Chữa VẨY NẾN bằng phương pháp tiêm sinh học có hiệu quả không?
Vẩy nến có những loại nào?
Vẩy nến là bệnh lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng cách, nó có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng lên xương khớp cũng như các cơ quan khác.Dưới đây là một số loại vẩy nến phổ biến:
- Vẩy nến thể mảng (vẩy nến mảng bám) gây ra các tổn thương màu đỏ, sưng viêm, có vẩy trắng, đường kính từ 2 – 20 cm. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu.
Dấu hiệu vẩy nến thể mảng
- Vẩy nến thể giọt: Về tương quan, dấu hiệu bệnh vẩy nến giọt tương tự dấu hiệu bệnh vẩy nến mảng bám nhưng đường kính tổn thương nhỏ hơn, chỉ từ 2 – 20 mm. Tổn thương loại này thường xuất hiện ở cánh tay, chân hoặc lan ra toàn thân.
- Vẩy nến thể mủ: Bàn tay, bàn chân hoặc toàn thân xuất hiện các mụn đầu mủ trắng. Mụn có thể vỡ ra, gây bội nhiễm nguy hiểm.
- Vẩy nến đảo ngược: Bệnh gây ra tổn thương đỏ tươi, đau rát ở nách, háng, sau gối, dưới ngực. Bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bị cọ xát hoặc thấm mồ hôi.
- Vẩy nến đỏ da toàn thân: Da toàn thân sẽ đỏ rực như tôm luộc và có lớp vẩy trắng bao phủ. Người mắc có thể sốt, ớn lạnh, nhịp tim nhanh, nhiệt độ cơ thể rối loạn. Đây là loại bệnh nguy hiểm, người mắc cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt.
>>> XEM THÊM: Người mắc vẩy nến dễ bị trầm cảm
Nguyên nhân hình thành vẩy nến
Nguyên nhân gây vảy nến hiện chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng nó được cho là có liên quan đến hệ thống miễn dịch suy yếu. Bình thường, tế bào T giúp chống lại các chất lạ như virus hoặc vi khuẩn. Nhưng khi bị bệnh vảy nến, các tế bào T lại tấn công tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn. Điều này khiến các tế bào da tăng sinh và chết đi nhanh chóng sau 3 – 4 ngày thay vì 28 – 30 ngày như bình thường. Các tế bào da chết được đẩy lên bề mặt da, chồng chất lên nhau, tạo thành những mảng tổn thương da đỏ, sưng viêm và có vảy trắng.
Bệnh vẩy nến do hệ miễn dịch suy yếu
Ngoài nguyên nhân trên, một số yếu tố nguy cơ làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh vảy nến bao gồm:
- Nhiễm trùng như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng da.
- Chấn thương da như vết cắt hoặc trầy xước.
- Stress kéo dài.
- Hút thuốc lá.
- Uống quá nhiều rượu.
- Một số loại thuốc, bao gồm lithium điều trị rối loạn lưỡng cực, thuốc hạ huyết áp như thuốc chẹn beta, thuốc chống sốt rét và iốt.
>>> XEM THÊM: Bệnh vẩy nến dai dẳng và dễ tái phát - Tại sao vậy?
Chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học có hiệu quả không?
Hầu hết các loại thuốc tiêm để điều trị bệnh vẩy nến là thuốc sinh học. Những loại thuốc này nhắm vào hệ thống miễn dịch. Vậy cụ thể, chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là như thế nào? Các loại thuốc sinh học khác nhau hoạt động theo những cách khác nhau, nhưng tất cả chúng đều nhắm đến cytokine - một loại protein mà hệ thống miễn dịch tạo ra. Trong trường hợp bình thường, cytokine đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại hoặc không mong muốn. Khi cơ thể sản xuất thêm các cytokine như là một phần của phản ứng miễn dịch, tình trạng viêm sẽ xảy ra. Thông thường, điều này không gây hại. Nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như bệnh vẩy nến, phản ứng miễn dịch vẫn tồn tại và tình trạng viêm vẫn tiếp tục.
Các nhà khoa học tạo ra thuốc sinh học từ tế bào sống được nuôi trong phòng thí nghiệm. Họ thu hoạch loại protein đặc biệt từ các tế bào này và sử dụng để bào chế thuốc. Những loại thuốc này nhằm mục đích điều trị triệu chứng của bệnh vẩy nến bằng cách giảm các hoạt động miễn dịch liên quan. Một số loại thuốc có thể nhắm mục tiêu các tế bào T đặc biệt trong hệ thống miễn dịch. Điều này giúp ngăn chặn protein trong hệ thống miễn dịch phát triển. Các bác sĩ thường chỉ kê toa loại thuốc này khi bệnh vẩy nến ở mức độ trung bình đến nặng và nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
Điều trị vẩy nến bằng thuốc sinh học ngày càng được nhiều người đón nhận
Một số loại thuốc sinh học thường được sử dụng trong điều trị vẩy nến, bao gồm:
Interleukin-12 và -23
Interleukin-12 (IL-12) và interleukin-23 (IL-23) là 2 trong số các protein mà cơ thể tạo ra như là một phần của phản ứng miễn dịch. Chúng có liên quan đến các triệu chứng bệnh vẩy nến. Ngăn chặn sự hoạt động của các protein này có thể làm giảm tình trạng viêm do vẩy nến.Ustekinumab là thuốc chẹn IL-12 được FDA chấp thuận để điều trị nhiều loại bệnh vẩy nến. Nó liên kết với cả IL-12 và IL-23 và làm giảm tác động của chúng trong cơ thể. FDA cũng đã phê duyệt các thuốc chẹn IL-23 sau đây để điều trị vẩy nến mảng bám và các loại vẩy nến khác: Guselkumab, tildrakizumab, risankizumab.
Interleukin-17A
IL-17A là một protein khác xuất hiện, kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch có thể dẫn đến bệnh vẩy nến. Ngăn chặn điều này cũng có thể phòng ngừa khả năng bùng phát vảy nến. Ví dụ về việc tiêm vẩy nến được FDA phê chuẩn có tác dụng ngăn chặn IL-17A bao gồm: Secukinumab, ixekizumab và brodalumab.
Ức chế yếu tố hoại tử khối u
Protein được gọi là cytokine có thể kích hoạt viêm trong cơ thể. Yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha) là một loại cytokine. Khi một người có tình trạng như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh vẩy nến, cơ thể sản xuất quá nhiều TNF-alpha. Về mặt lý thuyết, ngăn chặn sản xuất TNF-alpha nên ngăn ngừa một số triệu chứng bệnh vẩy nến.
Lợi ích và nhược điểm của các thuốc sinh học
Thuốc tiêm đang chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng. Tiêm thuốc ức chế TNF-alpha cũng có thể giúp giảm tổn thương khớp lâu dài ở bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Hãy trao đổi thường xuyên với bác sĩ để được theo dõi sát sao khi dùng các thuốc sinh học. Bên cạnh các ưu điểm, thuốc tác động đến hệ thống miễn dịch có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Chúng làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao. Tác dụng của thuốc sinh học đối với thai kỳ vẫn chưa rõ ràng. Vì lý do này, các bác sĩ hiếm khi kê đơn cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
Thuốc sinh học làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng
Tác dụng phụ liên quan đến tiêm vẩy nến có thể từ nhẹ đến nặng như: Nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường tiết niệu, đau đầu, các triệu chứng giống cúm, phản ứng tại chỗ tiêm như đỏ, sưng hoặc khó chịu.
>>> XEM THÊM: Người mắc vẩy nến có nguy cơ bị đau tim
Sử dụng thảo dược – Phương pháp cải thiện vẩy nến hiệu quả
Thuốc sinh học có ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít nhược điểm như: Giá thành cao, nhiều tác dụng phụ,… Do đó, giới chuyên gia khuyên người bị vẩy nến kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát vẩy nến. Tiêu biểu là:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe với thành phần chính là cây sói rừng kết hợp với bạch thược, nhàu, nhũ hương, thổ phục linh, hoàng bá, L-carnitine. Các thành phần này có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống tự miễn rất hiệu quả. Chính vì thế, sản phẩm có tác dụng tăng cường năng lượng tế bào, điều hòa hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh vẩy nến.
Với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, chắc hẳn bạn đã hiểu thêm về cách chữa vẩy nến bằng phương pháp tiêm sinh học. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược đều đặn hàng ngày để hỗ trợ điều trị, ngăn ngừa vẩy nến hiệu quả, bạn nhé!
Bình luận