Trầm cảm sau sinh – Nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiệu quả
Trầm cảm sau sinh là vấn đề về tâm lý liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh. Đây là chứng bệnh ngày càng phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều gia đình. Những phụ nữ bị trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ gặp nguy hiểm và bản thân mình là người mẹ xấu. Để hiểu rõ hơn về trầm cảm sau sinh cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả, mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh có tên tiếng anh là postpartum depression, đây là một dạng của bệnh trầm cảm. Đối tượng mắc bệnh này chủ yếu là phụ nữ và một số ít nam giới sau khi đứa con của họ sinh ra. Theo một nghiên cứu tại Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) thì hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh con là 12,5%. Còn tại Mỹ, cứ 7 phụ nữ thì có khoảng 1 người mắc trầm cảm trước lúc có bầu, trong thời gian mang thai và sau khi sinh em bé.
Như vậy có thể thấy, trầm cảm sau khi sinh hoàn toàn không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Căn bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà mẹ, đặc biệt là sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và thể chất của đứa trẻ.
Trầm cảm sau sinh là một chứng bệnh phổ biến
Về nguyên nhân chứng trầm cảm sau sinh thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng này cần lưu ý như:
- Sự thay đổi về nồng độ các hormone estrogen và progesterone sau khi sinh. Việc giảm nhanh chóng hormones tuyến giáp gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
- Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo thiếu ngủ sau sinh.
- Vấn đề tài chính, mâu thuẫn gia đình hoặc thiếu sự giúp đỡ của người thân.
- Khó khăn trong việc chăm sóc bé khiến nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất hứng thú sống và khó kiểm soát bản thân.
- Nếu trong gia đình có người bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn.
>>> XEM THÊM: Nguy cơ trầm cảm tăng cao do lạm dụng mạng xã hội
Những dấu hiệu nhận biết sớm trầm cảm sau sinh
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau khi sinh rất quan trọng, giúp chúng ta có cách điều trị phù hợp, tránh những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu có từ 5 dấu hiệu trở lên trong số các biểu hiện sau đây thì rất có thể, bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh:
- Khóc mọi lúc
- Cảm giác là kẻ vô dụng hoặc cảm giác tội lỗi chế ngự cảm xúc
- Vô cùng buồn chán, cảm giác trống rỗng hoặc tuyệt vọng
- Mất hứng thú hay không vui vẻ trong các hoạt động và sở thích thông thường
- Bồn chồn hoặc trì trệ
- Khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
- Khó ngủ vào ban đêm hoặc buồn ngủ vào ban ngày
- Cảm thấy cuộc đời không đáng sống
- Mất cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá nhiều, cân nặng tăng hoặc giảm không chủ định.
Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Trầm cảm sau sinh rất nguy hiểm, tùy vào từng mức độ bệnh mà có những ảnh hưởng như sau:
- Bản thân người mẹ: Ảnh hưởng về cả thể chất lẫn tinh thần, gây sụt cân, suy dinh dưỡng, suy nhược thần kinh, hoang tưởng, có thể có những hành vi nguy hiểm.
Trầm cảm sau sinh – Nỗi lo của toàn xã hội
- Ảnh hưởng đến người thân:
+ Nhẹ: Gia đình không vui vẻ, chồng và con không được chăm sóc tốt.
+ Nặng: Có tới 41,2% người bị trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Một số khác thì luôn có cảm giác bị hại nên tìm cách đối phó hay trả thù. Lại có những bà mẹ nghĩ con mình bị ma qủy nhập nên tìm cách trừ tà, như vậy rất nguy hiểm đến tính mạng của bé. Ngay cả những người thân khác trong gia đình cũng vậy, có khi bà mẹ mang dao đâm người thân chỉ vì hoang tưởng bị hại.
>>> XEM THÊM: Giảm nguy cơ trầm cảm nhờ tích cực ăn cá
Ngăn ngừa và điều trị trầm cảm sau sinh như thế nào?
Trầm cảm sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ mà còn tác động đến cả đứa trẻ. Bởi vậy, cần có phương án phòng ngừa và điều trị phù hợp:
Dùng thuốc
Khi người mẹ nghĩ rằng, mình bị trầm cảm sau sinh thì hãy chia sẻ với người thân trong gia đình hoặc đi khám và nói với bác sĩ về tất cả các dấu hiệu của mình để được kê thuốc điều trị phù hợp. Thuốc chống trầm cảm sẽ có tác dụng cân bằng các hóa chất trong não, từ đó giúp điều chỉnh tâm trạng của người bệnh. Các triệu chứng trầm cảm có thể được cải thiện sau khoảng thời gian dùng thuốc 3 - 4 tuần.
Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nếu cần.
Liệu pháp tâm lý
- Tập thể dục hoặc làm những việc yêu thích.
- Không nên "giam mình" trong "thế giới ảo" mà hãy ra ngoài trò chuyện, tâm sự với mọi người.
- Cố gắng tìm đến những giấc ngủ trong ngày. Nên ngủ buổi trưa dù chỉ 30 phút.
- Sự giúp đỡ của người thân:
+ Quan tâm, chia sẻ, trò chuyện với "mẹ bỉm sữa" một cách nhẹ nhàng.
+ Chú ý đến chế độ ăn ngủ, sinh hoạt hợp lý cho người mới sinh.
+ Luôn giữ cho các mẹ tâm trạng ổn định, tinh thần thoải mái, không trách mắng hay la hét khi họ làm sai.
Các bài tập giúp cải thiện chứng trầm cảm
- Buổi sáng, hãy cố gắng dậy sớm, làm việc và vận động theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái. Thông qua đó có thể thức tỉnh các tế bào, thả lỏng bản thân và giúp tâm trí được thư giãn, xoa dịu các cảm giác tiêu cực.
- Ngồi thiền, thư giãn sâu: Thiền sẽ giúp làm giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm và cảm xúc tiêu cực khác. Hãy thường xuyên thực hành thiền định sẽ nâng cao nhận thức và giúp người bị trầm cảm có được cảm hứng sống mới mẻ, tích cực hơn.
Ngồi thiền, thư giãn sâu giúp khắc phục trầm cảm sau sinh
- Tập thở thư giãn: Việc tập thở có thể thực hành vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Cách làm như sau: Nhẹ nhàng nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở, không để cho bất kỳ một suy nghĩ nào nảy sinh trong đầu. Thời gian cho mỗi lần tập thở là 10 phút, về sau có thể tăng dần lên 20 - 40 phút.
Vai trò của người chồng và người thân trong gia đình
Có thể nói, trong giai đoạn vô cùng nhạy cảm này thì vai trò của người chồng chiếm vị trí rất quan trọng. Thực tế hiện nay, có rất nhiều ông chồng không hề nhận thức được sự quan tâm, lời nói động viên và chia sẻ bằng hành động để giúp người vợ tránh được nguy cơ và thoát khỏi được tình trạng trầm cảm này.
Những người thân cũng nên quan tâm hơn đến phụ nữ sau sinh để sớm phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh và tránh được hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện trầm cảm sau sinh an toàn, hiệu quả
Hiện nay, có rất nhiều lời khuyên cho việc chữa trị chứng trầm cảm sau sinh. Song, điều trị tâm lý là mấu chốt quan trọng nhất giúp người bị bệnh quen dần với vấn đề làm họ hoảng sợ, tránh sự trở lại của những biểu hiện tiêu cực.
Bên cạnh đó, sử dụng thảo dược cũng là một cách được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng. Điển hình là sản phẩm thảo dược có chứa thành phần hợp hoan bì (vỏ cây hợp hoan), một vị thuốc an thần kinh, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu rất tốt.
Hợp hoan bì – Thảo dược hỗ trợ điều trị trầm cảm sau sinh
Thực tế, đã có rất nhiều người thoát khỏi được tình trạng trầm cảm nhờ vào việc áp dụng liệu pháp tâm lý, các bài luyện tập hàng ngày kết hợp với sử dụng sản phẩm thảo dược chứa hợp hoan bì. Ngoài thành phần chính là hợp hoan bì, sản phẩm này còn chứa các thảo dược quý khác như ngũ vị tử, viễn chí, táo nhân, hồng táo,… được sử dụng từ hàng nghìn năm nay, có tác dụng giúp giảm lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, giảm trí nhớ, mất tập trung,… Sản phẩm giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng trầm cảm sau sinh, suy nhược thần kinh, rối loạn lo âu,... hiệu quả.
Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về chứng bệnh trầm cảm sau sinh cũng như cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng, quý độc giả sẽ tìm được giải pháp phù hợp với tình trạng của mình. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm có chứa hợp hoan bì mỗi ngày để nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh bạn nhé!
Tuệ An
Bình luận