Nguyên nhân khiến ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Nếu gặp tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức thì cần phải cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu được gây ra do các bệnh lý xương khớp sau:

Bệnh viêm khớp ngón tay

Tình trạng sẽ ngày càng nặng thêm khi bạn cử động, khiến cơn đau gia tăng mức độ, người mắc không thể nắm chắc vật trong tay. Đau nhức sẽ giảm dần nếu bạn để các ngón tay được nghỉ ngơi, sau khi massage và áp dụng những biện pháp giảm đau hỗ trợ. 

Viêm khớp là nguyên nhân gây đau ngón tay

Viêm khớp là nguyên nhân gây đau ngón tay

Bệnh viêm khớp dạng thấp

Rất nhiều người kể về tình trạng ngón tay bị sưng, nóng, đỏ, đau và nhận được kết luận đã bị viêm khớp dạng thấp. Đau khớp ngón tay thông thường có thể ở một ngón, sau đó là nhiều ngón rồi lan sang các vị trí khớp khác. Khi trở trời, mưa ẩm, cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài hơn so với bình thường. Cơn đau nhức kéo dài trong ngày hoặc đến vài ngày sau. Đây là căn bệnh mạn tính nguy hiểm có thể gây biến dạng khớp, teo cơ, hạn chế cử động của các ngón tay và phải phụ thuộc vào người khác từ những hoạt động sinh hoạt bình thường.

Sưng, đau khớp ngón tay có nguy hiểm không?

Đau, sưng khớp ngón tay có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

- Cứng khớp: Các khớp ngón tay có dấu hiệu cứng, hoạt động kém linh hoạt, đôi khi còn phát ra tiếng lục cục bên trong. Nhiều trường hợp, người bệnh không thể cầm chắc các vật dụng như đũa, muỗng, ly uống nước,…

Tình trạng cứng khớp khiến người bệnh không cầm chắc được đồ vật

Tình trạng cứng khớp khiến người bệnh không cầm chắc được đồ vật

- Teo cơ, biến dạng khớp: Sau một thời gian, các ngón tay có dấu hiệu co rút cơ, bắt đầu biến dạng, ngón tay cong vẹo bất thường, ngón dài ngón ngắn, khả năng vận động giảm đáng kể.

- Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất, các ngón tay có thể bị liệt đến suốt đời nếu tình trạng đau nhức nghiêm trọng, xảy ra trong thời gian dài và không được điều trị.

Điều trị sưng, đau khớp ngón tay bằng tây y

Khi bị đau khớp ngón tay trỏ, bạn có thể điều trị bằng nhiều cách như dùng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu. Cụ thể:

- Điều trị nội khoa: Biện pháp chính là áp dụng những loại thuốc giảm đau như tramadol, acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) điển hình là aspirin, naproxen, ibuprofen. Những loại thuốc này có tác dụng giảm đau khớp nhanh chóng và cải thiện chức năng của sụn khớp.

- Điều trị ngoại khoa: Nếu bệnh ở mức độ nặng, điều trị bằng thuốc không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng ngoại khoa để chữa bệnh. Biện pháp hiệu quả nhất trong điều trị ngoại khoa đó chính là làm phẫu thuật thay khớp. Biện pháp này có hiệu quả lâu dài nhưng khá tốn kém.

- Áp dụng vật lý trị liệu: Song song với việc điều trị bằng thuốc tây y là những bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng của sụn khớp. Các bài tập giúp sụn khớp có thể phục hồi nhanh chóng như: Massage, vận động khớp, xoa bóp,... Nếu ngón trỏ bị đau và cứng, bạn nên làm ấm bằng một miếng dán giảm đau nóng hoặc ngâm trong nước muối gừng ấm khoảng 5 -10 phút. Trong trường hợp đau nhiều, bạn nên xoa một ít dầu nóng rồi mang găng tay cao su, cuối cùng là ngâm vào nước ấm trong vài phút. Sau khi ngâm tay xong, bạn thực hiện một số bài tập như sau:

Bài tập giúp giảm triệu chứng sưng, đau khớp ngón tay

Bài tập giúp giảm triệu chứng sưng, đau khớp ngón tay

- Nắm chặt tay rồi bung mạnh: Ban đầu, bạn nhẹ nhàng nắm các ngón vào với nhau, ngón cái bao quanh chúng. Giữ trong khoảng 30 - 60 giây rồi bung rộng các ngón tay. Thực hiện ít nhất 4 lần cho cả 2 tay.

- Duỗi thẳng các ngón tay: Đặt lòng bàn tay lên mặt bàn phẳng, duỗi thẳng các ngón tay tới mức tối đa (như hình trên).

- Nâng cao ngón tay: Tương tự như cách trên, bạn nâng cao ngón tay khỏi mặt bàn rồi từ từ hạ xuống. Có thể nâng tất cả các ngón cùng một lúc rồi hạ thấp xuống, lặp lại từ 8 - 12 lần.

Thảo dược giúp khắc phục tình trạng đầu ngón tay bị sưng đỏ đau nhức

Để xử lý tình trạng ngón tay bị sưng đau, bạn có thể ngâm tay trong nước nóng hoặc nước lạnh. Việc này sẽ giúp cho máu và các dây thần kinh ở ngón tay được đả thông hoạt động tốt hơn, tránh bị tắc nghẽn gây sưng đỏ và đau. Tuy nhiên, trên đây chỉ là cách giảm đau tạm thời, để kiểm soát tình trạng này hiệu quả, bạn nên thử áp dụng một số bài thuốc đơn giản sau đây.

- Bài thuốc từ dây đau xương: Đây là loại thảo dược vị đắng, tính mát, thích hợp để thanh nhiệt, giảm đau nhức. Cách làm: Bạn hãy sao vàng dây đau xương, rồi sắc thành thuốc, mỗi ngày uống 1 chén. Thực hiện đều đặn khoảng 30 ngày để thấy các triệu chứng giảm dần.

Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc giúp chữa các bệnh xương khớp

Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc giúp chữa các bệnh xương khớp

- Chữa bệnh bằng ngải cứu: Loại thảo dược này có vị đắng, tính ấm, giúp sát khuẩn, giảm viêm nhiễm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch ngải cứu, rồi rang nóng cùng muối trắng hạt to. Chườm hỗn hợp này lên ngón tay cho đến khi nguội, tiếp tục làm nóng và chườm.

Những bài thuốc kể trên cho hiệu quả khá tốt nhưng thường mất thời gian đun sắc. Nắm bắt được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén với thành phần chính là hy thiêm. Thảo dược này có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống, lợi gân xương, được sử dụng để chữa phong thấp, tê bại, khớp sưng nóng đỏ và đau nhức, đau lưng mỏi gối. Ngoài ra, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều thảo dược quý khác như: Sói rừng, bạch thược, nhũ hương,… giúp chống viêm, bớt đau, giảm tái phát các cơn đau do viêm khớp, hạn chế biến chứng, ngăn chặn bệnh tái phát mà lại rất an toàn với cơ thể, mọi người không phải lo lắng về tác dụng phụ giống như khi dùng các loại thuốc tây y.

Nếu muốn cải thiện tình trạng ngón tay bị sưng đỏ đau nhức thì bạn có thể tham khảo các cách như bài viết đã nêu. Đặc biệt, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây hy thiêm mỗi ngày để triệu chứng viêm khớp không có cơ hội “làm phiền” bạn!

Bình luận