Bệnh cao huyết áp được ví như “sát thủ thầm lặng” của con người, căn bệnh này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người chủ quan nghĩ rằng, cao huyết áp chỉ là bệnh bình thường, không đáng lo ngại. Vậy bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào? Hãy tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp hay còn gọi là huyết áp cao. Đây là căn bệnh phổ biến hay gặp ở những người thừa cân, béo phì, người già, những người mắc các bệnh tiểu đường, đặc biệt là máu nhiễm mỡ.

Cao-huyet-ap-thuong-gap-o-nguoi-gia.webp

Cao huyết áp thường gặp ở người già

Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng máu trong động mạch. Khi lượng máu bơm vào tim càng nhiều và động mạch hẹp lại thì huyết áp càng cao.

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm trương (huyết áp khi cơ tim giãn nghỉ) và huyết áp tâm thu (áp lực đẩy máu vào động mạch, tim co bóp). Ở người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 mmHg và tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Ở bệnh nhân cao huyết áp, chỉ số huyết áp tâm thu từ lớn hơn hoặc bằng 135 mmHg và tâm trương là lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có nguy cơ bị bệnh cao huyết áp bao gồm: Những người cao tuổi, người mắc bệnh thận, bệnh tuyến giáp, người thừa cân, béo phì,…

>>> Xem thêm: Cách điều trị cao huyết áp tại nhà giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh

Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh cao huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, gây suy tim, về lâu dài, cao huyết áp có thể ảnh hưởng tới thị lực của bạn. Bệnh này còn dẫn đến nhiều căn bệnh mạn tính khác như suy thận, hay nguy hiểm hơn là đột quỵ,…

Cao huyết áp ảnh hưởng đến tim mạch

Theo các thông kê cho thấy, có đến 95% ca tử vong do bệnh tim mạch đều có nguyên nhân từ việc huyết áp tăng quá cao. Bởi vì, khi huyết áp tăng cao như vậy sẽ tạo ra áp lực làm nứt lớp xương trong cùng của thành mạch, khiến cho bạch cầu và mỡ máu chui qua những lỗ nứt đó rồi lọt xuống thành mạch máu. Khi huyết áp tăng cao đột ngột dễ gây tim to và suy tim. Đối với các mạch máu, cao huyết áp còn làm xơ vữa, viêm tắc động mạch chủ, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. 

Huyết áp cao có nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Huyết áp cao có nguy cơ dẫn đến đột quỵ

Gây ra những tổn thương về não bộ

Giống như trái tim của bạn, bộ não phụ thuộc vào nguồn cung cấp máu nuôi dưỡng để hoạt động đúng và tồn tại. Nhưng khi mắc bệnh cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến não bộ của bạn. Cao huyết áp làm tăng nguy cơ xuất huyết não (đột quỵ) gấp 10 lần. Theo nghiên cứu, ngay cả khi huyết áp hơi cao, bạn vẫn có nguy cơ bị đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị chặn hoặc vỡ. Điều này ngăn chặn việc cung cấp oxy cho não dẫn đến cái chết của mô não. Nó có thể dẫn đến tê liệt hoặc thậm chí là tử vong.

Gây ra những tổn thương cho thận

Thận hoạt động phụ thuộc vào các mạch máu khỏe mạnh. Huyết áp cao có thể làm tổn thương cả mạch máu trong và dẫn đến thận của bạn. Màng lọc của thận vốn rất mỏng manh nên khi bị áp lực từ huyết áp dâng lên quá cao sẽ làm cho màng lọc này bị rách vỡ, dẫn đến làm hỏng màng lọc thận, hẹp động mạch thận. Thận cũng là một bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, điều tiết các chất dịch của cơ thể,… từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng với những người cao huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận, làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch và gây ra suy thận.

Tăng huyết áp – Con đường dẫn đến suy thận

Tăng huyết áp – Con đường dẫn đến suy thận

Gây ra các bệnh về mắt

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, huyết áp tăng quá cao khiến mắt của bạn phải chịu đựng rất nhiều vấn đề. Đầu tiên là mờ mắt, sau đó là các bệnh lý về võng mạc sẽ xuất hiện, điều tồi tệ nhất sẽ là xuất huyết võng mạc có thể bị mù vĩnh viễn. Khi tăng huyết áp, các mạch máu nuôi cơ thể đều sẽ bị ảnh hưởng, kể cả các mạch máu tới mắt, khiến cho đôi mắt có thể bị khô, mờ mắt. Đó là do các mạch máu trong mắt bị thu hẹp do ảnh hưởng của tăng huyết áp, làm tầm nhìn bị suy yếu dẫn đến bệnh lý võng mạc, cuối cũng sẽ dẫn đến mù mắt.

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tăng huyết áp và giác ngủ của bạn có mối liên hệ qua lại với nhau. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh cao huyết áp có nhiều khả năng bị ngưng thở khi ngủ (OSA), đó là khi hơi thở ngắt quãng trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn và trở nên mệt mỏi lúc thức dậy vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu bị ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng sẽ góp phần làm tăng nặng bệnh huyết áp (kể cả khi người bệnh dùng thuốc chống tăng huyết áp). 

Cao-huyet-ap-anh-huong-den-giac-ngu.webp

Cao huyết áp ảnh hưởng đến giấc ngủ

>>> Xem thêm: Các bài tập thể dục cho người cao huyết áp, hãy áp dụng ngay.

Giải pháp phòng ngừa cao huyết áp nhờ sử dụng sản phẩm thảo dược

Để dự phòng cao huyết áp, bạn cần:

+ Kiểm soát tốt huyết áp hàng ngày bằng việc dùng thuốc theo hướng dẫn.

+ Điều trị các yếu tố nguy cơ như: Rối loạn lipid máu, bệnh đái tháo đường.

+ Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.

+ Không hút thuốc lá, uống rượu, sử dụng các đồ uống hoặc các chất kích thích, tránh căng thẳng, tránh nhiễm lạnh đột ngột.

+ Kiểm soát cân nặng, tập thể dục thường xuyên

+ Khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn, phát hiện và điều trị kịp thời tăng huyết áp.

Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp

Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa bệnh cao huyết áp

Hiện nay, xu hướng kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để hỗ trợ điều trị cao huyết áp đang được giới chuyên gia đánh giá cao và nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cao cần tây kết hợp với cao tỏi, cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, magiê citrate, nattokinase, kali clorua có tác dụng lợi tiểu, giúp giãn mạch, giảm lưu lượng tuần hoàn máu, trấn tĩnh, an thần kinh, tất cả các tác dụng này đều góp phần làm giảm sức cản ngoại vi dẫn đến hạ áp. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp giảm cholesterol máu, giảm lipid máu nên làm thông thoáng lòng mạch, hạ huyết áp, tăng chuyển hóa lipid tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, nhờ đó, tăng cường sức khỏe toàn trạng cho cơ thể.

Chuyên gia khuyến cáo, ngay cả khi cao huyết áp đã được kiểm soát, cần đi khám để được chẩn đoán và điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ đơn thuốc, hãy áp dụng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tập luyện thường xuyên, kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ cần tây mỗi ngày để huyết áp luôn trong tầm kiểm soát, bạn nhé!

Dược sĩ Mai Phương

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-dinh-ap-vuong.webp

Bình luận