Viêm đại tràng và đại tràng co thắt là hai bệnh lý đường ruột phổ biến, dễ nhầm lẫn do có nhiều triệu chứng tương đồng. Việc nắm rõ sự khác nhau giữa viêm đại tràng và đại tràng co thắt đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, mang lại hiệu quả cao và tránh những biến chứng nguy hiểm.

Viêm đại tràng và đại tràng co thắt giống nhau như thế nào?

Cả viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt đều gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bao gồm:

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, thường xuất hiện ở vùng bụng dưới. Đau có thể âm ỉ, quặn thắt hoặc dữ dội, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh.
  • Đầy hơi: Cảm giác chướng bụng, khó tiêu do tích tụ khí trong đường ruột.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy hoặc táo bón, có thể kèm theo phân nhầy máu.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân: Do ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng.

Bên cạnh đó, hai bệnh này cũng đều tăng nặng khi người bệnh có thêm các yếu tố nguy cơ sau:

  • Stress: Căng thẳng, lo âu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm trầm trọng hơn các triệu chứng.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,... tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Lạm dụng thuốc: Sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh trong thời gian dài có thể gây tổn thương niêm mạc đại tràng.

Ngoài ra, viêm đại tràng và đại tràng co thắt đều có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nhóm người từ 15 đến 30 tuổi thường có biểu hiện triệu chứng trầm trọng hơn.

viem-dai-trang-co-that-la-benh-gi.jpg

Viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt có nhiều điểm tương đồng

Sự khác nhau giữa viêm đại tràng và đại tràng co thắt

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng bạn vẫn có thể phân biệt viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt qua một số điểm sau:

Tiêu chí so sánh Viêm đại tràng Đại tràng co thắt
Nguyên nhân
  • Do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, rối loạn hệ miễn dịch, di truyền,...
  • Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng có liên quan đến yếu tố tâm lý, chế độ ăn uống, di truyền,...
Cơ chế
  • Viêm niêm mạc đại tràng
  • Co thắt cơ đại tràng
Triệu chứng
  • Đau bụng thường âm ỉ, liên tục hoặc từng cơn, cố định tại 1 vị trí, ở hố chậu phải hoặc hố chậu trái.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài.
  • Phân có thể có nhầy máu.
  • Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
  • Đau bụng quặn thắt dữ dội, thường xuất hiện sau khi ăn hoặc khi có stress, đôi khi sẽ sờ thấy cục nổi lên dọc khung đại tràng.
  • Thường xuyên cảm thấy đầy hơi, khó tiêu.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, kèm cảm giác mót rặn.
  • Phân hiếm khi lẫn nhầy máu.
Xét nghiệm
  • Nội soi đại tràng (sẽ thấy các ổ viêm loét)
  • Nội soi đại tràng (thường không có bất thường).

 

Tuy vậy, cách xác định này cũng chỉ mang tính chất tương đối. Để biết chắc chắn mình đang gặp phải bệnh lý nào, người bệnh cần đi nội soi đại tràng. Sau khi nội soi kết hợp với các yếu tố phân biệt kể trên, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bạn bị viêm đại tràng hay đại tràng co thắt.

Các biện pháp giúp kiểm soát viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt

Để kiểm soát viêm đại tràng và viêm đại tràng co thắt hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp nhiều phương pháp không dùng thuốc như:

Ăn uống lành mạnh

  • Ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng.
  • Thay thế chất béo động vật bằng dầu thực vật (dầu ô liu, hướng dương,…)
  • Hạn chế những đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chua cay, chiên rán nhiều lần, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm để lâu,…
  • Không sử dụng rượu, bia, đồ uống có gas,…
  • Uống đủ nước, bổ sung vitamin, khoáng chất.
  • Ăn nhiều chất xơ khi bị táo bón và giảm ăn chất xơ khi bị tiêu chảy.

Người bệnh đại tràng không nên ăn đồ chưa được nấu chín

Giảm căng thẳng, stress

Điều này sẽ giúp điều hòa hoạt động của hệ trục Não – Ruột và ổn định nhu động đại tràng, từ đó giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng tốt hơn. Để giảm căng thẳng, người bệnh có thể lựa chọn các bài tập như yoga, thiền, đọc sách, bố trí thời gian làm việc - nghỉ ngơi hợp lý và thường xuyên chia sẻ các băn khoăn thắc mắc của mình để được các bác sĩ giải đáp.

Bổ sung thảo dược, lợi khuẩn

Nhiều nghiên cứu ngày nay đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thêm các thảo dược như Sử quân tử, Bạch truật, Mộc hương… hay vách tế bào lợi khuẩn sẽ hỗ trợ tăng hiệu quả điều trị viêm đại tràng và đại tràng co thắt, cụ thể:

  • Sử quân tử: Giúp diệt giun sán, tăng cường tiêu hóa đồng thời hỗ trợ chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả.
  • Bạch truật: Hỗ trợ phục hồi niêm mạc đại tràng, chống co thắt, giảm đầy hơi, chướng bụng trướng, khó tiêu, tiêu chảy, phân sống...
  • Hoàng cầm: Giúp ức chế co bóp hồi tràng, hỗ trợ chống viêm, giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy liên quan đến rối loạn nhu động ruột.
  • Mộc hương: Kháng viêm, tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, cải thiện tình trạng rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột.
  • Vách tế bào lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus: Giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy hiệu quả.

Tại Việt Nam, Viện TPCN đã ứng dụng công nghệ lượng tử và công nghệ sinh học để kết hợp các thảo dược lợi khuẩn này, từ đó tạo ra các viên uống tiện dụng. Người bệnh có thể sử dụng các viên uống này để kiểm soát các triệu chứng của viêm đại tràng, đại tràng co thắt hiệu quả hơn.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ sự khác nhau giữa viêm đại tràng và đại tràng co thắt về nguyên nhân, cơ chế cũng như triệu chứng biểu hiện của hai căn bệnh tiêu hóa phổ biến này. Hãy tiếp tục đón xem nhiều bài viết mới với chủ đề phong phú, đa dạng của Dược phẩm Á Âu nhé!

Bản sao của DTAA - Revu (2).png

Bình luận