Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng đang có xu hướng lan rộng trong cộng đồng. Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ em vì sức đề kháng của trẻ còn non yếu. Vậy cách chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ em ra sao? Cha mẹ cần chăm sóc trẻ bị tay chân miệng thế nào cho mau khỏi? 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. 

Khi mới mắc bệnh tay chân miệng, trẻ có thể bị sốt và thường kèm theo đau họng. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu và xuất hiện tình trạng biếng ăn. Khoảng 1 hoặc 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ xuất hiện trong miệng, họng.

Mụn nước hay xuất hiện ở các vị trí: lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, lưỡi, bên trong má và đôi khi ở mông. Vết loét và mụn nước gây đau và khó chịu cho trẻ. Nếu được điều trị đúng cách, mụn nước sẽ khỏi trong một tuần hoặc 10 ngày.

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi

Biến chứng của bệnh tay chân miệng 

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan và có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Các biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng bao gồm: viêm màng não, viêm não, tổn thương cơ tim…, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. 

Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần áp dụng phương pháp điều trị hợp lý, kịp thời để bé mau khỏi và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng rất nặng nề với trẻ nhỏ

Phương pháp chữa trị bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu chủ yếu là cải thiện triệu chứng và các biện pháp điều trị tích cực đối với những trường hợp nặng, đặc biệt khi bị suy tuần hoàn, suy hô hấp. Cụ thể:

  • Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt paracetamol;
  • Bù đủ nước và điện giải: Nếu bé bị sốt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất nước, vì vậy cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải;
  • Điều trị loét miệng, loét họng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng gel bôi thảo dược an toàn. Các loại gel rơ miệng có tác dụng sát khuẩn và giảm đau, giải quyết tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;
  • Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;
  • Nếu xảy ra biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và điều trị tại bệnh viện.

Cần hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng

Cần hạ sốt cho trẻ bị tay chân miệng

Bộ đôi cốm và gel thảo dược - Lựa chọn đơn giản và hiệu quả cho trẻ bị tay chân miệng

Để những tổn thương do tay chân miệng mau lành và thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh, cha mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống- ngoài bôi” cốm và gel thảo dược. 

Trong gel bôi thảo dược, tác dụng kháng khuẩn, kháng virus phổ rộng của thành phần chính nano bạc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nano bạc có kích thước siêu nhỏ giúp dễ dàng tiếp cận và tấn công vào tế bào virus. Do đó, sản phẩm rất hiệu quả trong việc làm sạch da, hạn chế sự phát triển các tổn thương ngoài da do virus, giúp tái tạo da và ngăn ngừa sẹo. 

Ngoài ra, gel bôi còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân tay chân miệng.

Nano bạc giúp tiêu diệt virus tay chân miệng hiệu quả

Nano bạc giúp tiêu diệt virus tay chân miệng hiệu quả

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối ưu, cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ, bởi hệ miễn dịch chính là vũ khí đắc lực chống lại virus gây bệnh tay chân miệng.

Hiện nay để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, sản phẩm được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn hơn cả là cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa trẻ lây nhiễm virus tay chân miệng. Đồng thời hỗ trợ làm lành vết thương một cách nhanh chóng, giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may bé đã bị lây bệnh.

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Khi mắc tay chân miệng ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể cho trẻ điều trị ngoại trú tại nhà kết hợp dặn dò cha mẹ chăm sóc con hợp lý. Lúc này, việc chăm sóc trẻ đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy nhanh quá trình lành bệnh tay chân miệng. Cụ thể, cha mẹ cần lưu ý trong cách chăm sóc trẻ như sau:

  • Thực hiện cách ly trẻ để tránh lây nhiễm sang trẻ khác.

  • Vệ sinh răng miệng và bôi thuốc vùng miệng cho trẻ.

  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thu. Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục duy trì cho con ăn sữa mẹ.

  • Luộc sôi và sử dụng riêng biệt các vật dụng cá nhân của trẻ như bát đũa, ly/cốc, thìa, bình sữa,... 

  • Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi, rộng rãi. 

  • Cần tắm rửa, thay quần áo cho trẻ hàng ngày.

  • Tã lót, quần áo của trẻ nên được giặt sạch sẽ, ngâm dung dịch sát khuẩn.

  • Theo dõi sát sao tình trạng bệnh và các biểu hiện của trẻ, nếu bé có các dấu hiệu: Mạch nhanh, run chi, đi không vững, giật mình >2 lần/30 phút thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để xử trí kịp thời.

Cho trẻ bị tay chân miệng ăn đồ dễ tiêu hóa

Trên đây là dấu hiệu, cách điều trị cũng như những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng cho bé hiệu quả nhất!

Bình luận