm khớp: Có thể là viêm khớp do chấn thương (tai nạn, chơi thể thao, bong gân, gãy xương, trật khớp), viêm khớp vảy nến (bệnh lý tự miễn) hay viêm khớp dạng thấp (bệnh lý tự miễn) gây tổn thương khớp và những bộ phận xung quanh khớp (đau nhức điểm gân và dây chằng, đau gan bàn chân và mặt sau gót chân). Tình trạng này khiến khớp bàn chân bị giảm hoặc mất chức năng tạm thời, lâu dài sẽ là biến dạng khớp.
  • Bệnh gút: Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa gây ra các cơn đau âm ỉ ở khớp ngón chân cái hay mắt cá chân, sưng tấy khớp.

Để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân và mức độ đau khớp bàn chân, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh đi lại, hoặc thực hiện một số hoạt động co duỗi, gập bàn chân để đánh giá tình trạng cứng khớp cũng như chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng như: Chụp X-quang (quan sát sụn khớp), chụp cộng hưởng từ MRI (quan sát khớp bàn chân, dây chằng, sụn, gân, mô mềm), xét nghiệm máu (nếu nghi ngờ có liên quan đến bệnh lý tự miễn)...

Đau khớp bàn chân khiến người bệnh đi lại khó khăn

Yếu tố nguy cơ gây đau khớp bàn chân

Những yếu tố sau đây có thể gây ra tình trạng đau khớp bàn chân, bao gồm:

  • Thường xuyên vận động mạnh: Có thể ở vận động viên hoặc người lao động ở cường độ cao trong thời gian dài khiến khớp bàn chân dễ bị đau. Đồng thời, những chấn thương đột ngột xảy ra trong khi tập thể thao hay lao động cũng dễ khiến người bệnh bị đau khớp bàn chân.
  • Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng lớn thì lực dồn xuống bàn chân càng nhiều, dễ gây đau khớp bàn chân. Ngoài ra, những người thừa cân còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa (gout), bệnh lý tự miễn cũng dễ khiến khớp bàn chân bị đau.
  • Người ít vận động, chế độ ăn thiếu hụt canxi…

Đau khớp bàn chân có nguy hiểm không?

Bàn chân là nơi chống đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, giúp thực hiện các vận động đi lại, chạy nhảy… Vì thế, chắc chắn tình trạng đau khớp bàn chân sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có thể đau khớp bàn chân không ảnh hưởng trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng nhưng triệu chứng này khiến người bệnh cũng dễ gặp phải tình trạng té ngã, mất thăng bằng khi di chuyển, có thể gây chấn thương sọ não, chảy máu não, tàn phế…

Đồng thời, vì đau khớp bàn chân là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nên nếu không điều trị sớm và đúng cách, người bệnh có thể đối diện với rủi ro nghiêm trọng như khó di chuyển bàn chân qua động tác gập duỗi bàn chân, bàn chân phát ra tiếng khi cử động, cứng khớp, yếu khớp, nhiễm trùng khớp, suy thoái gân, suy thoái dây chằng…

Đau khớp bàn chân không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng về lâu dài có thể gặp nhiều rủi ro

Xử lý đau khớp bàn chân như thế nào?

Mục tiêu điều trị đau khớp bàn chân là tác động đến căn nguyên gây triệu chứng và phục hồi chức năng khớp. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh đau khớp bàn chân một số loại thuốc giảm đau và một số giải pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà mà người bệnh có thể áp dụng như xoa bóp, cử động nhẹ nhàng, chậm rãi để phục hồi dần dần hoạt động của khớp. 

Hiện nay nhiều người bệnh có xu hướng lựa chọn những giải pháp kết hợp Đông y và Tây y để cải thiện tình trạng đau khớp bàn chân, hiệu quả nhất phải kể đến giải pháp kết hợp vỏ cây Liễu với Oncolysin (Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethane, Kẽm salicylate). Điểm nổi trội của giải pháp này là tác động kép, vừa giải quyết cơn đau khớp bàn chân, vừa phòng tránh tái phát. Hoạt chất salicin trong vỏ cây Liễu khi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa thành acid salicylic - tiền chất của aspirin có hiệu quả chống viêm giảm đau nhưng an toàn hơn nhiều, không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, Oncolysin có công dụng giảm đau hiệu quả nhờ vào cơ chế chống viêm, chống oxy hóa mạnh và ức chế thụ thể gây ra cơn đau, từ đó giúp người bệnh cải thiện cơn đau mãn tính và đau kéo dài.

Vỏ cây Liễu có hiệu quả giảm đau với mọi nguyên nhân gây đau khớp bàn chân

Bên cạnh đó, người bệnh đau khớp bàn chân cũng nên chú ý xây dựng một chế độ ăn khoa học và lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng phù hợp, tránh nguy cơ thừa cân béo phì. Khi vận động hay thể dục thể thao cần lựa chọn những bài tập vừa sức để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp, chú ý tránh sai tư thế hoặc sử dụng thêm dụng cụ bảo hộ, hạn chế bê vác nặng để không bị chấn thương. 

Trong trường hợp đã áp dụng các giải pháp giảm đau khớp bàn chân tại nhà nhưng không có hiệu quả, cơn đau vẫn kéo dài trên 2 tiếng và mức độ đau tăng dần thì người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời. 

Đau khớp bàn chân gây nhiều bất tiện trong cuộc sống và hoạt động hằng ngày, gây suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể xử lý nếu người bệnh lựa chọn được giải pháp uy tín, hiệu quả.

unnamed.png

 

Bình luận