Axit uric là gì?

Axit uric là một sản phẩm của chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Khi tế bào chết đi, nhân của nó bị phá hủy và chuyển hóa thành axit uric. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (nhất là nội tạng, hải sản…) khi vào cơ thể cũng sẽ chuyển hóa thành axit uric.

Axit uric được đào thải 80% qua đường niệu, 20% qua tiêu hóa và da. Trong quá trình chuyển hóa, khi nguồn tạo thành nhiều axit uric nhưng thải ra ít, sẽ làm cho chúng bị giữ lại trong máu, kết tinh thành những tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp và gây ra triệu chứng của bệnh gút. 

 Axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gút

Axit uric là nguyên nhân chính gây bệnh gút

Lượng axit uric máu nhỏ hơn hoặc bằng 70 mg/l (420 micromol/l) với nam và 60 mg/l (360 micromol/l) với nữ là chỉ số bình thường. Nếu vượt qua chỉ số này thì bạn đang bị tăng axit uric máu.

Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh gút ở tay hiệu quả

Người bị axit uric trong máu cao nên ăn gì?

Nếu bạn đang mắc bệnh gút, chỉ số axit uric trong máu cao vượt ngưỡng cho phép thì cần có chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa cơn đau gút tái phát. Dưới đây là một số thực phẩm người bị gút nên ăn hàng ngày:

- Thực phẩm giàu vitamin C: Một lưu trữ năm 2009 của nghiên cứu Y học nội bộ Mỹ cho thấy rằng, việc ăn nhiều hơn các thực phẩm chứa vitamin C sẽ làm giảm axit uric máu. Vitamin C giúp phân hủy axit uric và đẩy nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nguồn cung cấp vitamin C tốt là ổi, kiwi, cam, ớt, chanh và các loại rau lá xanh.

 thuc-pham-giau-vitamin-c-tot-cho-nguoi-bi-gut.webp

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bị tăng axit uric máu

- Thực phẩm giàu chất xơ: Theo các chuyên gia, việc bổ sung thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp làm hạ axit uric máu. Chất xơ có thể giúp hấp thụ axit uric trong máu, cho phép nó được loại bỏ khỏi cơ thể qua thận. Hãy tăng cường tiêu thụ các chất xơ hòa tan trong chế độ ăn uống như: Y yến mạch, bông cải xanh,… để hạ axit uric máu và điều trị bệnh gút hiệu quả.

- Sữa ít béo: Ăn các sản phẩm sữa ít chất béo, chẳng hạn như sữa chua có thể giúp giảm axit uric máu và giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh gút. Một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên Tạp chí Y học New England cho thấy, việc sử dụng nhiều sữa ít béo trong chế độ ăn uống có thể giảm nguy cơ bị bệnh gút.

- Quả anh đào: Anh đào giàu chất chống oxy hóa có liên quan đến mức độ giảm axit uric, nhưng các nhà nghiên cứu không chắc chắn rằng, liệu ăn chúng có ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh gút hay không. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ khẳng định rằng, việc kết hợp quả anh đào vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh gút vì chúng có tác dụng làm giảm dấu hiệu viêm trong cơ thể.

 Quả anh đào giúp giảm axit uric máu

Quả anh đào giúp giảm axit uric máu

- Chuối: Chuối là loại quả giàu kali có tác dụng chuyển đổi axit uric thành dạng lỏng và được chuyển đến thận, giúp lọc rồi loại bỏ chúng qua nước tiểu. Một quả chuối chứa 105 calo mỗi loại và có hàm lượng fructose thấp. Chỉ riêng hàm lượng vitamin C của nó rất hữu ích trong việc giảm axit uric. Hàm lượng vitamin B6, kali, acid folic và magie của chuối cũng rất tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.

Xem thêm: Mách bạn 3 cách chữa bệnh gout bằng lá lốt hiệu quả

Giảm axit uric máu an toàn, hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Để giảm axit uric trong máu, đưa nồng độ này về mức an toàn, bạn cần thực hiện theo những lời khuyên như trên. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến nghị người đang gặp phải tình trạng nồng độ axit uric máu cao nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính từ cây trạch tả, kết hợp cùng: Nhọ nồi, ba kích, hoàng bá… giúp mang đến nhiều lợi ích cho người bị gút. Cụ thể:

- Cây trạch tả: Đây là một thảo dược có tác dụng lợi tiểu đã được đông y sử dụng từ ngàn năm qua, giúp quá trình đào thải axit uric được thuận lợi hơn, bệnh gút sẽ ít tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm.

 Trạch tả giúp giảm axit uric máu

Trạch tả giúp giảm axit uric máu

- Ba kích, nhàu, hoàng bá: Những thảo dược này có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, giúp thận hoạt động tốt hơn. Sản phẩm tác động đến nguyên nhân sâu xa làm tăng axit uric trong máu, đó là do chức năng thận suy giảm.

- Nhọ nồi, thổ phục linh, hoàng bá có tác dụng giống như kháng sinh thực vật chuyên dùng cho người bị đau xương khớp. Các thảo dược này sẽ giảm đau nhức xương khớp, giúp người bệnh có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi cơn đau xuất hiện.

Như vậy, sản phẩm không chỉ tác động đến nguyên nhân làm tăng axit uric máu mà còn giúp giảm triệu chứng cho người mắc khi cơn đau gút tấn công. Chính nhờ điều này mà sản phẩm đang ngày càng được nhiều người tin tưởng lựa chọn để kiểm soát chỉ số axit uric máu, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút cũng như nhiều bệnh lý liên quan khác. Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, được nhiều chuyên gia đánh giá cao, và nhận được sự tin dùng của hàng ngàn người bị gút trên khắp mọi miền đất nước.

Hãy áp dụng cách giảm axit uric trong máu được chuyên gia khuyên dùng như trên và kết hợp sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính từ cây trạch tả để nồng độ axit uric sớm trở về ngưỡng an toàn, bạn nhé!.

Bình luận