Bệnh suy tuyến thượng thận có đáng sợ không? Chắc hẳn, đây sẽ là câu hỏi mà nhiều người hoang mang đặt ra khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán bị suy tuyến thượng thận. Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết suy tuyến thượng thận là gì? Liệu có nguy hiểm gì không và phương pháp điều trị ra sao nhé!

Suy tuyến thượng thận là bệnh gì?

Thượng thận chính là tuyến nội tiết có kích thước rất nhỏ, nằm ở vị trí phía trên của 2 quả thận. Thông thường, mỗi một tuyến thượng thận đều có cấu tạo gồm 2 phần chủ yếu, đó là phần vỏ, có tiết ra loại hormone corticosteroid và phần tủy – nơi tiết ra các loại hormone catecholamine. Hai hormone này giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống của con người.

   Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận là gì?

Suy tuyến thượng thận là khái niệm dùng để chỉ về tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa các chất do tuyến thượng thận sản xuất ra ít cortisol. Tình trạng này khiến cho sức khỏe người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải bệnh lý này, thậm chí cả trẻ em.

Bệnh suy tuyến thượng thận được chia làm 2 loại là: Suy thượng thận nguyên phát và thứ phát. 

+ Suy thượng thận nguyên phát: Được gọi là bệnh Addison do tuyến thượng thận bị phá huỷ, không tiết đủ hai loại hormone chính là cortisol và aldosteron.

+ Suy thượng thận thứ phát: Là bệnh lý do rối loạn sản xuất hormone vỏ tuyến thượng thận, gây tăng glucocorticoid không kìm hãm được.

>>> Xem thêm: Sỏi thận đi tiểu ra máu nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hiệu quả là gì?

Bệnh suy tuyến thượng thận có đáng sợ không?

Bệnh suy tuyến thượng thận có đáng sợ không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra. Xin được trả lời, bệnh suy tuyến thượng thận nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị hữu hiệu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có thể kể đến như:

Lượng hormone cortisol sụt giảm nghiêm trọng

Khi lượng hormone cortisol bị sụt giảm nghiêm trọng dễ dẫn đến:

+ Cơ thể uể oải, mệt mỏi: Đây là triệu chứng điển hình khi người bệnh bị suy tuyến thượng thận. Lúc này, khả năng làm việc và học tập sẽ ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Người bệnh sẽ làm việc thiếu tập trung, không có hiệu quả.

 Suy tuyến thượng thận khiến người bệnh luôn mệt mỏi

Suy tuyến thượng thận khiến người bệnh luôn mệt mỏi

+ Tụt huyết áp: Nguyên nhân là do bệnh Addison khiến cho lượng hormone ở tuyến thượng thận bị sụt giảm nghiêm trọng.

+ Cơ thể bị sút cân: Lượng muối, khoáng chất giảm mạnh khi tuyến thượng thận bị tổn thương, dẫn đến sút cân.

+ Rối loạn tiền đình: Gây ra hiện tượng đau đầu, chóng mặt.

Suy giảm hormone aldosterone

Suy tuyến thượng thận khiến cho lượng hormone aldosterone bị sụt giảm một cách nghiêm trọng. Điều này sẽ làm xáo trộn hoạt động của cơ quan sinh sản ở cả nam và nữ giới. Cụ thể:

+ Đối với nữ giới: Dễ dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh và có nguy cơ cao bị vô sinh.

+ Đối với nam giới: Gây suy giảm chức năng sinh lý, bất lực trong chuyện giường chiếu.

  Nữ giới mắc suy tuyến thượng thận có thể gây rối loạn kinh nguyệt

Nữ giới mắc suy tuyến thượng thận có thể gây rối loạn kinh nguyệt

Một số biến chứng nguy hiểm khác

+ Lượng bạch cầu bị suy giảm khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể cũng giảm theo. Người bệnh dễ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng.

+ Thiếu máu gây chóng mặt, hoa mắt.

+ Rối loạn điện giải khiến cho cơ thể bị thiếu muối một cách trầm trọng.

+ Lượng nước tiểu giảm một cách bất thường.

+ Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có khả năng cao bị suy thận mạn, thậm chí là gây ung thư tuyến thượng thận.

>>> Xem thêm: Chữa thận yếu bằng đậu đen có thực sự tốt không?

Bệnh suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Bệnh suy tuyến thượng thận thường mang lại nhiều phiền toái trong sinh hoạt của người mắc. Vậy suy tuyến thượng thận có chữa được không? 

Theo các chuyên gia y tế, đa số trường hợp bị suy tuyến thượng thận hầu hết không thể khỏi bệnh một cách hoàn toàn. Người bệnh sẽ phải dùng thuốc điều trị đến suốt đời nhằm mục tiêu thay thế hormone bị thiếu hụt khi thượng thận không sản xuất đủ. Thông thường, để điều trị suy tuyến thượng thận, người bệnh sẽ nhận chỉ định dùng các loại thuốc có chứa corticosteroid giúp kiểm soát được phần nào triệu chứng.

 Người bị suy tuyến thượng thận sẽ phải dùng thuốc suốt đời 

Người bị suy tuyến thượng thận sẽ phải dùng thuốc suốt đời

Bên cạnh việc dùng thuốc, chuyên gia khuyên người bị suy tuyến thượng thận nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho phù hợp để có thể cải thiện bệnh hiệu quả. Cụ thể, người bị suy tuyến thượng thận nên: 

+ Ăn nhiều đạm và các chất béo lành mạnh như: Cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các loại đậu, hạt, olive, quả bơ,…

+ Hạn chế các loại carbohydrate tinh chế; Tránh những thực phẩm gây viêm, dị ứng.

+ Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C; Hạn chế những trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng có thể làm tổn thương thêm tuyến thượng thận.

+ Bổ sung vitamin nhóm B: Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B5 và B6 cung cấp dưỡng chất cần thiết cho tuyến thượng thận làm việc hiệu quả. 

+ Tăng lượng muối tiêu thụ (nhưng ở mức độ vừa phải).

+ Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần. 

+ Nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy mệt mỏi, tránh thức khuya và ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi đêm tùy thuộc vào nhu cầu sẽ giúp tăng cường sức khỏe tuyến thượng thận.

+ Tập thể dục thể thao hàng ngày.

>>> Xem thêm: Bị hội chứng thận hư nên ăn gì để đủ albumin?

Hỗ trợ tăng cường chức năng tuyến thượng thận nhờ thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, tập luyện khoa học, người bệnh nên tìm đến các giải pháp tích cực hơn, tăng cường chức năng thận cũng như tuyến thượng thận ngay từ bên trong cơ thể, đó là bổ sung những thảo dược tốt cho thận. Đây là xu hướng được rất nhiều người lựa chọn để cải thiện các bệnh về thận nói chung và suy tuyến thượng thận nói riêng. Đi đầu cho xu hướng này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính từ cây dành dành. Theo đông y, cành và lá cây dành dành có vị đắng chát, tính hàn, thường dùng để chữa các bệnh liên quan đến thận, suy giảm chức năng thận, điều hòa huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch ở thận cũng như lưu thông máu. Thảo dược này cũng đã có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả với bệnh suy thận. Trong đó, nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 cho thấy, chiết xuất từ quả và thân cây dành dành chứa hoạt chất có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô. Do vậy ức chế quá trình xơ hóa thận, chống lại sự mất chức năng của thận, từ đó ngăn ngừa diễn tiến đến suy thận.

 Sản phẩm chứa thành phần chính từ cây dành dành hỗ trợ cải thiện suy tuyến thượng thận hiệu quả 

Sản phẩm chứa thành phần chính từ cây dành dành hỗ trợ cải thiện suy tuyến thượng thận hiệu quả

Ngoài dành dành, sản phẩm còn là sự kết hợp của nhiều vị thuốc tốt cho thận như: Đan sâm, hoàng kỳ, mã đề, bạch phục linh, râu mèo, linh chi đỏ,... Sự kết hợp này đem đến tác dụng phòng ngừa, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ điều trị triệu chứng của bệnh suy tuyến thượng thận hiệu quả; Hơn nữa, sản phẩm còn giúp ngăn chặn tình trạng suy tuyến thượng thận tiến triển thành suy thận. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp làm chậm tiến trình suy thận; Giảm nhu cầu lọc máu ở bệnh nhân suy thận; Ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: “Bệnh suy tuyến thượng thận có đáng sợ không”? Để cải thiện bệnh hiệu quả, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành nhé!

Linh Ngọc

 

Bình luận