Vì sao axit uric máu tăng?

Axit uric là một sản phẩm của chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Đây là nguồn axit uric nội sinh. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (nhất là nội tạng, hải sản,…) cũng có nhân tế bào, khi ăn vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit uric.

Axit uric được đào thải 80% qua đường niệu, 20% qua đường tiêu hóa và da. Trong quá trình chuyển hóa, khi nguồn tạo thành axit uric nhiều nhưng thải ra ít thì sẽ làm cho chúng bị giữ lại trong máu, kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn ở khớp và gây ra triệu chứng của bệnh gút. 

Lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng axit uric máu và nguy cơ mắc bệnh gút sẽ rất cao. 

  Lượng axit uric máu tăng cao có thể gây lắng đọng tại khớp

Lượng axit uric máu tăng cao có thể gây lắng đọng tại khớp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ dư thừa axit uric trong máu có thể kể tới như:

-  Có vấn đề về thận: Nồng độ axit uric trong máu cao hơn xảy ra khi thận hoạt động không hiệu quả. Điều này có thể là do chức năng thận đang bị suy giảm. Đây chính là lý do tại sao các chuyên gia thường yêu cầu người bị tăng axit uric máu phải kiểm tra thận định kỳ.

-  Chế độ ăn giàu purin: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,... cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

- Sử dụng nước ngọt chứa fructose: Lượng fructose cao trong thức ăn và đồ uống sẽ làm tăng sản xuất purin. Ngoài ra, fructose còn cạnh tranh bài tiết với axit uric. Chính vì vậy, uống quá nhiều nước ngọt đóng chai cũng là lý do khiến bạn bị tăng axit uric trong máu và có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.

- Do di truyền: Ở một số người, bệnh gút không đến từ thói quen ăn uống hay sinh hoạt hàng ngày mà do gen, khiến cơ thể họ sản xuất lượng axit uric cao hơn bình thường.

>>> Xem thêm: Thắc mắc: Người bị BỆNH GÚT có ăn được mì tôm không?

4 cách giảm axit uric trong máu cực hay

Nếu mới phát hiện chỉ số axit uric cao hơn bình thường thì đừng quá lo lắng, bởi có nhiều phương pháp tự nhiên sẽ giúp ích cho bạn. Dưới đây là 4 cách giảm axit uric trong máu an toàn, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

Uống nhiều nước

Nước có khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể, nó làm loãng và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric. Vì thế, bạn cần đảm bảo uống ít nhất 10 đến 12 ly nước (tương đương 1,5 - 2 lít) mỗi ngày. Đây là cách giảm axit uric trong máu đơn giản mà hiệu quả bất ngờ. Bằng cách này, bạn có thể duy trì nồng độ axit uric trong máu luôn ở ngưỡng bình thường. 

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả

Các loại rau lá xanh chứa hàm lượng vitamin C cao, giúp làm giảm axit của cơ thể. Vì vậy, để giảm axit uric trong máu hiệu quả, bạn hãy ăn càng nhiều rau xanh càng tốt. Trái cây như nho, dứa, cherry có chất kháng viêm được gọi là anthocyanin. Hợp chất này giúp giảm mức axit uric trong máu, ngăn ngừa chúng kết tinh thành tinh thể muối urat và lắng đọng tại khớp. Các chuyên gia cũng khuyên người mắc bệnh gút nên ăn nho thường xuyên để nâng cao tính kiềm trong cơ thể và đào thải axit uric ra ngoài một cách hiệu quả hơn.

 Bổ sung các loại rau củ là cách giảm axit uric trong máu 

Bổ sung các loại rau củ là cách giảm axit uric trong máu

Uống nước chanh

Chanh là loại thực phẩm có tính axit. Tuy nhiên, khi vào trong cơ thể, nó sẽ là dung môi của axit được đồng hóa, tạo ra môi trường kiềm và giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Chỉ cần vắt lấy nửa quả chanh vào cốc nước và uống 2 lần một ngày sẽ giúp nồng độ axit uric trong cơ thể giảm đáng kể. 

Giấm táo

Giấm táo được nhiều người sử dụng để giảm cân. Tuy nhiên, tính chất chống oxy hóa và kháng viêm trong giấm táo có thể làm giảm mức axit uric trong cơ thể. Giấm táo còn phá vỡ và loại bỏ axit uric nhanh chóng hơn. Lưu ý, bạn nên pha giấm táo với nước và uống 2 - 3 lần một ngày để có hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Mách bạn 3 cách chữa BỆNH GOUT bằng lá lốt an toàn, hiệu quả tức thì

Giảm axit uric máu, cải thiện bệnh gút nhờ sản phẩm thảo dược

Để giảm axit uric máu, đưa chỉ số này về ngưỡng an toàn và ngăn chặn cơn đau gút tái phát, ngoài việc áp dụng các lời khuyên kể trên, giới chuyên gia khuyên người bị gút hoặc có chỉ số axit uric máu tăng nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Một trong những sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây trạch tả - thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric (nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút).

  Trạch tả giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút, hạ axit uric máu hiệu quả

Trạch tả giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút, hạ axit uric máu hiệu quả

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của các thảo dược mang tính chống viêm, giảm đau tốt như:

- Nhọ nồi: Là thảo dược được sử dụng lâu đời giúp thanh nhiệt, giải độc, rất tốt trong các trường hợp sưng, đau do cơn gút cấp.

- Ba kích: Đây là vị thuốc quý có tác dụng bổ thận, giúp thận đào thải axit uric một cách hiệu quả hơn.

- Hạ khô thảo: Là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, có hiệu quả tốt với những trường hợp viêm, sưng đau do gút.

- Thổ phục linh: Giúp trừ phong thấp, giúp giảm sưng, đau hiệu quả trong trường hợp bị cơn đau gút cấp tấn công.

- Nhàu: Có khả năng điều hòa chức năng thận, lợi tiểu, an thần, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm axit uric một cách hiệu quả.

- Hoàng bá: Giúp điều hòa khí huyết, giải trừ nhiệt độc, chống viêm, hạ sốt.

Với các thành phần thảo dược này, sản phẩm mang đến công dụng giúp: Giảm nồng độ axit uric máu, giảm sưng đau do gút, ngăn chặn cơn đau gút tái phát an toàn, hiệu quả. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho những đối tượng có nguy cơ mắc gút cao như: Người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, người ít vận động, mắc các vấn đề rối loạn chuyển hóa,... Đặc biệt, sản phẩm rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị gút cấp tính, mạn tính, người có nồng độ axit uric máu cao,...

Hãy áp dụng 4 cách giảm axit uric trong máu đơn giản được nêu trong bài viết trên. Đặc biệt, hãy kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ trạch tả mỗi ngày để giảm axit uric trong máu cũng như cải thiện bệnh gút hiệu quả nhé!

Bình luận