Bệnh vảy nến là một bệnh tự miễn, chủ yếu ảnh hưởng đến da. Tuy nhiên, tình trạng viêm gây ra bệnh vảy nến cuối cùng có thể dẫn đến các biến chứng khác, đặc biệt là nếu bệnh vảy nến không được điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến và cách phòng tránh.

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến – Bạn không thể chủ quan

Theo các chuyên gia, bệnh vảy nến nếu kéo dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, đó là:

1. Các bệnh về tim mạch và huyết áp

- Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người mắc bệnh vảy nến có số lần lên cơn đau tim gấp 3 lần người bình thường.

- Ngoài ra, nhiều loại thuốc điều trị vảy nến cũng làm tăng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

- Vảy nến có thể ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch và làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp

 Vảy nến có thể gây biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm

Vảy nến có thể gây biến chứng tim mạch vô cùng nguy hiểm

>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến là gì

2. Dẫn đến bệnh viêm khớp

- Biến chứng thường thấy nhất của bệnh vảy nến là tổn thương các khớp xương. Khoảng 53% người bị vảy nến đều có triệu chứng đau khớp.

- Viêm khớp do vảy nến có thể gây ra đau, sưng ngón tay và ngón chân.

- Các cơn đau do viêm khớp xuất hiện nhiều nhất ở những khu vực như: Gót chân, mặt trong của bàn chân và những nơi có gân, dây chằng bám vào xương.

- Khi vảy nến phát triển nặng sẽ ảnh hưởng tới xương, dẫn đến bệnh viêm cột sống, đau vùng cột sống và xương chậu.

 Viêm khớp - Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Viêm khớp - Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

3. Bệnh tiểu đường giai đoạn 2

Bệnh vảy nến cũng có thể làm tăng nồng độ insulin của bạn và cuối cùng dẫn đến tiểu đường loại 2. Điều này có nghĩa là, cơ thể bạn đã trở nên kháng insulin và không còn có thể chuyển đổi glucose thành năng lượng. Nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn trong trường hợp bệnh vảy nến nặng. Điều này cũng lí giải lí do vì sao người mắc bệnh vảy nến bị tiểu đường cao hơn bình thường.

 Viêm khớp - Biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Người bị vảy nến có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

4. Tác động đến thận

Số ít bệnh nhân mắc bệnh vảy nến có thể gây biến chứng lên thận và làm suy giảm khả năng hoạt động tại bộ phận này. Chỉ có điều, biến chứng này sẽ làm cho khả năng lọc máu của thận suy giảm, khiến độc tố trong cơ thể gia tăng và gây ra hiện tượng sưng phù toàn thân do độc tố tích tụ, ứ nước. Lâu dần, những biểu hiện này không được khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng suy thận, hư thận, gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Hội chứng chuyển hóa da

Hội chứng chuyển hóa được hiểu là sự xuất hiện các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Khi bị vảy nến, các hội chứng chuyển hóa có thể là những bệnh như: Bệnh gout, bệnh xơ cứng bì, bệnh thận, bệnh tim mạch hay đái tháo đường… Rối loạn bất thường ở người bệnh vảy nến làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến

Chăm sóc da hợp lý

Giữ cho da ẩm là một biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến quan trọng. Da khô có thể kích hoạt bệnh vẩy nến. Nó cũng có thể làm cho da bong tróc nghiêm trọng hơn và khiến da bị nứt, chảy máu. Khi tắm gội, nên tránh sử dụng các sản phẩm sữa tắm có chứa hương liệu. Những người mắc nên tránh cào gãi hay chà xát mạnh để không làm da bị tổn thương, không bóc vảy vì dễ gây bội nhiễm. Những người bị bệnh vẩy nến cũng có thể giữ ẩm cho da và giảm các triệu chứng bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm tại nhà

 Luôn cung cấp độ ẩm cho da

Luôn cung cấp độ ẩm cho da

Giảm căng thẳng

Stress là tác nhân khiến nhiều người bị bệnh vẩy nến. Một số báo cáo cho thấy khi bị căng thẳng có thể kích hoạt bùng phát ở 68% người trưởng thành mắc bệnh này. Bạn có thể thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng nhằm ngăn ngừa bệnh vẩy nến bùng phát. Chẳng hạn như: Tránh những tình huống căng thẳng khi có thể, thực hành yoga,…

 Tập yoga để giảm căng thẳng, ngăn ngừa bệnh vảy nến

Tập yoga để giảm căng thẳng, ngăn ngừa bệnh vảy nến

Bổ sung vitamin D cho cơ thể

Nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu vitamin D là tác nhân phổ biến ở những người bị bệnh vảy nến, đặc biệt là vào mùa đông. Do đó, hãy duy trì đủ lượng vitamin D để ngăn ngừa bệnh vẩy nến bùng phát. Mọi người có thể nhận được nhiều vitamin D hơn từ: Ánh sáng mặt trời tự nhiên, một số loại thực phẩm, chẳng hạn như cá hồi, sữa và ngũ cốc tăng cường, bổ sung vitamin D.

 Hãy bổ sung vitamin D cho cơ thể

Hãy bổ sung vitamin D cho cơ thể

Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quản lý vảy nến. Nghiên cứu cho thấy, các can thiệp trong chế độ ăn uống có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến. Đối với những người bị bệnh vảy nến, có thể chế độ ăn kiêng kiểm soát calo sẽ cải thiện các triệu chứng cho những người thừa cân, trong khi tránh gluten sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng ở những người nhạy cảm với gluten.

Ngăn ngừa thương tích ở da

Tránh chấn thương da giúp ngăn ngừa bệnh vẩy nến bùng phát. Mọi người có thể giảm khả năng chấn thương da bằng cách: Cẩn thận khi cắt móng tay hoặc cạo râu, tránh xăm, chống côn trùng đốt, cẩn thận khi chuẩn bị thức ăn không để bị dao cứa, đeo găng tay khi làm vườn, tránh các hoạt động và thể thao nguy hiểm.

 Bảo vệ da của bạn để tránh vảy nến thêm nặng

Bảo vệ da của bạn để tránh vảy nến thêm nặng

>>> Xem thêm: Dấu hiệu bệnh vảy nến và cách kiểm soát bệnh

Giải pháp an toàn giúp đẩy lùi bệnh vảy nến bằng thảo dược

Như vậy, bên trên là những thông tin hữu ích về bệnh vảy nến. Hiện nay, để cải thiện các triệu chứng bệnh vảy nến, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với dược liệu quý như: Thổ phục linh, hoàng bá,… giúp điều hòa hệ miễn dịch, cải thiện các triệu chứng của vảy nến hiệu quả. Để tăng cường hiệu quả điều trị, nên kết hợp thoa kem dược liệu có chứa thành phần chính là chitosan – chiết xuất từ vỏ các loại giáp xác như tôm, cua,… Biện pháp kết hợp “trong uống- ngoài bôi” bằng sản phẩm thiên nhiên sẽ giúp bạn đẩy lùi bệnh vảy nến hiệu quả mà không phải lo lắng tới tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh vảy nến là gì cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Để ngăn ngừa vảy nến tái phát và bảo vệ sức khỏe làn da, đừng quên sử dụng liệu pháp “trong uống- ngoài bôi” bằng bộ sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên, bạn nhé!

Nguyễn Hà

Bình luận