Nguyên nhân gây bệnh gút là gì?

Bệnh gút (thống phong) là loại viêm khớp đột ngột, đặc trưng bởi hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp chân, ít gặp hơn đối với khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay). Nguyên nhân chính là do lượng acid uric tăng cao trong máu, gây ra tình trạng lắng đọng muối urat tại khớp gây viêm, đau đớn, biến dạng và cứng khớp. Cụ thể là:

Nguyên nhân nguyên phát

Có liên quan đến các yếu tố di truyền và cơ địa. Trong trường hợp này, cơ thể bệnh nhân có sự tổng hợp purin nội sinh cao hơn bình thường, dẫn đến nồng độ acid uric trong máu cũng tăng theo.

Nguyên nhân thứ phát

Những yếu tố bên ngoài sau đây có thể là nguyên nhân gây ra bệnh gút:

- Chế độ ăn uống: Đây chính là “thủ phạm” chính gây bệnh gút. Có thói quen uống rượu, bia không kiểm soát, cùng với việc dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, cá béo,... là những tác nhân chủ yếu kích thích sự gia tăng acid uric trong máu.

 Ăn quá nhiều thịt đỏ như: Bò, dê, chó,… có thể là nguyên nhân gây bệnh gút

Ăn quá nhiều thịt đỏ như: Bò, dê, chó,… có thể là nguyên nhân gây bệnh gút

- Rối loạn chức năng thận: Sự bất thường trong chuyển hóa purin khiến thận không thể lọc acid uric từ trong máu. Lâu dần sẽ hình thành nên những tinh thể acid uric tập trung tại khớp. Từ đó gây sưng, viêm, đau đớn cho bệnh nhân.

>>> Xem thêm: Thắc mắc: Người bị BỆNH GÚT có ăn được mì tôm không?

Người bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không?

Các nghiên cứu từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Hàm lượng protein trong thịt vịt thường lớn hơn nhiều so với những loại thực phẩm khác (thịt bò, thịt dê, trứng,…). Với hàm lượng protein lớn như vậy,  đây là loại thực phẩm giúp bổ sung năng lượng, giúp các hoạt động hàng ngày của cơ thể diễn ra bình thường. Không chỉ vậy, thịt vịt còn chứa rất nhiều chất khác như: Canxi, photpho, sắt và các vitamin B1, B2, A, D,… Vậy, người bị gút có ăn được thịt vịt không? 

Đối với người bị gút thì thịt vịt lại không khác gì “thuốc độc”. Bởi chế độ ăn uống có chứa nhiều chất đạm dễ dẫn đến việc hấp thu nhân purin quá nhiều, khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm lắng đọng tinh thể muối urat và gây nên viêm tại khớp. Trong khi đó, thịt vịt lại là món ăn giàu đạm, chứa hàm lượng purin cao. Vì vậy, những người bị bệnh gút cần phải tránh dùng thịt vịt. Người bị gút cấp tính có thể sử dụng thịt vịt với một lượng nhỏ. Ở đối tượng mắc gút mạn tính thì tuyệt đối không nên sử dụng loại thực phẩm này.

Người bị gút không nên ăn thịt vịt

Người bị gút không nên ăn thịt vịt

Nếu có ăn thịt vịt, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

+ Không ăn đùi và da vịt vì đây là nơi có hàm lượng purin cao nhất.

+ Mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa từ 50 - 70g thịt vịt.

+ Thường xuyên ăn rau xanh và uống đủ nước để giúp quá trình đào thải acid uric ra ngoài cơ thể nhanh hơn.

+ Trong 1 ngày, nếu đã sử dụng thịt vịt thì không nên ăn thêm những thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao.

>>> Xem thêm: Mách bạn 3 cách chữa BỆNH GOUT bằng lá lốt an toàn, hiệu quả tức thì

Chế độ dinh dưỡng cho người bị gút

Chế độ dinh dưỡng quyết định không nhỏ đến việc sức khỏe người bệnh gút tốt lên hay xấu đi. Nguyên tắc trong thực đơn của đối tượng này là:

- Đảm bảo bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng ở tỉ lệ cân đối, tỷ lệ của chất đạm – béo – tinh bột nên là: 12 - 15%, 18 - 20%; 65 - 70%.

- Không ăn các loại thức ăn chứa nhiều nhân purin: Thịt có hàm lượng đạm quá cao (thịt trâu, thịt bò, thịt dê), hải sản (cá biển, tôm, cua, sò, ốc), phủ tạng,... Lượng protein cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là khoảng 50 - 100g, vì thế, bạn không nên loại bỏ hoàn toàn protein khỏi khẩu phần ăn. Thay vì dùng thịt đỏ, bạn hãy ưu tiên ăn thịt có màu trắng như: Cá sông, lườn gà, thịt heo,… bởi chúng thường chứa ít purin hơn.

benh-gut-nen-an-cac-loai-thit-trang-thay-cho-thit-do.webp

Người bị gút nên dùng thịt trắng như: Ức gà, cá sông,… thay cho các loại thịt đỏ

- Cần có sự lựa chọn và phối hợp nhiều loại thực phẩm đều đặn trong thực đơn hàng ngày.

- Không uống rượu, bia.

- Nên ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh, hoa quả,... Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế các loại rau củ quả như: Măng, nấm, giá đỗ, đậu hà lan, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, bởi chúng sẽ làm tăng lượng acid uric trong cơ thể một cách nhanh chóng. Bổ sung từ 500 – 1000mg vitamin C/ngày.

- Người bệnh nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường thải acid uric qua nước tiểu.

- Nên ưu tiên dùng các món hấp, luộc. Hạn chế tối đa đồ chiên, xào nhiều dầu mỡ, mì tôm. Không nên ăn vào lúc quá khuya để giảm bớt gánh nặng cho gan.

Chế độ ăn uống cho người bệnh gút có ý nghĩa rất quan trọng. Áp dụng chế độ ăn khoa học như trên có thể hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể, qua đó làm hạ acid uric máu.

>>> Xem thêm: Băn khoăn: Chỉ số ACID URIC TRONG MÁU CAO có nguy hiểm không?

Cải thiện bệnh gút hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng đối với người mắc bệnh gút. Tuy nhiên, chỉ áp dụng chế độ ăn uống điều độ là chưa đủ đề ổn định bệnh lý này. Đó là chưa kể tới khả năng ăn kiêng quá mức có thể gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Hiện nay, các chuyên gia khuyên người bị gút nên sử dụng sản phẩm chứa thành phần từ thảo dược thiên nhiên để giảm acid uric, cải thiện cơn đau gút và ngăn ngừa bệnh tái phát. Một trong những sản phẩm đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần chính từ cây trạch tả - Thảo dược được sử dụng từ lâu đời với tác dụng bổ thận, tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, trong đó có acid uric – nguyên nhân trực tiếp hình thành cơn đau khớp do bệnh gút.

Trạch tả giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp hoàn hảo của các thảo dược có tính chống viêm, giảm đau tốt như:

- Nhọ nồi: Là thảo dược được sử dụng lâu đời giúp thanh nhiệt, giải độc, rất tốt trong các trường hợp sưng, đau do cơn gút cấp.

- Ba kích: Đây là vị thuốc quý có tác dụng bổ thận, giúp thận đào thải acid uric một cách hiệu quả hơn.

- Hạ khô thảo: Là vị thuốc thanh nhiệt, giải độc, làm mát gan, có hiệu quả tốt với những trường hợp viêm, sưng đau do gút.

- Thổ phục linh: Giúp trừ phong thấp, giảm sưng, đau hiệu quả trong trường hợp bị cơn đau gút cấp tấn công.

- Nhàu: Có khả năng điều hòa chức năng thận, lợi tiểu, an thần, tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm acid uric một cách hiệu quả.

- Hoàng bá: Giúp điều hòa khí huyết, giải trừ nhiệt độc, chống viêm, hạ sốt.

Với các thành phần thảo dược này, sản phẩm mang đến công dụng giúp: Giảm nồng độ acid uric máu, giảm sưng đau do gút, ngăn chặn cơn đau gút tái phát an toàn, hiệu quả. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho các đối tượng có nguy cơ mắc gút cao như: Người béo phì, nam giới tuổi trung niên thường xuyên uống bia, rượu, người ít vận động, mắc các vấn đề rối loạn chuyển hóa... Đặc biệt, sản phẩm rất hiệu quả trong hỗ trợ điều trị gút cấp tính, mạn tính, người có nồng độ acid uric máu cao,...

Câu hỏi: Người bị bệnh gút có ăn được thịt vịt không đã tìm được lời giải đáp. Bạn hãy thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ trạch tả mỗi ngày để bệnh gút sớm được cải thiện nhé!

Nguyệt Nga

Bình luận