Triệu chứng bệnh lupus ban đỏ là gì?

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ rất khác nhau, từ nhẹ đến nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Nó được ví như “người bắt chước vĩ đại” bởi triệu chứng có thể tương tự các bệnh khác, ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể và dễ tái phát.

  Lupus ban đỏ là bệnh lý nguy hiểm

Lupus ban đỏ là bệnh lý nguy hiểm

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh lupus ban đỏ là: Nhức đầu; mệt mỏi; sốt; đau, sưng khớp; phát ban hình cánh bướm trên mũi và má; rụng tóc; thiếu máu; loét mũi và miệng; phù (giữ nước) ở tay, chân và mặt; nhạy cảm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng mặt trời; dấu hiệu của bệnh Raynaud (tứ chi chuyển sang màu trắng hoặc xanh khi tiếp xúc với lạnh).

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh lupus ban đỏ bằng cây thuốc dân gian

Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?

Cho đến nay, lupus ban đỏ chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc, bệnh có thể bùng phát thành nhiều đợt. Tuy nhiên, người bị lupus ban đỏ có thể áp dụng các phương pháp như dùng thuốc, thay đổi lối sống để cải thiện triệu chứng lupus ban đỏ và phòng tránh các biến chứng hiệu quả.

Nếu không được điều trị sớm, lupus ban đỏ sẽ tiến triển nặng, ảnh hưởng đến da cũng như các cơ quan khác trong cơ thể. Những biến chứng đó bao gồm:

- Tổn thương gan: Tổn thương gan thường do bệnh lupus ban đỏ hoặc tác dụng phụ của thuốc lên gan. Trong nhiều trường hợp, tổn thương gan có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan, thậm chí là tử vong.

 Lupus ban đỏ gây tổn thương gan 

Lupus ban đỏ gây tổn thương gan

- Tổn thương hệ tạo máu: Người mắc lupus ban đỏ có thể bị giảm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Trong trường hợp nhẹ, người mắc chỉ cần dùng thuốc để cơ thể sản sinh đủ tế bào máu nhưng nếu tình trạng trầm trọng, có thể phải truyền máu.

- Biến chứng về thận: Đây là biến chứng thường gặp nhất của bệnh lupus ban đỏ. Theo thống kê, có đến 70% người bị lupus có biến chứng ở thận. Điều này thường đến từ các tác dụng phụ của thuốc. Thông thường, bệnh thận do lupus sẽ tiến triển từ viêm cầu thận, hội chứng thận hư đến suy thận, thậm chí người bệnh phải lọc máu để duy trì sự sống.

- Biến chứng tim mạch: Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch như gây ra bệnh mạch vành - có đến 30% người bị lupus ban đỏ tử vong do bệnh mạch vành. Nguy cơ nhồi máu cơ tim của chị em bị lupus ban đỏ trong độ tuổi từ 35 – 40 cao gấp 52,3 lần phụ nữ bình thường.

>>> Xem thêm: Điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa

Điều trị lupus ban đỏ như thế nào?

Người bệnh có thể áp dụng các cách dưới đây để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng lupus ban đỏ hiệu quả.

Thay đổi lối sống

Bất kỳ mắc bệnh gì, trong đó có lupus ban đỏ, bạn cũng cần có lối sống khoa học, chế độ ăn uống lành mạnh, cụ thể:

- Tập thể dục: Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và đi xe đạp có thể giúp ngăn ngừa đau cơ bắp, giảm nguy cơ phát triển loãng xương ở người bị lupus ban đỏ. Ngoài ra, nó cũng tác động tích cực đến tâm trạng. Do đó, người bệnh nên dành ra ít nhất 30 phút/ngày để vận động nhé.

- Nghỉ ngơi đầy đủ: Điều này giúp thể chất được khỏe mạnh.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị lupus nên ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng: Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi,…; hạn chế uống rượu bia để tránh đồ uống này tương tác với thuốc hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng loét.

- Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá có thể làm trầm trọng các triệu chứng lupus ban đỏ.

- Bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời: Đây là một trong những yếu tố kích hoạt bùng phát lupus ban đỏ, do đó, bạn nên tự bảo vệ mình khỏi ánh mặt trời bằng cách: Thoa kem chống nắng, mặc quần áo dài,… khi ra ngoài trời.

 Người bị lupus ban đỏ nên mặc áo chống nắng khi ra ngoài 

Người bị lupus ban đỏ nên mặc áo chống nắng khi ra ngoài

Sử dụng thuốc

Việc chỉ định các loại thuốc điều trị lupus ban đỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: Độ tuổi của người mắc, loại thuốc đang dùng, sức khỏe tổng thể, lịch sử y tế và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

- Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Các thuốc này có hiệu quả tốt với các triệu chứng ở cơ và khớp, tuy nhiên, tác dụng phụ là dễ gây viêm loét dạ dày, tá tràng nên phải uống khi ăn no.

- Thuốc corticosteroid: Có tác dụng chống viêm mạnh, được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đã có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ của thuốc thường gặp đó là: Loãng xương, rạn da, loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,...

- Thuốc chống sốt rét có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.

- Các loại thuốc ức chế miễn dịch: Thường có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.

>>> Xem thêm: Tổn thương thận do lupus ban đỏ hệ thống

Hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ bằng sản phẩm từ thảo dược

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh lupus hoàn toàn. Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng này, bạn nên tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định để cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng. Ngoài ra, người bệnh nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh lupus gây nên. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

 Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ 

Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Câu hỏi: “Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không?” đã được giải đáp. Tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể phần nào kiểm soát được bệnh nếu tuân thủ điều trị và xây dựng một lối sống lành mạnh. Ngoài ra, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng để hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ, bạn nhé!

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận