Khối u ở phổi là gì?

Khối u ở phổi là bệnh gì?

Khối u ở phổi là bệnh gì?

Khối u ở phổi bắt đầu từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong phổi. U có kích thước nhỏ hơn 3cm thường được gọi là nốt, với u kích thước lớn hơn 3cm được coi là khối u. Có nhiều nguyên nhân cả bên ngoài lẫn bên trong tác động khiến tế bào bị đột biến và gây ra tình trạng này như:

+ Hút nhiều thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc.

+ Cơ thể bị hấp thụ một số chất hoá học độc hại.

+ Tiếp xúc với chất phóng xạ radon, bức xạ hoặc các tác nhân ở môi trường bị ô nhiễm khác.

+ Yếu tố di truyền - Trong gia đình có người mắc u phổi.

+ Bản thân người từng mắc các bệnh lý ở phổi cũng có nguy cơ bị u ở phổi nhiều hơn so với người bình thường.

Hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây u phổi

Hút thuốc lá chính là nguyên nhân gây u phổi

Biểu hiện lâm sàng của u phổi rất phong phú, tuy nhiên, giai đoạn đầu thường tiến triển âm thầm, các dấu hiệu thoáng qua và rất hiếm khi được phát hiện.

Chẩn đoán u phổi thường dựa vào cả triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể bắt gặp bao gồm: Ho (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu), khó thở, đau ngực, nói giọng khàn,… Đặc biệt, với u phổi ác tính có thể gây ra các triệu chứng di căn xa như:

- Di căn hạch: Sờ thấy hạch vùng nách, cổ.

- Di căn não: Đau đầu, buồn nôn, nôn, thậm chí có thể bị liệt.

- Di căn xương: Đau xương ở vị trí di căn, gãy xương bệnh lý.

- Di căn gan: Đau hạ sườn phải, sờ thấy gan to, u vùng hạ sườn phải.

- Di căn da vùng ngực: Thấy nốt xuất hiện dưới da vùng ngực.

>>> Xem thêm: Cách phòng ngừa đột quỵ ngay tại nhà

Xuất hiện khối u ở phổi có nguy hiểm không?

Khi nhắc tới khối u thì nhiều người sợ hãi và bi quan vì nghĩ rằng, khối u là cảnh báo của căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, khối u cũng có hai loại. Một là khối u lành tính và hai là khối u ác tính. 

U phổi được chia thành 2 loại: U phổi lành tính và ác tính

U phổi được chia thành 2 loại: U phổi lành tính và ác tính

U phổi lành tính

Đây là thuật ngữ để chỉ các khối u có nguồn gốc từ cấu trúc phổi nhưng tiến triển lành tính, bao gồm: U tuyến phế quản, hamartomas và các u hiếm gặp hơn như: U sụn, u xơ, u mỡ, u cơ trơn, u mạch, khối u giả lympho…

U phổi ác tính

Đây là dạng phát triển thường kèm theo sự xâm nhập, không có giới hạn rõ với mô bình thường xung quanh. Phần lớn các u ác tính xâm nhập rõ rệt và có thể xuyên qua thành đại tràng hay tử cung, hoặc tạo thành hình nấm trên bề mặt da. U phổi ác tính còn được gọi là ung thư phổi – căn bệnh rất nguy hiểm bởi nó tiến triển nhanh và đe dọa đến tính mạng người mắc. Điều này là do:

- Khó phát hiện ở giai đoạn sớm: Ở giai đoạn đầu của ung thư phổi, các triệu chứng không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý đường hô hấp thông thường khác.

- Khó điều trị: Việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn, tiên lượng sống của bệnh nhân thường kém.

- Tế bào ác tính phát triển nhanh: Mức độ phát triển của ung thư rất nhanh, đặc biệt với ung thư phổi tế bào nhỏ. Bệnh nhân nếu được phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ mà không điều trị thì sẽ chỉ sống được khoảng từ 12 - 15 tuần, còn khi ở giai đoạn muộn thì chỉ sống được 6 - 9 tuần.

- Dễ tái phát sau phẫu thuật: Việc loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư rất khó khăn. Nếu chỉ còn lại vài tế bào ung thư trong cơ thể, nó cũng có thể phát triển lại thành các khối ung thư lớn sau một thời gian ngắn.

>>> Xem thêm: Người mắc suy thận độ 3 ăn gì tốt cho sức khỏe

Cách phòng ngừa khối u ở phổi 

Theo các chuyên gia, u phổi là một căn bệnh nguy hiểm nhưng thực thế, bạn có thể làm sạch lá phổi và phòng ngừa bằng cách thay đổi những thói quen sinh hoạt rất đơn giản hàng ngày. Cụ thể như:

+ Dừng hút và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại và những chất gây ung thư. Việc hút thuốc lá thường xuyên không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn mà còn lan sang những người xung quanh.

+ Ăn uống lành mạnh: Để phòng ngừa bệnh u phổi từ sớm, bạn nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học với nhiều rau xanh, trái cây. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn nhiều rau quả góp phần giảm đến 20% nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa u phổi

Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa u phổi

+ Tránh xa nguồn không khí ô nhiễm: Ô nhiễm môi trường là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe lá phổi và gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc u phổi. Do đó, bạn cần chú ý vệ sinh nơi ở hàng ngày, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang, mặc áo chống nắng khi ra ngoài.

+ Tập thể dục, thể thao thường xuyên: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc tập luyện hàng ngày cũng giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa bệnh u phổi hiệu quả. Vậy nên, tập thể dục đều đặn sẽ giúp kiểm soát cân nặng hợp lý và tăng cường sức khỏe, từ đó chống lại căn bệnh u phổi.

Luyện tập thể dục không những cải thiện sức khỏe mà còn phòng ngừa u phổi

Luyện tập thể dục không những cải thiện sức khỏe mà còn phòng ngừa u phổi

+ Hạn chế sử dụng rượu bia: Khi bạn uống rượu bia thường xuyên thì những chất độc hại sẽ dần ngấm vào phổi và làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bạn cần chú ý hạn chế việc sử dụng những loại đồ uống này để giảm bớt nguy cơ mắc u phổi.

+ Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, từ đó giảm nguy cơ bị ung thư.

>>> Xem thêm: Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u phổi

Điều trị u phổi, đặc biệt là u ác tính bằng các phương pháp trên đều gây ra những tác dụng phụ như rụng tóc, mệt mỏi, xạ trị khiến tế bào bình thường cũng bị tiêu diệt. Hơn thế, những cách điều trị này đều chỉ tác động trực tiếp nhằm tiêu diệt tế bào hỏng chứ chưa can thiệp vào căn nguyên bệnh, ngăn ngừa tái phát.

Vì vậy, ngoài điều trị tích cực theo chỉ đạo của bác sĩ chuyên khoa, nhiều chuyên gia cũng khuyên bệnh nhân nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính Lunatumo, là sự kết hợp của Soy protein chứa Lunasin, Cao Khổ sâm bắc và chiết xuất Thyme - Cỏ xạ hương có tác dụng ngăn chặn sự biến đổi tế bào và ức chế sự phát triển của khối u trong cơ thể. 

Đậu tương

Đậu tương - thực phẩm giàu Lunasin, hoạt chất có thể ngăn chặn sự biến đổi tế bào và ức chế sự phát triển của một số loại ung thư 

Những thành phần này đều có tác dụng làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi, giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng của người bị u phổi như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Đồng thời, hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Đặc biệt, khi bổ sung thêm những thảo dược quý như: Cao Quả Khế, Cao Bán Chi liên, Cao Hoàng kỳ, Cao Bồ Công Anh sẽ tạo thành một công thức chuyên biệt và toàn diện giúp làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh ở người có nguy cơ cao mắc u phổi, bao gồm: Người hút thuốc nhiều, người sống trong môi trường ô nhiễm không khí, nước, đối tượng sống trong gia đình có người bị u phổi, giúp hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng của người bị u phổi như: Mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Đồng thời, hỗ trợ giảm nhẹ tác dụng phụ, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Bên cạnh việc tạo thói quen sống lành mạnh, không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với chất độc hại và kiểm tra sức khỏe định kỳ, hãy sử dụng sản phẩm thảo dược chứa Lunatumo để giảm tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa u phổi sớm nhất, bạn nhé!

Dược sĩ Hoàng Thúy

Thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-Tumolung

Bình luận