U phổi lành tính là gì?

Khối u phổi là kết quả của sự phân chia và phát triển bất thường của tế bào trong mô phổi hoặc trong đường hô hấp dẫn đến phổi. Quá trình tế bào phân chia xảy ra nhanh chóng, nhưng chúng không chết đi, dẫn tới sự hình thành khối u. Nếu khối có kích cỡ 3 cm hoặc nhỏ hơn, nó thường được gọi là nốt phổi. Ngược lại, nếu đường kính lớn hơn 3 cm thì được gọi là một khối u phổi.

 U phổi lành tính không phải là ung thư phổi

U phổi lành tính không phải là ung thư phổi

Đặc điểm của khối u phổi lành tính:

- U phổi lành tính không phải là ung thư, nó không lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể.

- Phát triển chậm, thậm chí có thể ngừng phát triển hay thu nhỏ.

- Thường ít nguy hiểm và không đe dọa tính mạng.

- Có thể tăng kích thước và chèn lên mô lân cận nhưng sẽ không xâm nhập, phá hoại hoặc thay thế các mô khác.

Một số loại u phổi lành tính

- Hamartoma (u mô thừa): Đây là loại phổ biến nhất trong số các loại u phổi. Nó chiếm 55% các trường hợp u phổi lành tính và 8% trong tổng số trường hợp u phổi. Thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, trong độ tuổi 70 – 80.

- Papilloma (sùi mào gà): Một loại khối u phổi lành tính có tên gọi khác là u nhú. Nó phát triển trong các ống phế quản. Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người lớn.

>>> Xem thêm:  K phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh u phổi lành tính

Biết được nguyên nhân và triệu chứng gây ra u phổi lành tính là bước đầu tiên để phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để có hướng xử trí kịp thời.

Nguyên nhân gây ra các khối u phổi lành tính

Thuốc lá được coi là “thủ phạm” hàng đầu gây ung thư phổi, nhưng còn một loạt các yếu tố nguy cơ khác, cụ thể là: Những vết thương trên phổi, vết sẹo sau phẫu thuật, nhiễm virus papillomas ở người,... Những người hút thuốc tiềm ẩn nhiều khả năng có khối u phổi lành tính hơn bình thường.

Các triệu chứng của khối u phổi lành tính

Hầu như các khối u phổi lành tính không biểu hiện ra thành triệu chứng. Hơn 90% các trường hợp được tìm thấy một cách tình cờ qua chụp X-quang ngực hoặc chụp CT.

U phổi thường không có triệu chứng rõ ràng

U phổi thường không có triệu chứng rõ ràng

Một số ít trường hợp có thể biểu hiện triệu chứng bao gồm:

- Ho dai dẳng hoặc khò khè.

- Khó thở.

- Ho ra máu.

- Viêm phổi thường xuyên hơn.

- Xẹp mô phổi.

Cần phải lưu ý rằng, các triệu chứng kể trên là không điển hình, không phải trường hợp nào cũng gặp và không phải cứ xuất hiện dấu hiệu đó nghĩa là bị u phổi. Để nhận được kết quả chính xác nhất thì phải có sự chẩn đoán của chuyên gia.

Cách để phân biệt giữa u phổi lành tính và ác tính là tốc độ tăng trưởng. U lành tính thường phát triển rất chậm, trong khi các khối u ung thư có thể tăng gấp đôi kích thước trong 4 tháng hoặc ngắn hơn. Một cách khác để xác định u phổi lành hay ác tính đó là kiểm tra vôi hóa hoặc lượng canxi của nó. U lành tính có hàm lượng canxi cao hơn, bề mặt nhẵn hơn. Khối u ác tính thường có hình dạng không đều, bề mặt nhám, xuất hiện biến thể màu hoặc mô lốm đốm.

Chụp X-quang hoặc CT (chụp cắt lớp vi tính) có thể được sử dụng trong chẩn đoán. Trong một số trường hợp, sinh thiết (mẫu mô) có thể được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim nhỏ hoặc phẫu thuật. Xét nghiệm đờm cũng có thể cung cấp thông tin để chẩn đoán.

>>> Xem thêm: Bệnh U PHỔI có lây không? - Những thông tin chính xác bạn cần biết!

Bệnh u phổi lành tính có phải mổ không?

Trong hầu hết các trường hợp, khối u phổi lành tính không cần điều trị hay mổ. Nếu khối u nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì việc mổ khối u thậm chí còn có thể gây rủi ro hơn. Khi đó, bạn sẽ được theo dõi một thời gian để biết liệu khối u có dẫn tới ung thư hay không. Ngược lại, nếu khối u có kích thước lớn thì rất có thể bạn sẽ được khuyên nên mổ để ngăn chặn các vấn đề phát sinh.

Sinh thiết hay phẫu thuật một khối u có thể cần thiết khi: Bệnh nhân hút thuốc, bị khó thở, xét nghiệm cho thấy ung thư, khối u tiếp tục phát triển.

 Phẫu thuật u phổi lành tính

Phẫu thuật u phổi lành tính

Phẫu thuật khối u thường được thực hiện bằng cách nội soi. Kỹ thuật này cho phép phẫu thuật với vết rạch nhỏ hơn và đòi hỏi ít thời gian chữa bệnh hơn. Nếu không thể tiếp cận được khối u một cách an toàn bằng phẫu thuật, xạ trị có thể được sử dụng để làm giảm kích thước khối u hoặc ngăn không cho nó phát triển lớn hơn.

>>> Xem thêm: Xuất hiện khối u ở phổi có nguy hiểm không? Click xem ngay để biết

Hỗ trợ điều trị u phổi lành tính hiệu quả nhờ dược thảo thiên nhiên

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị u phổi hiệu quả, bên cạnh các biện pháp điều trị mà chuyên gia chỉ định, người mắc có thể kết hợp sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược nhằm hạn chế sự phát triển của khối u, nâng cao hiệu quả và giảm nhẹ tác dụng phụ của phương pháp tây y thông qua tăng cường sức đề kháng. Đây cũng là lý do mà việc sử dụng hoạt chất tự nhiên trong hỗ trợ điều trị các loại khối u, bao gồm u phổi bắt đầu được khai thác và nghiên cứu.

Một trong những thành quả to lớn đó là phát hiện hoạt chất Lunasin chiết xuất từ đậu tương vào năm 1996 của nhà khoa học người Mỹ. Đã có hàng trăm những nghiên cứu khác được tiến hành để chứng minh về tác dụng vượt trội của hoạt chất này. Kết quả cho thấy, Lunasin giống như một “vệ sĩ” giúp bảo vệ tế bào khỏi quá trình tăng sinh không kiểm soát. Sau khi uống, Lunasin xâm nhập vào nhân tế bào, ức chế sự phân chia và nhân lên của tế bào khối u. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn mang lại nhiều tác dụng khác giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại khối u, trong đó có u phổi như: Chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen.

 Lunasin trong đậu tương giúp hỗ trợ điều trị u phổi an toàn, hiệu quả

Lunasin trong đậu tương giúp hỗ trợ điều trị u phổi an toàn, hiệu quả

Ở Việt Nam, sau khi được chuyển giao công nghệ sản xuất Lunasin từ đậu tương, các nhà khoa học đã ứng dụng và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén giúp hỗ trợ điều trị các loại khối u, đặc biệt là u phổi. Ngoài thành phần Lunasin, sản phẩm còn bao gồm nhiều thảo dược quý khác như: Cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme - cỏ xạ hương, cao quả khế, cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao bồ công anh, cao mạch chủ, cao cọ xẻ giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi, giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Bởi vậy, đây là công thức chuyên biệt giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm, nâng cao hiệu quả và giảm nhẹ tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y. 

Như vậy, bệnh u phổi lành tính tuy không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn nên sớm tìm ra phương pháp kiểm soát nó. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u phổi, tránh những biến chứng nguy hiểm, hãy xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là Lunasin mỗi ngày, bạn nhé!

Bình luận