Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng phổ biến hiện nay. Rối loạn tiểu tiện này gây ảnh hưởng không nhỏ đến con và cả bố mẹ. Vậy cách nào giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau đây nhé!

Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

Tiểu không tự chủ (tiểu không kiểm soát) là tình trạng mất kiểm soát hoạt động tiểu tiện. Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở mọi độ tuổi, cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia thường phân biệt tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em thành 2 nhóm tuổi, dưới 6 tuổi và từ 6 - 12 tuổi.  

- Trẻ dưới 6 tuổi: Đây là đối tượng thường tiểu không tự chủ, đặc biệt vào ban đêm. Tuy nhiên, chuyên gia cho biết, do lúc này các cơ quan của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện, bao gồm cả bàng quang, nên tình trạng tiểu không tự chủ không được xem là bệnh lý. 

- Trẻ từ 6 - 12 tuổi: Nếu bé ở lứa tuổi này mà vẫn thường xuyên đi tiểu không tự chủ thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiềm ẩn bệnh lý. Bởi lúc này các cơ quan của bé đã phát triển toàn diện và đảm bảo đầy đủ chức năng. 

tre-em-tieu-nhieu-lan-trong-ngay-la-tinh-trang-nhu-the-nao.webp

Tiểu không tự chủ ở trẻ em là tình trạng như thế nào?

>>> Xem thêm: Cách trị mắc tiểu liên tục là gì?

Tiểu không tự chủ ở trẻ em gây ảnh hưởng như thế nào?

Tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em gây ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý, sinh hoạt và thậm chí cả sức khỏe.

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Tiểu không tự chủ ở trẻ em có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

- Bàng quang kích thích: Thông thường, khi nước tiểu đầy, các cơ bàng quang của trẻ sẽ co bóp và mở cơ thắt ở cổ bàng quang, nước tiểu được đưa ra ngoài. Nhưng khi bàng quang tổn thương, rối loạn thì chỉ một lượng nhỏ nước tiểu cũng đã kích thích, khiến bé buồn đi tiểu thường xuyên, gây nên tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em.

- Sỏi, dị vật đường tiết niệu: Đây là những yếu tố cản trở dòng chảy của nước tiểu, làm cho trẻ đi tiểu không tự chủ nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít.

- Bàng quang nhỏ: Nhiều trẻ có bàng quang nhỏ nên lượng nước tiểu được chứa đựng ít, dẫn đến chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em.

- Viêm đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị viêm nhiễm gây kích thích bàng quang, niệu đạo dẫn đến tình trạng mắc tiểu thường xuyên, đi tiểu không tự chủ.

Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Nhiều trẻ mắc chứng tiểu không tự chủ thấy mặc cảm, tự ti vì bệnh của mình. Thường xuyên phải chạy đi tiểu khiến các bé luôn trong tâm lý lo sợ. Nhiều trường hợp không kịp vào nhà vệ sinh còn bị són ra ngoài, bạn bè trêu đùa làm bé sống khép mình hơn, lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm.

   Trẻ em tiểu nhiều lần trong ngày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tiểu không tự chủ ở trẻ em ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Mách bạn cách cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em

Tiểu không tự chủ ở trẻ em gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe cho con. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau:

Tim heo hầm tua sen

Lấy một quả tim heo bổ đôi, bỏ phần gân trắng. Tua sen, hạt sen, khiếm thực, táo đỏ mỗi thứ 10g, cho thêm gia vị vừa đủ, nhồi vào tim heo rồi khâu lại, ninh nhừ. Món này giúp trị tiểu không tự chủ ở trẻ em rất tốt.

Chè hạt sen, đậu đen

Lấy hạt sen, đậu đen, táo đỏ, vỏ quýt, đường cát lượng vừa ăn cho vào nồi ninh nhừ thành chè. Dùng ăn hàng ngày sẽ giúp hạn chế chứng tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ ở trẻ em.

Củ sen hầm xương dê

Lấy củ sen, xương dê, thêm gia vị rồi hầm nhừ, sau đó cho trẻ ăn. Món ăn này không những mang lại nhiều dinh dưỡng cho cơ thể mà còn cải thiện chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em rất hiệu quả.

Canh hẹ nấu óc heo

Lấy óc heo, rau hẹ, đậu phụ, gia vị thêm vừa đủ rồi nấu thành canh. Món này giúp cải thiện tốt chứng tiểu không tự chủ ở trẻ em.

Súp cà rốt nấu dạ dày heo

Cà rốt, khoai tây, dạ dày heo cho vào nồi. Thêm gia vị, hầm nhừ rồi lấy cho bé ăn sẽ hạn chế chứng tiểu không tự chủ.

sup-ca-rot.webp

Súp cà rốt nấu dạ dày heo giúp cải thiện tiểu không tự chủ ở trẻ em

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Sử dụng sản phẩm thảo dược với thành phần chính bạch tật lê giúp tăng cường khả năng chứa đựng nước tiểu ở bàng quang, chống viêm nhiễm, thanh nhiệt, giải độc,… Theo nghiên cứu năm 2008 ở Iraq, hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất hữu cơ cùng dung dịch nước từ quả, lá và rễ cây bạch tật lê được sử dụng làm thuốc chống nhiễm trùng đường tiết niệu. 

Bên cạnh bạch tật lê, sản phẩm còn được kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác như chiết xuất hạt bí ngô, cao chi tử, cao hoàng cầm, soy isoflavones, cao trinh nữ hoàng cung,… giúp giảm kích thích bàng quang, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, đảm bảo chức năng của bàng quang bình thường, do đó cải thiện tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em hiệu quả.

Tiểu không tự chủ ở trẻ em gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống cũng như việc học tập. Để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất, cha mẹ cần khuyên trẻ tuân thủ phác đồ điều trị, kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính bạch tật lê. 

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-ich-tieu-vuong-_2_.webp

Bình luận