Viêm tuyến giáp là một trong các bệnh lý có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch. Dấu hiệu viêm tuyến giáp thường không đặc trưng, biểu hiện khác nhau tùy giai đoạn sớm hay muộn. Việc hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh này sẽ giúp bạn tránh được những nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viêm tuyến giáp là gì?

Viêm tuyến giáp là bệnh lý trong đó xuất hiện tình trạng viêm ở vị trí tuyến giáp – Đây là một tuyến nội tiết nằm ở phía trước cổ, ngay dưới yết hầu. Tuyến này sản xuất hormone điều khiển quá trình chuyển hóa như sản xuất hay tiêu thụ năng lượng và ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chung của cơ thể.

 Viêm tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho người mắc

Viêm tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho người mắc

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp là gì?

Nguyên nhân gây viêm tuyến giáp là do các kháng thể của hệ miễn dịch nhận diện nhầm nên tấn công, gây viêm và làm tổn thương các tế bào của tuyến này. Vì vậy, viêm tuyến giáp còn được gọi là một bệnh tự miễn, như bệnh tiểu đường loại 1 và viêm khớp dạng thấp. Các chuyên gia y tế vẫn chưa lý giải được tại sao cơ thể lại tạo ra kháng thể kháng tuyến giáp, chỉ biết bệnh có thể di truyền trong gia đình.

 Bệnh viêm tuyến giáp có yếu tố di truyền

Bệnh viêm tuyến giáp có yếu tố di truyền

Viêm tuyến giáp cũng có thể được gây ra bởi một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn, dẫn đến tình trạng viêm trong tuyến giáp.

Một số loại thuốc chữa loạn nhịp tim hay thuốc tăng cường miễn dịch cũng có thể gây viêm tuyến giáp.

>>> Xem thêm: Viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?

Viêm tuyến giáp có mấy loại?

Viêm tuyến giáp là bệnh lý được phân chia thành nhiều loại với các tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau. Dưới đây là một số loại viêm tuyến giáp bạn cần biết:

- Viêm tuyến giáp không đau: Ban đầu, bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng của nhiễm độc giáp, giai đoạn sau người mắc sẽ bị suy giáp. Không phải tất cả các bệnh nhân đều trải qua cả hai giai đoạn mà chỉ khoảng 1/3 trong tổng số các trường hợp. Giai đoạn nhiễm độc giáp thường chỉ kéo dài trong 1 - 3 tháng. Giai đoạn suy giáp thường xảy ra  trong khoảng 1 - 3 tháng sau giai đoạn nhiễm độc giáp và có thể kéo dài đến tới 9 - 12 tháng. Hầu hết bệnh nhân (khoảng 80%) sẽ trở lại chức năng tuyến giáp bình thường trong vòng 12 - 18 tháng sau khi xuất hiện triệu chứng.

- Viêm tuyến giáp cấp tính: Thường do nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể bao gồm đau, phì đại tuyến giáp và suy giáp nhẹ. Các triệu chứng sẽ hết khi tình trạng nhiễm trùng được giải quyết.

- Viêm tuyến giáp sau sinh: Các giai đoạn giống viêm tuyến giáp không đau. Chỉ khác là viêm tuyến giáp sau sinh chỉ xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh.

 Viêm tuyến giáp sau sinh nhiều chị em mắc phải

Viêm tuyến giáp sau sinh nhiều chị em mắc phải

- Viêm tuyến giáp Hashimoto: Bệnh nhân thường bị suy giáp vĩnh viễn.

- Viêm tuyến giáp bán cấp: Có các giai đoạn lâm sàng giống như viêm tuyến giáp không đau và sau sinh, nhưng thường đi kèm với triệu chứng đau tại tuyến giáp.  Đa số các trường hợp thường phục hồi chức năng tuyến giáp trong khoảng 12 – 18 tháng. Chỉ khoảng 5% có thể bị suy giáp vĩnh viễn.

- Viêm tuyến giáp do thuốc và bức xạ: Trong hai loại viêm tuyến giáp này, nhiễm độc giáp và suy giáp đều có thể được quan sát thấy. Giai đoạn nhiễm độc giáp thường ngắn. Suy giáp do thuốc thường sẽ tự khỏi khi ngừng thuốc, còn nếu do bức xạ thường là vĩnh viễn.

>>> Xem thêm: Cách phòng bệnh tuyến giáp

Dấu hiệu viêm tuyến giáp

Triệu chứng viêm tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ nét để nhận biết ở giai đoạn sớm. Nếu viêm tuyến giáp gây tổn thương, phá hủy các tế bào tuyến giáp chậm và mạn tính thì thường dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu viêm tuyến giáp như mệt mỏi, táo bón, khô da, tăng cân đột ngột, trầm cảm và khả năng chịu lạnh kém (phổ biến ở người bị viêm tuyến giáp Hashimoto).

 Mệt mỏi, da khô – Triệu chứng viêm tuyến giáp bạn đừng bỏ qua

Mệt mỏi, da khô – Triệu chứng viêm tuyến giáp bạn đừng bỏ qua

Nếu viêm tuyến giáp gây tổn thương và phá hủy tế bào tuyến giáp nhanh chóng, hormone tuyến giáp được lưu trữ trong tuyến sẽ bị rò rỉ ra ngoài, từ đó làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp đột ngột trong máu, gây hội chứng nhiễm độc giáp với các hiện tượng như: Lo lắng, mất ngủ, đánh trống ngực (nhịp tim nhanh), mệt mỏi, sụt cân và khó chịu. Những biểu hiện này thường được thấy ở bệnh viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp không đau và viêm tuyến giáp sau sinh. Các triệu chứng của hội chứng nhiễm độc giáp và cường giáp đều do nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao trong máu, không phải do tuyến hoạt động quá mức.

Trong viêm tuyến giáp bán cấp, người bệnh sẽ không có cảm giác bị đau đớn mà chỉ bị suy giảm chức năng vì quá trình viêm liên tục, dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, cuối cùng gây ra các triệu chứng suy giáp.

Hiện tượng đau ở tuyến giáp có thể thấy ở bệnh nhân bị viêm tuyến giáp bán cấp.

Điều trị viêm tuyến giáp như thế nào?

Phương pháp điều trị viêm tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào từng loại và các triệu chứng. Nếu người mắc có các dấu hiệu của cường giáp, thuốc chẹn beta sẽ được bác sĩ kê đơn để làm ổn định nhịp tim và điều trị chứng run tay. Do các biểu hiện của cường giáp thường tạm thời nên thuốc chẹn beta chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, đến khi các triệu chứng được cải thiện.

 Điều trị viêm tuyến giáp sớm sẽ tránh được biến chứng nguy hiểm

Điều trị viêm tuyến giáp sớm sẽ tránh được biến chứng nguy hiểm

Nếu người bệnh có các triệu chứng của suy giáp, liệu pháp thay thế hormone sẽ được chỉ định. Liệu pháp này sẽ giúp bổ sung lượng hormone tuyến giáp thiếu hụt và giúp sự chuyển hóa trong cơ thể bình thường trở lại. Bác sĩ có thể sẽ phải dò liều thuốc phù hợp với từng tình trạng viêm tuyến giáp của người bệnh.

Trong trường hợp viêm tuyến giáp gây đau, một số thuốc giảm đau, chống viêm nhóm không steroid có thể hữu ích. Nếu người bệnh đau nặng thì steroid sẽ cần dùng đến trong trường hợp này.

>>> Xem thêm: Một số phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp

Hỗ trợ điều trị viêm tuyến giáp bằng sản phẩm thảo dược

Như vậy, bên trên là một số thông tin về nguyên nhân, phân loại và dấu hiệu viêm tuyến giáp cực kỳ hữu ích. Viêm tuyến giáp thường sẽ dẫn đến suy giáp, vì vậy, cách điều trị viêm tuyến giáp tốt nhất sẽ là bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp.

Hiện nay, để cải thiện viêm tuyến giáp cũng như suy giáp, cường giáp, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên. Điển hình cho dòng sản phẩm này phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính là hải tảo - chứa lượng iod dồi dào, giúp bổ sung iod thiếu hụt cho cơ thể người bị viêm tuyến giáp, đồng thời còn có tác dụng làm mềm khối bướu cổ, rất có ích trong trường hợp viêm tuyến giáp có kèm bướu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có sự kết hợp của một số vị thuốc quý như: Khổ sâm, bán biên liên, ba chạc, neem, KI và MgCl2, giúp giảm viêm, giảm sưng, đau ở tuyến giáp, cải thiện tình trạng viêm tuyến giáp. Không chỉ vậy, các thành phần trong sản phẩm thảo dược này còn giúp giảm các triệu chứng của viêm tuyến giáp như điều hòa thân nhiệt, giảm cholesterol máu, chống mệt mỏi, ổn định tim mạch, huyết áp.

 Hải tảo – Vị thuốc chữa viêm tuyến giáp

Hải tảo – Vị thuốc chữa viêm tuyến giáp

Những thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp đã đem đến cho bạn kiến thức để nhận biết dấu hiệu viêm tuyến giáp và lựa chọn được phương pháp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Bạn đừng quên sử dụng sản phẩm chứa thành phần chính là hải tảo nhé! Chúc bạn thành công.

Bình luận