Đau mạn tính sau mổ là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong điều trị đau mạn tính sau mổ. Mời bạn cùng đọc nội dung bài viết sau đây để hiểu hơn về tình trạng này và tìm ra phương pháp khắc phục an toàn, hiệu quả!

Đau mạn tính sau mổ là gì?

Đau mạn tính sau mổ hay còn gọi là đau kéo dài sau phẫu thuật - được định nghĩa là cơn đau kéo dài hơn 3 đến 6 tháng.

Thống kê cho thấy, hơn 45 triệu thủ thuật phẫu thuật được thực hiện ở Hoa Kỳ mỗi năm. Người ta ước tính rằng, cơn đau cấp tính sau mổ sẽ phát triển thành cơn đau dai dẳng ở 10 - 50% trường hợp sau các ca mổ thông thường.

Cơn đau khác về mức độ và vị trí so với cơn đau đã trải qua trước khi phẫu thuật và thường liên quan tới cơn đau thần kinh do ảnh hưởng của thuốc đến dây thần kinh chính ngoại biên. Thông thường, các phẫu thuật can thiệp bằng nội soi thường gây đau ít hơn.

 Dau-man-tinh-sau-mo-la-gi

Đau mạn tính sau mổ là gì?

Tình trạng đau mạn tính sau mổ làm hạn chế khả năng vận động, tăng nguy cơ tụ máu, tắc mạch và ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc chăm sóc vết thương cũng như phục hồi chức năng sau phẫu thuật của người bệnh.

Thông thường, đau cấp tính liên quan đến mổ có thể được giải quyết hiệu quả bằng điều trị đau đa mô thức (đó là phối hợp thuốc truyền, thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, gây tê thần kinh, gây tê tiêm thấm vết mổ,...). Đau cấp tính sẽ hết sau mổ từ 7 - 10 ngày. Sau khoảng thời gian này, nếu người bệnh vẫn còn đau gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và giấc ngủ thì được gọi là đau kéo dài, dai dẳng sau mổ.

Nguyên nhân gây đau mạn tính sau mổ

Theo các chuyên gia, đau mạn tính sau mổ là do sự kết hợp của 3 cơ chế gây đau trong cơ thể:

- Mổ luôn kèm theo tổn thương mô mềm và các tổ chức xung quanh. Bình thường tại da, xương, niêm mạc tồn tại rất nhiều thụ cảm thể làm nhiệm vụ truyền tín hiệu đau cho não bộ. Khi có bất kỳ tổn thương hay chèn ép nào gây ảnh hưởng đến những bộ phận này, các thụ cảm thể tại đây sẽ ngay lập tức thực hiện nhiệm vụ, khiến não bộ nhận được cảm giác đau và thông báo cho cơ thể.

- Mọi cơ quan trong cơ thể đều được kiểm soát bởi hệ thần kinh thông qua hoạt động dẫn truyền. Khi thực hiện mổ, các dây thần kinh như dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, hệ thần kinh tự động và có thể hỗn hợp cả 3 loại thần kinh trên đều bị tổn thương, khiến xung điện bị rò rỉ, gây ra những cơn đau âm ỉ kiểu châm chích, dai dẳng, kéo dài.

- Tại mạch máu, thần kinh và các bộ phận của cơ thể đều có độ pH nhất định. Theo chuyên gia, sau mổ, phản ứng viêm vẫn có thể xảy ra ở cấp độ tế bào, làm acid hóa môi trường xung quanh và trở thành tác nhân sinh cơn đau.

>>> Xem thêm: Người bị đau đầu vận mạch nên ăn gì thì tốt? Tìm hiểu ngay!

Các loại thuốc giảm đau mạn tính sau mổ

Chuyên gia nhận định rằng, việc lựa chọn phương pháp giảm đau mạn tính sau mổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm mức độ và vị trí đau, tiền sử người bệnh,... Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau mạn tính thường được sử dụng:

- Thuốc giảm đau không thuộc họ morphine, tuy nhiên chủ yếu dùng khi người bệnh đã phục hồi nhu động ruột, thường sử dụng cho những trường hợp thực hiện mổ về trong ngày. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng paracetamol, kháng viêm không steroid (NSAIDs) hoặc kết hợp paracetamol và NSAIDs,...

 Có nhiều loại thuốc khác nhau điều trị đau mạn tính sau mổ

Có nhiều loại thuốc khác nhau điều trị đau mạn tính sau mổ

Các thuốc giảm đau có thể được dùng qua đường truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhưng hiện nay ít sử dụng đường tiêm bắp bởi gây đau sau khi tiêm và làm tăng nguy cơ hình thành khối máu tụ.

- Bơm thuốc qua catheter ngoài màng cứng: Có tác dụng giảm đau tốt hơn, dùng đường truyền tĩnh mạch và tiêm dưới da. Bác sĩ có thể chỉ sử dụng morphine hoặc kết hợp morphine tan nhiều trong mỡ với thuốc tê và/hoặc clonidine.

Tuy nhiên, với những trường hợp bị đau mạn tính sau mổ, các phương pháp trên chưa cho hiệu quả tối ưu, bởi nhóm thuốc giảm đau nói chung đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, có thể gây đau dạ dày, suy gan, suy thận, đặc biệt là các đối tượng đã có tiền sử mắc bệnh ở những cơ quan này. Do đó, bác sĩ cần cân nhắc lựa chọn phương pháp giảm đau mạn tính sau mổ phù hợp. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng liều lượng, loại thuốc, đường dùng và thời gian sử dụng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Giảm đau thảo dược - Hướng đi mới giúp kiểm soát chứng đau mạn tính sau mổ an toàn, hiệu quả

Thực tế, trong mỗi biện pháp điều trị gần như đều có sự song hành ĐÔNG – TÂY y để mọi người thêm nhiều lựa chọn. Với điều trị đau nói chung và tình trạng đau mạn tính sau mổ nói riêng, từ lâu, các thuốc giảm đau tây y đã trở thành độc quyền trong tủ thuốc của mỗi gia đình, bởi vì một lý do đơn giản là gần như không có loại GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC an toàn nào để lựa chọn.

Trước thực trạng đó, nhu cầu tất yếu của rất nhiều người bị đau mạn tính sau mổ hiện nay đó chính là tìm kiếm một phương pháp giảm đau đáp ứng được cả 2 mục tiêu an toàn và hiệu quả. Đó chính là lý do các nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công phương pháp GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chuyên biệt mới đầu tiên trên thị trường có thành phần chính từ chiết xuất vỏ cây liễu.

Trong chương trình “Tư vấn sức khỏe” trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam, chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân cho biết: “Vỏ cây liễu được sử dụng trong đông y từ rất lâu để giảm viêm, giảm đau, giảm sốt. Nghiên cứu năm 2000 về tác dụng giảm đau thắt lưng mạn tính cho kết quả: Sau 2 tuần, nhóm sử dụng chiết xuất vỏ cây liễu hiệu quả giảm đau gấp 6,5 lần so với nhóm điều trị bằng thuốc giảm đau. Năm 2001, nghiên cứu trên 78 người bệnh đau xương khớp mạn tính. Kết quả: Nhóm dùng chiết xuất vỏ cây liễu giảm đau tới 14% trong khi nhóm sử dụng giả dược giảm đau chỉ 2%”.

Điều này chứng minh, sản phẩm GIẢM ĐAU THẢO DƯỢC chứa thành phần chính từ vỏ cây liễu được xem là giải pháp giảm đau mạn tính đầu tiên có nguồn gốc thảo dược, mà lại rất an toàn, không gây tác dụng phụ như các phương pháp giảm đau tây y.

Ra đời vào đầu năm 2019, các chuyên gia đánh giá sản phẩm là một trong những phương pháp song hành cùng thuốc giảm đau tây y an toàn, hiệu quả. Cụ thể tác dụng ưu việt của sản phẩm được thể hiện trong 2 nhóm thành phần sau:

- Chiết xuất vỏ cây liễu - thành phần chính của sản phẩm là một loại dược thảo giảm đau rất tốt, từng được nhắc trong sách y học cổ đại Ebers Papyrus có từ năm 1500 trước Công nguyên. Nhiều thế kỷ trôi qua, loại thảo dược này đã được con người sử dụng như một phương thuốc chống viêm, giảm đau. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, chiết xuất vỏ cây liễu có chứa hoạt chất salicin sẽ chuyển hóa thành acid salicylic, có tác dụng kìm hãm những thụ cảm thể gây đau, cắt đứt “liên lạc” của chúng đến não bộ, giúp giảm đau nhức xương khớp ở người già do nguyên nhân kích thích thụ cảm thể.

 Chiet-xuat-vo-cay-lieu-giup-ho-tro-giam-dau-hieu-qua

Chiết xuất vỏ cây liễu giúp hỗ trợ giảm đau mạn tính sau mổ hiệu quả

- Cao sơn đậu căn, huyền hồ sách, cao tô mộc, cao tam lăng và các nguyên tố vi lượng có tác dụng chống oxy hóa vỏ bọc thần kinh, giúp vỏ đàn hồi, ngăn ngừa xung điện bị rò rỉ, giảm đau nhức xương ở người già do nguyên nhân thần kinh.

- Các nguyên tố vi lượng giúp trung hòa môi trường acid ngoại bào giúp giảm đau do nguyên nhân môi trường bị acid hóa.

Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược hỗ trợ cải thiện chứng đau mạn tính sau mổ giúp đảm bảo toàn diện được các mục tiêu điều trị, cụ thể đó là:

Mục tiêu ngắn hạn: Giảm cả về mức độ và tần suất cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người mắc.

Mục tiêu dài hạn: Nâng cao sức khỏe toàn trạng của người mắc và hỗ trợ phòng ngừa cơn đau tái phát.

Như vậy, việc sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược giúp hỗ trợ giảm đau mạn tính sau mổ do tác động vào các cơ chế gây đau, có thể sử dụng lâu dài, không gây tác dụng phụ và đáp ứng được toàn diện các mục tiêu điều trị.

Đặc biệt, một lưu ý để giúp người dùng dễ dàng có lựa chọn trong bối cảnh trên thị trường tràn lan các sản phẩm được quảng bá và nhiều loại thuốc giảm đau tây y đó là: Nên sáng suốt lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên (ví dụ như chiết xuất vỏ cây liễu, tam lăng, tô mộc, huyền hồ sách, sơn đậu căn…), được sản xuất - phân phối bởi công ty lớn, uy tín lâu năm trên thị trường, được cấp phép lưu hành và hàng nghìn người đã sử dụng hiệu quả.

Mong rằng, thông tin hữu ích mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về chứng đau mạn tính sau mổ. Đặc biệt, để kiểm soát cơn đau hiệu quả, đừng quên sử dụng sản phẩm giảm đau thảo dược có thành phần chính là chiết xuất vỏ cây liễu mỗi ngày, bạn nhé!

Bình luận