Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não là việc mà rất nhiều gia đình có người thân bị đột quỵ phải làm. Căn bệnh nguy hiểm này tác động trực tiếp lên người bệnh nhưng cũng ảnh hưởng đến cả những người gần gũi, chăm sóc bệnh nhân. Dưới đây là 11 “mẹo” chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não dành cho bạn.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) xảy ra khi trong mạch máu có những cục máu đông chặn dòng chảy của máu lên não hoặc khi mạch máu não vỡ ra. Khi không được “tiếp tế” máu, các mô não không có đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ bị tổn thương hoặc hoại tử. Đột quỵ có thể gây tổn thương não nghiêm trọng, dẫn đến tàn tật hoặc thậm chí tử vong. Có 2 loại đột quỵ: Đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết não.

Triệu chứng đột quỵ não

Triệu chứng tai biến mạch máu não

Những dấu hiệu tai biến mạch máu não thường là: 

- Tê, yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường là ở một bên cơ thể.

- Bối rối, khó nói hoặc khó hiểu lời nói của người khác.

- Suy giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt.

- Khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng.

- Đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân.

Xử trí tai biến mạch máu não như thế nào?

Khi đã xác định được những triệu chứng của tai biến mạch máu não, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Hành động nhanh chóng để giúp người bị tai biến mạch máu não được điều trị kịp thời. Theo giới chuyên gia, các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu được nhận biết và chẩn đoán trong vòng 3 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Đây được gọi là “khung giờ vàng” trong điều trị tai biến mạch máu não. Sau khoảng thời gian này, sức khỏe của người bị tai biến mạch máu não có thể không đủ khả năng đáp ứng các phương pháp điều trị được chỉ định. 

Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đột quỵ

Cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi nhận thấy các dấu hiệu tai biến mạch máu não

Bạn cũng cần đặc biệt lưu ý thời gian đột quỵ khởi phát. Đây là thông tin quan trọng giúp xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Đặc biệt, người bị tai biến mạch máu não không nên tự lái xe đến viện và người nhà không nên đưa bệnh nhân đi cấp cứu bằng xe máy, vì tư thế ngồi không ổn định có thể làm tổn thương não nghiêm trọng hơn. Hãy gọi xe cứu thương để nhân viên y tế có thể bắt đầu quá trình điều trị ngay trên xe. 

>>> XEM THÊM: Điều trị đột quỵ nhồi máu não

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

Sau khi bị đột quỵ, không chỉ người bệnh phải nỗ lực hết sức để phục hồi mà cả những người chăm sóc cũng cần có kế hoạch dài hạn. Các chuyên gia khuyên bạn nên lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não theo 11 bước sau:

Theo dõi lịch dùng thuốc và tác dụng phụ của thuốc

Hầu hết những người sống sót sau tai biến mạch máu não được kê nhiều loại thuốc mà mỗi loại phục vụ một mục đích khác nhau (ví dụ như chất làm loãng máu, kiểm soát cholesterol,...). Tất cả những loại thuốc được khuyến cáo là có tác dụng phụ thì đều cần kiểm soát cẩn thận. Bạn cần theo dõi nhật ký uống thuốc cũng như những biểu hiện của người bệnh sau khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, đừng quên lưu trữ hồ sơ bệnh án, đây có thể là tài liệu quan trọng giúp hỗ trợ điều trị sau này.

Thuốc dùng trong điều trị đột quỵ não

Thuốc dùng trong điều trị tai biến mạch máu não

Hiểu về các di chứng sau tai biến mạch máu não

Sau tai biến mạch máu não, có thể có nhiều di chứng để lại trên cơ thể người bệnh. Bạn cần hiểu về các di chứng này để có thể cùng người thân “chung sống” với nó và nhận ra được những biểu hiện bất thường để điều trị kịp thời.

Kiểm tra các loại thuốc bổ sung

Có nhiều chất bổ sung người bệnh có thể dùng sau tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, bạn luôn phải hỏi ý kiến chuyên gia trước khi quyết định sử dụng bởi một số chất bổ sung tương tác với thuốc, chúng thậm chí có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. 

Hiểu rằng quá trình phục hồi sau đột quỵ có lúc nhanh, có lúc chậm

Khi người thân tiếp tục hồi phục tại nhà sau khi được điều trị tại bệnh viện, bạn có thể thấy quá trình phục hồi chậm lại. Đừng lo lắng vì điều này là hoàn toàn bình thường. Những người bị tai biến mạch máu não thường phục hồi nhanh nhất trong 3 tháng đầu, thời gian sau đó, tốc độ sẽ giảm đi. Sự chậm lại này không phải là người bệnh không thể phục hồi chức năng sau đột quỵ mà là dấu hiệu để nhắc nhở họ nên tiếp tục nỗ lực luyện tập nhiều hơn.

Dọn dẹp nhà cửa trước khi người thân được xuất viện

Trước khi người thân được xuất viện, hãy cố gắng dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ càng nhiều đồ vật không cần thiết càng tốt. Bởi vì không gian mở là tốt nhất cho người bị tai biến mạch máu não di chuyển xung quanh, tránh vấp ngã. 

Hãy dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để giúp người bị đột quỵ đi lại an toàn

Hãy dọn dẹp nhà cửa gọn gàng để giúp người bị tai biến mạch máu não đi lại an toàn

Tránh để người bệnh bị ngã

Khi người bệnh bị ngã, đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng vì họ sẽ khó đứng dậy. Và nếu người bệnh ngã khi không có ai xung quanh, nguy cơ bị liệt hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức khi người thân bị ngã mạnh. Đồng thời, hãy hạn chế để người bệnh ở lại một mình.

Thông cảm với sự thay đổi tính cách của người bệnh sau tai biến mạch máu não

Sau đột quỵ, người bệnh có thể bị thay đổi về tâm lý như: Rối loạn lo âu, căng thẳng, trầm cảm, đau buồn, mất kiểm soát tâm trạng,… Đây là những biến chứng rất phổ biến của đột quỵ, chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian.

Giúp người bệnh kết nối với xã hội

Đồng cảm và kết nối là điều rất quan trọng đối với người bị đột quỵ. Bạn hãy giúp người thân của mình kết nối với những bệnh nhân khác đang trải qua tình trạng tương tự. Từ đó, họ có thể thấu hiểu và chia sẻ những khó khăn với nhau, giúp giải tỏa căng thẳng.

Tìm sự hỗ trợ cho bản thân

Không chỉ người bệnh cần hỗ trợ, mà những người chăm sóc cũng có nhu cầu được giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi. Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não, hãy đảm bảo thời gian cho chính bản thân mình.

Kiểm tra chính sách bảo hiểm

Đừng quên kiểm tra chính sách bảo hiểm cho người bị đột quỵ

Đừng quên kiểm tra chính sách bảo hiểm cho người bị tai biến mạch máu não

Bạn cần liên tục liên lạc với đơn vị cung cấp bảo hiểm và kiểm tra xem trường hợp của người thân có được hỗ trợ không, mức hỗ trợ là bao nhiêu, làm thế nào để được thanh toán khoản hỗ trợ này. 

Giúp người bệnh ngăn ngừa đột quỵ tái phát 

Lối sống thiếu khoa học như thức khuya, lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia,… có thể làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ. Vì vậy, hãy giúp người bệnh loại bỏ những thói quen có hại này và hướng tới lối sống khoa học, lành mạnh hơn.

>>> XEM THÊM: Phòng ngừa bệnh đột quỵ não

Xua tan nỗi lo tai biến mạch máu não nhờ sản phẩm thảo dược

Không chỉ ảnh hưởng đến người bệnh, tai biến mạch máu não còn gián tiếp làm thay đổi cuộc sống của những người xung quanh. Chính vì vậy, việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não không bao giờ là thừa. Để giúp bệnh nhân nhanh phục hồi, ngoài các biện pháp trên, bạn cũng nên cho người thân sử dụng sản phẩm thảo dược an toàn, tiêu biểu như thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là enzyme nattokinase. 

Nattokinase trong đậu tương lên men giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị đột quỵ não hiệu quả

Nattokinase trong đậu tương lên men giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả

Đây là một loại enzyme chiết xuất từ món ăn truyền thống của người Nhật Bản có tên gọi natto, được làm bằng cách lên men đỗ tương (đậu nành). Natto đã được người Nhật sử dụng an toàn hàng ngàn năm qua như một sản phẩm bổ dưỡng và cũng là phương thuốc dân gian giúp cải thiện tuần hoàn, hỗ trợ các bệnh mạch máu, tim mạch. Sản phẩm nổi tiếng trong việc phòng ngừa, phá cục máu đông, tăng tuần hoàn, lưu thông máu; hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não; cải thiện các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, đau đầu, đãng trí sau cơn đột quỵ và ngăn ngừa bệnh tái phát, nhất là ở người cao tuổi.

Như vậy, bài viết đã vạch ra các bước cơ bản để chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não. Hãy cho người bệnh luyện tập thường xuyên và đừng quên sử dụng hực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là enzyme nattokinase mỗi ngày để đạt hiệu quả tích cực nhất, bạn nhé!

Bình luận