Bệnh thủy đậu có thể bùng phát thành dịch bởi đặc tính lây lan rất nhanh trong cộng đồng. Vậy bạn đã biết bệnh thủy đậu lây qua đường nào chưa? Cần làm gì để bệnh không lây sang người khác? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu 

Bệnh thủy đậu do virus Varicella- Zoster (VZV) gây ra. Bệnh có biểu hiện điển hình là các mụn nước, phỏng rộp chứa đầy dịch bên trong, mọc chi chít trên da khiến người mắc ngứa ngáy, khó chịu. Sau khi các nốt mụn nước xẹp đi sẽ để lại các tổn thương có dạng hình tròn, hơi lõm ở giữa và đóng vảy bên trên, khi lành sẽ để lại sẹo lõm nông nhẹ.

Bất kỳ đối tượng nào chưa có miễn dịch với thủy đậu hoặc chưa tiêm đầy đủ vắc xin đều có khả năng lây nhiễm và mắc bệnh. Đặc biệt, bệnh dễ gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm

Bệnh thủy đậu lây qua đường nào?

Các chuyên gia cho biết, thủy đậu dễ bùng phát thành dịch nhanh chóng và chủ yếu lây lan qua 4 con đường sau:

Lây qua đường hô hấp

Virus Varicella Zoster gây bệnh tồn tại trong các giọt bắn dịch tiết mũi họng có trong không khí, phát ra khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, ho, sau đó người khỏe mạnh vô tình hít phải sẽ bị mắc bệnh. 

Lây qua tiếp xúc trực tiếp

Thủy đậu có thể lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, chẳng hạn như người lành vô tình đụng, chạm tay vào vùng da tổn thương có các mụn nước thủy đậu, hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ nốt mụn nước thủy đậu bị vỡ.

Lây qua tiếp xúc gián tiếp

Nếu người khỏe mạnh vô tình tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh có nhiễm chất dịch từ mụn nước thủy đậu, sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng thì đều có nguy cơ mắc bệnh.

Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu mắc thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây nhiễm sau khi sinh nở.

Bệnh thủy đậu thường lây qua đường hô hấp

Bệnh thủy đậu thường lây qua đường hô hấp

Mối nguy hiểm từ bệnh thủy đậu 

Bệnh thủy đậu có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không nhận biết và điều trị kịp thời. Các mối nguy hiểm có thể bao gồm:

  • Bội nhiễm thủy đậu: Đây là tình trạng các vùng da bị nhiễm trùng, lở loét, nguy cơ cao để lại sẹo rỗ.
  • Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng nguy hiểm, xuất hiện khi virus VZV từ các nốt phỏng rộp thủy đậu lan sang máu, dẫn đến tổn thương mô, suy nội tạng. 
  • Viêm phổi: Biến chứng này thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh, dẫn đến suy hô hấp, phù phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Zona thần kinh: Là biến chứng của bệnh thủy đậu do VZV tái phát sau nhiều năm khu trú trong cơ thể. Người mắc bệnh zona sẽ gặp các cơn đau dữ dội trong nhiều ngày, nhiều tháng và có thể gây viêm dây thần kinh vận động... 

images-1.webp

Bệnh thủy đậu tiềm ẩn nhiều biến chứng nặng nề

Cách để không lây bệnh thủy đậu cho người khác

Đối với người mắc bệnh thủy đậu, ngay khi phát các triệu chứng, người bệnh cần tạm thời cách ly từ 7-10 ngày trong không gian riêng thoáng đãng, hạn chế đến nơi đông người và tránh tiếp xúc với những người khác trong gia đình cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Những vật dụng của người bệnh cần được thường xuyên làm sạch, khử khuẩn để hạn chế lây lan virus như: Đồ dùng đồ chơi, tay nắm cửa, giường chiếu, quần áo, bát đũa, cốc chén…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ nghỉ khoa học, tránh các hoạt động mạnh, thường xuyên vệ sinh cơ thể, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để nâng cao sức đề kháng, từ đó mau chóng phục hồi sức khỏe.

Cách phòng ngừa thủy đậu khi tiếp xúc với người bệnh

Đối với người chăm sóc bệnh nhân thủy đậu, cần lưu ý đeo găng tay y tế, khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt, trong quá trình bôi thuốc cần đụng chạm tới các vùng da tổn thương, các mụn nước có nguy cơ bị vỡ,… thì càng cần lưu ý hơn. 

Sau khi chăm sóc vết thương, người chăm sóc cần sát khuẩn tay bằng dung dịch khử khuẩn, thay quần áo, vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm thủy đậu.

Ngoài ra khi chăm sóc và điều trị tại nhà, người mắc thủy đậu cần lưu ý những vấn đề dưới đây:

  • Mặc quần áo cotton mềm mại, dễ thấm hút mồ hôi, rộng rãi để tránh gây ma sát làm vỡ các nốt mụn nước.
  • Không cào gãi mạnh vào các nốt thủy đậu, tránh để dịch nước từ mụn thủy đậu lây lan ra nhiều hơn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày bằng nước ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Người bị thủy đậu nên được cách ly để tránh lây truyền bệnh

Người bị thủy đậu nên được cách ly để tránh lây truyền bệnh

Cải thiện bệnh thủy đậu, ngăn ngừa biến chứng nhờ bộ đôi sản phẩm thảo dược 

Để phòng ngừa và cải thiện nhanh chóng bệnh thủy đậu, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi “trong uống- ngoài bôi” có nguồn gốc từ thảo dược. 

Sản phẩm gel bôi chứa thành phần thảo dược tự nhiên như dịch chiết neem, nano bạc, kẽm salicylate,... có thể giúp cải thiện bệnh thủy đậu vì khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, kem bôi chứa nano bạc còn kích thích tái tạo tế bào da mới, ngăn ngừa sẹo.

Để cải thiện bệnh thủy đậu cho hiệu quả bền vững, ngoài việc áp dụng điều trị như trên, bạn nên kết hợp uống cốm thảo dược chứa thành phần cao tạo giác thích, cao lá neem, cao lá xoài, L-Lysine, vitamin C giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu.

Việc sử dụng lá neem trong hỗ trợ cải thiện các bệnh ngoài da và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bắt nguồn từ câu chuyện của làng Piplantri- ngôi làng hẻo lánh ở phía Tây Bắc Ấn Độ từng trải qua một dịch bệnh lạ khiến trẻ em ốm sốt liên miên. Để chữa bệnh cho dân làng, già làng Nivarini đã yêu cầu tất cả mọi người đều phải uống một thứ nước đắng trong suốt nhiều ngày.

Thật kỳ diệu, những đứa trẻ uống thứ nước này sức khỏe cải thiện dần, không còn ho sốt nữa. Kể từ ấy, trẻ em nơi đây càng ngày càng khỏe mạnh hơn, tiếng cười vang vọng khắp làng. Để bày tỏ lòng biết ơn, người ta đã đặt tên cho loài cây này là Sarva Roga Nivarini (tên gọi khác của lá neem ngày nay).

Kế thừa những lợi ích tuyệt vời của cây neem, các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp dịch chiết neem, cùng với L-lysine, cao lá xoài, cao nhọ nồi, cao bạch chỉ, bào chế theo công nghệ lượng tử thành công thức hiện đại mang tên cốm thảo dược tiện dùng.

Trên đây là những lưu ý khi điều trị và chăm sóc trẻ bị thủy đậu để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp các bậc cha mẹ điều trị cho con hiệu quả nhất! Nếu có bất cứ thắc mắc nào về bệnh thủy đậu hay sản phẩm thảo dược, bạn hãy để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn nhé!.

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận