Khi mắc suy thận, một trong những nguy cơ về sức khỏe mà người bệnh phải đối mặt đó là tăng kali máu. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy người bệnh nên làm gì để không bị tăng kali máu?

Người mắc suy thận dễ bị tăng kali máu

Là một chất điện giải có vai trò quan trọng trong các hoạt động thần kinh – cơ, nồng độ kali trong máu thường ở mức 3,5 – 5,5mEq/L. Trong trường hợp lượng kali cao hơn mức này thì được gọi là tăng kali máu, đặc biệt, nếu vượt quá 6,5mEq/L có thể gây rối loạn nhịp tim, gây nguy hiểm tới tính mạng. Kali được đào thải chủ yếu qua thận. Do đó, khi chức năng của thận bị suy giảm thì lượng kali trong máu rất dễ tăng cao và vượt quá giới hạn bình thường. Bởi vậy, bên cạnh các ảnh hưởng về sức khỏe khác thì người mắc suy thận rất dễ bị tăng kali máu.

nguoi-mac-suy-than-de-bi-tang-kali-mau 

Người mắc suy thận dễ bị tăng kali máu.

Các biểu hiện của tăng kali máu thường rất ít và mờ nhạt, bao gồm: cảm giác yếu cơ, đau mỏi bắp chân (bắp tay), chuột rút, nôn… Do đó, ngay khi xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên tới cơ sở chuyên khoa để được khám và chuẩn đoán chính xác. Trong trường hợp có tăng kali máu, cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp giúp giảm nồng độ kali theo chỉ định của chuyên gia.

Thu Hương

 

Bình luận