Bệnh U PHỔI có lây không? - Những thông tin chính xác bạn cần biết!
U phổi là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm trên toàn cầu. Không ít người thắc mắc: Bệnh u phổi có lây không? Thậm chí, nhiều người lo lắng bệnh truyền nhiễm nên thường phòng ngừa bằng cách không ăn, uống, ngủ chung với người mắc u phổi. Vậy thực hư của vấn đề này là như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn!
U phổi là gì?
U phổi xuất hiện là do sự phân chia và phát triển bất thường của các tế bào trong mô phổi hoặc trong đường hô hấp của phổi. Tế bào phân chia nhanh chóng nhưng không chết đi, dẫn tới sự tích tụ của khối u. U phổi chia thành 2 loại là u phổi lành tính và u phổi ác tính. Những dấu hiệu thường thấy nhất khi mắc u phổi là:
- Ho không dứt hoặc ngày càng nặng thêm. Ho ra máu hoặc có vết máu trong nước bọt hay trong đờm khi khạc nhổ.
- Đau tức ngực, đau hơn khi thở sâu, ho hoặc cười.
- Khàn giọng.
- Thở gấp, thở khò khè.
- Sụt cân, chán ăn.
- Cơ thể mệt mỏi và đuối sức.
- Viêm nhiễm cuống phổi hoặc viêm phổi không dứt, tái phát nhiều lần.
Ho không dứt là biểu hiện của u phổi
Đối với u phổi ác tính bước sang giai đoạn di căn, người mắc có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Đau xương vùng lưng hoặc hông.
- Một số thay đổi về hệ thần kinh như: Đau đầu, yếu hay tê cẳng chân, cẳng tay; Hoa mắt, mất thăng bằng, tai biến,… do khối u phổi di căn lên não hoặc tủy sống.
- Vàng da, mắt do tế bào u di căn tới gan.
- Nổi các khối u ở vùng cổ hay trên xương đòn do u phổi di căn đến da và hạch lympho.
Nguyên nhân gây u phổi là gì?
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây u phổi. Tuy nhiên, một số tác nhân sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
Thuốc lá
Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo mức độ sử dụng và nồng độ khói thuốc lá hít vào.Đa phần đối tượng bị u phổi là người nghiện thuốc lá, sử dụng thuốc lá với tần suất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong khói thuốc chứa hơn 40 chất có khả năng gây bệnh u ác tính như 3-4 benzopyren, dibenzanthracen, polonium 40 và selenium trong giấy cuốn thuốc lá,…
Ô nhiễm không khí
Không khí ngày càng bị nhiễm bẩn khiến nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp (trong đó có u phổi) tăng cao. Chuyên gia nhận định rằng, tiếp xúc với không khí ô nhiễm lâu ngày có thể tích tụ nhiều chất độc hại, làm cho tế bào bị biến đổi, gây u phổi. Những người thường xuyên làm việc trong các môi trường phóng xạ như: Uranium, mỏ kền, mỏ cromate cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc u phổi
Di truyền
Di truyền gia đình có thể gây một số đột biến gen trong cơ thể. Đặc biệt, việc thừa hưởng gen bệnh từ đời trước kết hợp với những tác nhân vật lý khiến cho tế bào dễ phát triển thành ác tính, lâu dần hình thành khối u tại phổi.
U phổi có lây không?
Vậy, u phổi có lây không? Không có bằng chứng nào chứng minh việc chạm vào người, hôn, quan hệ tình dục hay ăn chung với bệnh nhân u phổi có thể lây nhiễm. Bởi nguyên nhân gây u phổi không xuất phát trực tiếp từ virus hay vi khuẩn như các bệnh truyền nhiễm nên nó không có khả năng lây lan. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn những thắc mắc, cụ thể:
Tế bào u phổi có thể truyền từ người này sang người khác qua đường truyền máu không?
Thông thường, tế bào u phổi ở người bệnh sẽ khó tồn tại trên một cơ thể khỏe mạnh khác. Bởi hệ thống miễn dịch của người khỏe mạnh sẽ nhận diện những tế bào lạ và tiêu diệt chúng, bao gồm cả tế bào u phổi.
Tế bào u phổi có thể lây qua quá trình cấy ghép nội tạng không?
Các tạng hiến thường được kiểm tra kỹ lưỡng qua nhiều giai đoạn và sẽ loại bỏ ngay nếu phát hiện có chứa tế bào u phổi. Bởi những người ghép tạng thường phải sử dụng nhiều loại thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch, nếu sai sót thì đây là cơ hội để các tế bào khối u trong tạng được ghép nhân lên và phát triển. Tuy nhiên, nguy cơ này vô cùng thấp, ước tính tỷ lệ chỉ vào khoảng 0.015% hay 150 phần triệu.
Bệnh u phổi không lây từ người này sang người khác
U phổi có truyền từ mẹ mang thai sang con hay không?
Khi cơ thể sản phụ chứa tế bào u phổi ác tính thì các tế bào này cũng hiếm khi ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Mặc dù hệ miễn dịch của thai nhi còn non nớt, chưa hoàn thiện nhưng điều đó không có nghĩa là bé dễ bị tấn công. Ngược lại, hàng rào rau thai sẽ đảm nhiệm chức năng bảo vệ thai nhi.
Mặc dù u phổi là căn bệnh không lây, nhưng rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, phòng ngừa là việc làm cần thiết của mỗi người. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn nên có lối sống khoa học, bảo vệ đường hô hấp khỏi khói bụi, không hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u phổi bằng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, u phổi được điều trị bằng các phương pháp phổ biến như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Tùy vào tính chất, giai đoạn phát hiện bệnh và thể trạng người mắc mà sẽ áp dụng phác đồ khác nhau. Bên cạnh những mặt tiến bộ thì các phương pháp này gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến sức khỏe người mắc ngày càng suy kiệt, thời gian sống ngắn hơn. Do đó, các chuyên gia nhận định rằng, để điều trị bệnh thì cần thiết phải có giải pháp bổ trợ làm hạn chế sự phát triển của khối u, tăng cường sức đề kháng, nâng cao hiệu quả và giảm nhẹ tác dụng phụ của phương pháp tây y. Đây cũng là lý do mà phương pháp sử dụng hoạt chất tự nhiên trong hỗ trợ điều trị các loại khối u, bao gồm u phổi bắt đầu được khai thác và nghiên cứu.
Một trong những thành quả to lớn đó là phát hiện hoạt chất Lunasin chiết xuất từ đậu tương vào năm 1996 của nhà khoa học người Mỹ. Đã có hàng trăm những nghiên cứu khác được tiến hành để chứng minh về tác dụng vượt trội của hoạt chất này. Kết quả cho thấy, Lunasin giống như một “vệ sĩ” giúp bảo vệ tế bào khỏi quá trình tăng sinh không kiểm soát. Sau khi uống, Lunasin xâm nhập vào nhân tế bào, ức chế sự phân chia và nhân lên của tế bào khối u. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn mang lại nhiều tác dụng khác giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các loại khối u, trong đó có u phổi như: Chống viêm, chống oxy hóa, chống đột biến gen.
Lunasin trong đậu tương giúp hỗ trợ điều trị u phổi an toàn, hiệu quả
Ở Việt Nam, sau khi được chuyển giao công nghệ sản xuất Lunasin từ đậu tương, các nhà khoa học đã ứng dụng và bào chế thành công thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng viên nén giúp hỗ trợ điều trị các loại khối u, đặc biệt là u phổi. Ngoài thành phần Lunasin, sản phẩm còn bao gồm nhiều thảo dược quý khác như: Cao khổ sâm bắc, chiết xuất thyme - cỏ xạ hương, cao quả khế, cao bán chi liên, cao hoàng kỳ, cao bồ công anh, cao mạch chủ, cao cọ xẻ giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các khối u, đặc biệt là u phổi, giúp hỗ trợ điều trị, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh như mệt mỏi, khó thở, đờm nhiều. Bởi vậy, đây là công thức chuyên biệt giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa, giảm viêm nhiễm, nâng cao hiệu quả và giảm nhẹ tác dụng phụ của các phương pháp điều trị tây y.
Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bệnh u phổi có lây không? Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u phổi, tránh những biến chứng nguy hiểm, hãy xây dựng lối sống khoa học, kết hợp sử dụng sản phẩm có thành phần chính là Lunasin mỗi ngày, bạn nhé!
Vân Anh
Bình luận