Phương pháp chữa đái dầm bằng lá hẹ an toàn, hiệu quả
Lá hẹ là 1 gia vị nấu ăn ngon đồng thời cũng là vị thuốc chữa nhiều bệnh trong dân gian. Hiện nay, nhiều người lựa chọn chữa đái dầm bằng lá hẹ. Vậy tại sao lá hẹ có tác dụng chữa đái dầm? Chữa đái dầm bằng lá hẹ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây nhé!
Đái dầm là tình trạng như thế nào?
Đái dầm là tình trạng đi tiểu không kiểm soát vào ban đêm, khi đang ở trạng thái ngủ. Nguyên nhân gây đái dầm chủ yếu là do cơ bàng quang suy yếu, rối loạn, dẫn đến bàng quang kích thích. Bàng quang là cơ quan có vai trò lưu trữ nước tiểu. Khi nước tiểu đầy (thường từ 400 – 620ml) sẽ tạo áp lực lên thành bàng quang. Lúc này, bàng quang sẽ bắt đầu co bóp, cơ vòng mở dần và gây cảm giác buồn tiểu để tống nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, ở những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn thì phản xạ đi tiểu đến không đúng lúc, người mắc không buồn tiểu, gây đái dầm.
Đái dầm là tình trạng như thế nào?
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng đái dầm. Trong đó, thuốc tân dược thường được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu dùng quá nhiều, nó có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm. Hiện nay, xu hướng sử dụng các dược liệu thiên nhiên giúp trị đái dầm ngày càng trở nên phổ biến vì tính an toàn. Tiêu biểu như mẹo dùng lá hẹ.
Tại sao lá hẹ có tác dụng chữa đái dầm?
Lá hẹ còn được biết với nhiều tên gọi khác như khởi dương thảo hay cửu thái. Đây là loại cây thảo nhỏ, thân mọc đứng, cao khoảng 20 - 30cm với lá ở gốc hình dải hẹp và phẳng, có rãnh ở giữa. Cây hẹ có hoa và quả, thường được dùng như vị thuốc chữa nhiều bệnh.
Lá hẹ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người như chất xơ, đạm, đường, vitamin A, vitamin C, canxi, phốt pho. Theo y học cổ truyền, lá hẹ giúp dưỡng thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm nên có tác dụng đối với nhiều bệnh từ đơn giản đến phức tạp như: Giải độc, diệt khuẩn, chữa ho, đau răng, trị táo bón, hỗ trợ tốt với bệnh nhân tiểu đường và cải thiện tình trạng đái dầm.
Tại sao lá hẹ có tác dụng chữa đái dầm?
Chữa đái dầm bằng lá hẹ như thế nào?
Để chữa đái dầm bằng lá hẹ, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau: Lấy khoảng 25g lá hẹ rửa sạch, ngâm muối loãng, sau đó giã vắt lấy nước. Dùng một nắm gạo tẻ để nấu cháo đến khi nhừ thì cho nước lá hẹ vào và nêm thêm một ít đường. Nên ăn cháo lúc nóng sẽ ngon hơn.
Bên cạnh đó, người hay đái dầm có thể dùng hẹ để bổ sung vào các bữa ăn hàng ngày hoặc nấu nước uống sẽ cải thiện bệnh.
Lưu ý: Ăn hẹ với một lượng lớn rất có khả năng sẽ bị đau dạ dày. Thực phẩm này chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng với một mức độ vừa phải.
Trong quá trình chế biến, tránh kết hợp hẹ với thịt trâu, thịt bò vì chúng dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu và đau bụng.
Lá hẹ phù hợp khi chế biến với các loại thịt có hàm lượng B1 cao. Vì vậy, hẹ kết hợp với thịt lợn là lựa chọn tốt nhất, đảm bảo được giá trị dinh dưỡng.
Những người có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ với hẹ như hành lá, hành tây cần phải thận trọng khi sử dụng vì chúng cũng chứa allicin.
>>> Xem thêm: Đi tiểu nhiều lần lượng nước tiểu ít là tình trạng như thế nào?
Bạch tật lê – Thảo dược quý giúp cải thiện tình trạng đái dầm
Thực tế, việc chữa đái dầm bằng lá hẹ tốn khá nhiều thời gian, đòi hỏi nguyên liệu phải sạch, nguồn gốc rõ ràng mà chỉ giúp giảm triệu chứng chứ không tác động vào nguyên nhân sâu xa gây rối loạn tiểu tiện này. Chính vì vậy, các nhà khoa học nước nhà đã dày công nghiên cứu kỹ lưỡng, tìm ra giải pháp nâng cao sức khỏe cơ bàng quang, tăng cường khả năng chứa đựng nước tiểu, giúp cải thiện tình trạng đái dầm an toàn, hiệu quả. Đó chính là lý do thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính bạch tật lê ra đời.
Theo nghiên cứu năm 2008, chiết xuất từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê có hoạt tính kháng khuẩn cao nên được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. Bạch tật lê làm tăng sự dẻo dai của các cơ nâng đỡ bàng quang, tăng trương lực của cơ co thắt ở cổ bàng quang, do đó làm giảm cảm giác buồn tiểu và giảm kích thích lên trung tâm mót tiểu ở đại não, cải thiện tình trạng đái dầm, tiểu đêm, tiểu dầm, tiểu không tự chủ do rối loạn chức năng bàng quang rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nghiên cứu về hoạt động kháng khuẩn và kháng nấm của bạch tật lê năm 2015 cho thấy, bạch tật lê có tác dụng lợi tiểu, chống nhiễm trùng đường tiết niệu rất rõ rệt.
Bạch tật lê – Thảo dược quý cho tình trạng đái dầm
Bên cạnh đó, sản phẩm còn được kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao hoàng cầm, soy isoflavones, cao trinh nữ hoàng cung,… giúp chống viêm, chống kích thích bàng quang, khai thông đường tiểu, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, giúp duy trì chức năng bình thường của bàng quang, do đó làm giảm tình trạng mắc tiểu liên tục, tiểu không tự chủ, mắc tiểu nhiều lần, đái dầm. Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các tác nhân làm tắc nghẽn đường tiểu, giúp duy trì lượng nước tiểu bình thường trong cơ thể.
Như vậy, sản phẩm được xem là giải pháp cải thiện tình trạng đái dầm an toàn, hiệu quả, giúp ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, bởi tác động vào cả nguyên nhân (cơ bàng quang suy yếu, rối loạn) và cải thiện triệu chứng bệnh. Hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính bạch tật lê mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!
Thu Hà
Bình luận