Cải thiện mất cảm giác buồn tiểu như thế nào? XEM NGAY!
Mất cảm giác buồn tiểu là tình trạng rò rỉ nước tiểu ra ngoài ý muốn. Vậy cách cải thiện rối loạn tiểu tiện này như thế nào? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!
Tại sao mất cảm giác buồn tiểu?
Mất cảm giác buồn tiểu gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Rất nhiều người thắc mắc tại sao mất cảm giác buồn tiểu? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu hoạt động tiểu tiện trong cơ thể diễn ra như thế nào nhé!
Phản xạ đi tiểu bình thường là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các nhóm cơ và hệ thần kinh trung ương. Các nhóm cơ bao gồm: Cơ trơn bàng quang, cơ thắt niệu đạo trong, cơ thắt niệu đạo ngoài và nhóm cơ sàn chậu. Trong đó:
- Nhóm cơ trơn bàng quang có vai trò tống nước tiểu ra ngoài.
- Cơ thắt niệu đạo trong nằm cạnh cổ bàng quang, có tác dụng đóng niệu đạo lại khi chúng ta chưa đi tiểu.
- Cơ thắt niệu đạo ngoài có tác dụng kiểm soát hoạt động tiểu tiện.
- Cơ sàn chậu, nằm ngay bên dưới bàng quang, có tác dụng nâng đỡ bàng quang, giữ cho ống niệu đạo đóng lại đều đặn.
Phản xạ đi tiểu bình thường là sự kết hợp nhuần nhuyễn của các nhóm cơ
Bàng quang có khả năng chứa đựng 400 - 620 ml nước tiểu. Sau khi bàng quang đầy sẽ kích thích các cơ ở thành bàng quang gửi tín hiệu lên hệ thần kinh. Tín hiệu được gửi lên trung tâm mót tiểu ở cầu não (cầu não vai trò điều phối hoạt động của bàng quang và cơ thắt sao cho chúng hoạt động nhịp nhàng với nhau) rồi tới vỏ não (trung tâm kiểm soát đi tiểu). Từ vỏ não, các xung động đi xuống, sau đó giãn cơ vòng niệu đạo ngoài để chỉ huy việc đi tiểu.
Vì vậy, phản xạ đi tiểu bình thường đòi hỏi phải có sự toàn vẹn của vỏ não, cầu não, cơ bàng quang, cơ vòng niệu đạo, các dây thần kinh dẫn truyền. Những người cơ bàng quang suy yếu, rối loạn hay hệ thần kinh bị ảnh hưởng không thể kiểm soát hoạt động tiểu tiện sẽ mất cảm giác buồn tiểu.
>>> Xem thêm: Tiểu không tự chủ ở trẻ em - Cách cải thiện hiệu quả
Cách cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu là gì?
Để cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Không nên sử dụng đồ uống chứa caffein bởi có thể kích thích hệ thần kinh trung ương gây lợi tiểu, làm giãn cơ thắt niệu đạo, dẫn đến tiểu nhiều, thậm chí mất cảm giác buồn tiểu.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu
Tập thể dục đều đặn: Bài tập kegel khá đơn giản, ai cũng có thể tự tập luyện ở bất cứ nơi đâu. Kegel giúp tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, cơ bàng quang, cải thiện rối loạn tiểu tiện.
Thuốc tây
Thuốc kháng cholinergic được dùng giúp làm giãn cơ trơn bàng quang thông qua sự ngăn chặn thụ thể acetylcholine, cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu.
Nhóm thuốc chẹn alpha – 1: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách làm tăng trương lực cơ ở bàng quang, giúp bàng quang thư giãn và mở ra dễ dàng, từ đó giúp cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu.
Thuốc tây giúp điều trị tình trạng mất cảm giác buồn tiểu
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu
Hiện nay, nhiều người có xu hướng lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược với thành phần chính bạch tật lê giúp tăng cường khả năng chứa đựng nước tiểu ở bàng quang, chống viêm nhiễm, thanh nhiệt, giải độc,… Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bên cạnh bạch tật lê, sản phẩm còn được kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao hoàng cầm, soy isoflavones, cao trinh nữ hoàng cung,… giúp giảm kích thích bàng quang, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, đảm bảo chức năng của bàng quang bình thường, do đó cải thiện tình trạng mất cảm giác buồn tiểu hiệu quả.
Mất cảm giác buồn tiểu gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống cũng như việc học tập. Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả, hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính bạch tật lê nhé!
Thu Hiền
Bình luận