Câu hỏi: Năm nay cháu mới 21 tuổi, vẫn còn đang đi học. Mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt là cháu thường bị đau đầu kèm buồn nôn. Xin hỏi cháu đang bị bệnh gì và cháu nên cải thiện chứng đau đầu khi hành kinh như thế nào cho an toàn hiệu quả ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Cháu Nguyễn Hải A. , Hà Nội)

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã chia sẻ về tình trạng sức khỏe của mình. Triệu chứng mà bạn đang gặp phải khi đến chu kỳ kinh nguyệt như đau đầu, buồn nôn có thể liên quan đến hội chứng kinh nguyệt (PMS) hoặc kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên, để chắc chắn và loại trừ các nguyên nhân khác, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế khám và chụp chiếu để loại bỏ nguyên nhân đau đầu do các dạng bệnh lý nguy hiểm khác như viêm não, chấn thương đầu cổ, bất thường nội sọ, viêm xoang… được gọi là đau đầu thứ phát.

Còn nếu đơn thuần chỉ xuất hiện triệu chứng đau buốt đầu khi hành kinh cũng là vấn đề mà rất nhiều các bạn nữ gặp phải, đặc biệt là ở những bạn nữ mới có kinh, hệ nội tiết còn chưa ổn định. Điều này gây không ít những phiền toái, mệt mỏi ảnh hưởng đến năng suất làm việc, học tập và những sinh hoạt hàng ngày.

Dau-dau-khi-den-ngay-kinh-la-tinh-trang-gi.gif

Đau đầu khi đến ngày kinh là tính trạng gì?

Khi này, nguyên nhân của những cơn đau đầu khi hành kinh có thể là do:

  • Thay đổi nồng độ hormone estrogen trong cơ thể: Estrogen là một hormone quan trọng giúp điều hòa cảm nhận trong não. Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormone estrogen trong cơ thể giảm đột ngột, làm não hoạt động chậm hơn, dẫn đến các cơn đau đầu trong kỳ kinh nguyệt.
  • Căng thẳng thần kinh: Áp lực công việc hoặc học tập trong kỳ kinh nguyệt có thể gây căng thẳng thần kinh. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng dẫn truyền của các sợi dây thần kinh, góp phần gây đau đầu trong kỳ kinh nguyệt.
  • Mất một lượng máu đáng kể trong kỳ đèn đỏ: Mất máu nhiều trong kỳ kinh có thể gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và bủn rủn tay chân.

Để cải thiện tình trạng đau đầu khi đến chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên tham khảo những điều sau: 

  • Trước kỳ đèn đỏ: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tăng cường các thực phẩm bổ máu như thịt bò, gan, bí đỏ,... Tránh sử dụng những đồ uống chứa chất kích thích, hay đồ uống có ga, cả trước và trong kỳ đèn đỏ. Thay vào đó, hãy ăn đủ chất và uống đủ nước để tránh gặp phải hiện tượng đau đầu trong kỳ đèn đỏ.
  • Trong kỳ đèn đỏ: Duy trì một lối sống lành mạnh, tránh để cơ thể gặp căng thẳng và áp lực thường xuyên, giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái để tránh gặp phải triệu chứng đau đầu trong kỳ đèn đỏ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày: Chăm vận động thường xuyên sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hoạt chất giúp bộ não cảm thấy thoải mái và tỉnh táo, từ đó giảm bớt cơn đau đầu gặp phải trong kỳ đèn đỏ. Hãy duy trì thói quen đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày, nhưng không nên tập các bài tập quá sức và vận động mạnh trong thời gian hành kinh
  • Đảm bảo có giấc ngủ đủ: Hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya bạn nhé

Thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp bạn cải thiện cảm giác đau đầu trong kỳ kinh nguyệt một cách an toàn và hiệu quả. Thêm vào đó, để giảm đau đầu, giảm đau bụng kinh xảy ra trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên tham khảo sản phẩm giảm đau chứa thành phần chính vỏ cây liễu và các thảo dược chống viêm, giảm đau khác giúp giảm đau an toàn, không gây tác dụng phụ và hoàn toàn có thể sử dụng trong kỳ kinh bạn nhé. 

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn liên hệ chúng tôi theo số 0243.8461530 để được các dược sĩ tư vấn hỗ trợ.

Chúc bạn sức khỏe!

Bình luận