U tuyến giáp là bệnh thường gặp, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người mắc. Vậy u tuyến giáp có biểu hiện gì? Làm sao để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả, tránh phải mổ? Để trả lời thắc mắc trên, mời bạn tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Biểu hiện của u tuyến giáp

Trong hầu hết các trường hợp, u tuyến giáp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Các khối u (nhân) thường được phát hiện khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ hoặc xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc chụp CT. Một số trường hợp u tuyến giáp phát triển với kích thước lớn có thể gây ra các triệu chứng như::

  • Sưng hoặc nổi cục ở cổ: Nếu kích thước khối u tuyến giáp lớn, người bệnh có thể nhìn thấy khi soi gương.
  • Khó nuốt hoặc khó thở: U tuyến giáp kích thước lớn có thể chèn ép khí quản hoặc thực quản, gây nuốt vướng hoặc khó thở.
  • Đau ở cổ: Khối u tuyến giáp phát triển nhanh có thể chèn ép lên dây thần kinh gần tuyến giáp gây đau hoặc khó chịu ở cổ.
  • Khàn tiếng hoặc thay đổi giọng nói: U tuyến giáp kích thước lớn có thể chèn lên dây thanh quản gây khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói.

Một số trường hợp u tuyến giáp gây tăng sản xuất hormone T3, T4, người bệnh sẽ có các triệu chứng của cường giáp như:

  • Nhịp tim nhanh: Người bệnh có biểu hiện lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh (có thể lên tới 110-120 lần/phút).
  • Sụt cân không rõ lý do: Hormone T3, T4 cao khiến cơ thể tăng chuyển hóa làm người bệnh mệt mỏi, sụt cân không rõ lý do, mặc dù chế độ ăn không thay đổi.
  • Đổ mồ hôi: Cơ thể tăng chuyển hóa, tiêu hao nhiều năng lượng khiến thân nhiệt tăng, mồ hôi .
  • Run tay: Người mắc cường giáp thường run tay với mức độ và biên độ thấp, khó nhận biết.

Các triệu chứng của u tuyến giáp gây tăng tiết hormone T3, T4

Các triệu chứng của u tuyến giáp gây tăng tiết hormone T3, T4

Các xét nghiệm giúp xác định chính xác u tuyến giáp

Để xác định chính xác bạn có mắc u tuyến giáp hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm, chụp CT hoặc MRI: Các phương pháp này có thể cung cấp hình ảnh chi tiết về u tuyến giáp và giúp xác định kích thước, vị trí và đặc điểm của u tuyến giáp.
  • Sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) - Đây là một thủ thuật đơn giản trong đó một mẫu tế bào nhỏ được lấy ra khỏi khối nhân bằng một cây kim mỏng và được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem nó có phải là ung thư hay không.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp - Xét nghiệm máu có thể đo nồng độ hormone tuyến giáp và TSH (hormone kích thích tuyến giáp) trong cơ thể và xác định xem u tuyến giáp có sản xuất quá nhiều hormone hay không.

>>>Xem thêm: U tuyến giáp có nguy hiểm không? Câu trả lời có tại đây

Điều trị u tuyến giáp

Thông thường, các bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị u tuyến giáp dựa vào kích thước, vị trí và tính chất khối u (lành tính hay ác tính). Nếu u tuyến giáp không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và là lành tính thì bác sĩ có thể khuyên người bệnh theo dõi và thăm khám định kỳ để kiểm soát sự phát triển của khối u. Nếu u tuyến giáp gây ra các triệu chứng như: nuốt vướng, khó nói, mệt mỏi, nhịp tim nhanh,... bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị sau:

  • Phẫu thuật: Nếu u tuyến giáp lớn n, gây ra các triệu chứng kể trên hoặc nghi ngờ là ung thư, thì bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp.
  • I-ốt phóng xạ: Phương pháp này giúp làm nhỏ u tuyến giáp có kích thước lớn nhưng chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú.

Sử dụng iod phóng xạ trong điều trị u tuyến giáp

Sử dụng iod phóng xạ trong điều trị u tuyến giáp

Thảo dược giúp cải thiện hiệu quả bệnh u tuyến giáp lành tính

Mặc dù có nhiều yếu tố dẫn đến việc hình thành khối u tuyến giáp như: Do di chứng viêm tuyến giáp; Tiếp xúc với hóa trị, xạ trị; Di truyền,... tuy nhiên theo các chuyên gia, sự suy yếu, rối loạn của hệ miễn dịch là nguyên nhân cốt lõi gây bệnh. Mặc dù, các biện pháp điều trị theo tây y hiện nay giúp giảm triệu chứng, thu nhỏ khối u nhưng chưa tác động được vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh - đó là điều hòa hệ miễn dịch. Không giống với phẫu thuật - một phương pháp can thiệp khá nguy hiểm, sản phẩm chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp cùng các vị thuốc khác như: Cao khổ sâm nam, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao lá neem và magnesi, kali iodid giúp hỗ trợ điều trị u tuyến giáp an toàn, nhẹ nhàng, không gây đau đớn.

Trong sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” có ghi: Hải tảo vị đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng nhuyễn kiên, tiêu đờm, lợi thủy, tiết nhiệt. Vì vậy, hải tảo giúp làm mềm khối u.

Trên thế giới, nghiên cứu tại Úc năm 2012 cho thấy: Hải tảo chứa các hoạt chất sinh học như: Meroterpenoids, phlorotanins và fucoidan giúp chống oxy hóa tăng sức khỏe tuyến giáp từ đó giảm nguy cơ u tuyến giáp tiến triển.

Hải tảo kết hợp với khổ sâm nam, bán biên liên, ba chạc, lá neem, kali iodid và magnesi giúp điều hòa miễn dịch, từ đó cải thiện chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ tái phát của u tuyến giáp.

Hải tảo kết hợp với các thảo dược quý giúp hỗ trợ thu nhỏ khối u tuyến giáp

Hải tảo kết hợp với các thảo dược quý giúp hỗ trợ thu nhỏ khối u tuyến giáp

Sản phẩm có thành phần chính là hải tảo giúp phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả các bệnh lý tuyến giáp, trong đó có u tuyến giáp. Vì vậy, để nâng cao sức khỏe tuyến giáp, hãy sử dụng sản phẩm có thành phần chính là hải tảo mỗi ngày.

Trên đây là những biểu hiện của u tuyến giáp và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Nếu có câu hỏi cần chuyên gia giải đáp, bạn hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-nodules/symptoms-causes/syc-20355262

https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/thyroid-nodules

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13121-thyroid-nodule

Dược sĩ Kim Ngân

Bình luận