Các loại bướu cổ thường gặp và 4 cách chữa bướu giáp hiệu quả
Bướu cổ là gì?
Bướu cổ (hay bướu giáp, bướu tuyến giáp) là tình trạng tuyến giáp phát triển lớn hơn so với bình thường, làm thay đổi chức năng hoặc cấu trúc của cơ quan nội tiết này. Khối bướu ở trước cổ thường không đau và di chuyển theo nhịp nuốt. Bướu cổ lớn có thể chèn ép lên thanh quản, thực quản, khí quản gây ho, khó nuốt hoặc khó thở.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ hình bướm nằm ở cổ, bên dưới yết hầu. Cơ quan này có vai trò sản xuất hormone thyroxine (còn gọi là T4) và triiodothyronine (còn gọi là T3). Những hormone này giúp điều hòa mọi chức năng của cơ thể, bao gồm nhiệt độ, tâm trạng, nhịp tim, tiêu hóa,...
Bướu cổ là tình trạng thay đổi chức năng hoặc cấu trúc của tuyến giáp
>>>Xem thêm: Người mắc bệnh bướu cổ nên ăn những thực phẩm nào?
4 loại bướu cổ thường gặp
Hiện nay, có 4 loại bướu cổ thường gặp đó là: Bệnh bướu cổ đơn thuần, cường giáp, suy giáp và bướu cổ ác tính. Để xác định chính xác các loại bướu với nhau, bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu của bệnh bướu cổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp.
Bướu cổ đơn thuần
Bướu cổ đơn giản còn gọi là bướu cổ lành tính. Bệnh đặc trưng bởi sự mở rộng của tuyến giáp mà nguyên nhân không phải là do viêm nhiễm hoặc ung thư tuyến giáp.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự thiếu hụt iod. Bởi iod là nguyên liệu để tổng hợp hormone T3, T4. Khi có thể bị thiếu hụt nguyên tố vi lượng này, hormone tuyến giáp không được tạo đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuyến giáp sẽ phình to để cố gắng thu bắt iod từ các cơ quan khác, hình thành khối bướu ở cổ.
Trong giai đoạn đầu, khối bướu trước cổ thường mềm, nhẵn và đối xứng. Khi khối bướu phát triển, người bệnh sẽ có cảm giác căng tức vùng cổ họng.
Bướu cổ ác tính
Trong các bệnh tuyến giáp, ung thư tuyến giáp chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do các triệu chứng của bệnh thường không đặc trưng.Để tầm soát được ung thư tuyến giáp, người bệnh nên đi khám định kỳ thường xuyên.
Cường giáp
Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Sự dư thừa hormone T3, T4 sẽ khiến cho tuyến giáp tăng hoạt động, gây ra các triệu chứng của quá trình tăng chuyển hóa như: Tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, mệt mỏi, tay chân run,...
Suy giáp
Suy giáp là tình trạng suy giảm chức năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do hệ miễn dịch bị suy yếu, rối loạn. Khi hệ miễn dịch bị suy yếu nó sẽ tấn công tuyến giáp làm cho một phần cơ quan này bị tổn thương, không sản xuất đủ hormone tuyến giáp.
Lúc này, phần còn lại sẽ phải cố gắng làm việc để tạo đủ hormone T3, T4 cung cấp cho cơ thể. Hậu quả là làm cho tuyến giáp ngày càng mở rộng và hình thành khối bướu.
Người bị suy giáp thường có biểu hiện mệt mỏi, tóc rụng
Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh bướu cổ?
Thông thường, các loại bướu cổ sẽ không có dấu hiệu nào quá rõ ràng hoặc đặc trưng của bệnh lý. Do đó, người bệnh thường không quá chú ý khi xuất hiện những dấu hiệu này. Chỉ khi bướu cổ phình to thì mới bắt đầu lo lắng về bệnh.
Tuy nhiên, sẽ có một số dấu hiệu khác ngoài biểu hiện phình to của tuyến giáp để nhận biết được nguy cơ bị mắc bướu cổ. Dấu hiệu bệnh bướu cổ thường sẽ có sự khác biệt nhất định giữa các loại bướu cổ. Nhìn chung sẽ có những dấu hiệu như sau:
Triệu chứng phổ biến: Cảm giác vùng cổ họng bị căng, tức khó chịu. Giọng nói bị biến đổi, khàn giọng, khó chịu khi nói. Vùng cổ, tĩnh mạch cổ hoặc vùng dưới amidan bị sưng to. Gặp chóng mặt khi giơ tay cao quá đầu.
Triệu chứng ít phổ biến hơn: Khó thở hoặc thở gấp, thở khò khè do khí quản bị bướu tuyến giáp ép chặt. Xuất hiện ho khan. Bị khó nuốt thức ăn do thực quản cũng bị chèn ép.
Ngoài những dấu hiệu đó, một số người bệnh khi bị cường giáp hoặc khi tuyến giáp bị ép hoạt động quá mức có thể xuất hiện thêm những triệu chứng như:
- Nhịp tim tăng nhanh ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc tim bị đập loạn nhịp.
- Bị tiêu chảy, buồn nôn hoặc thậm chí nôn mửa.
- Xuất hiện trạng thái kích động, đổ mồ hôi liên tục không có nguyên nhân.
Đối với những người nghi ngờ bị suy giáp, tuyến giáp hoạt động kém sẽ có thêm các triệu chứng như bị táo bón, da khô, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra sẽ thấy tăng cân không lý do, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc mệt mỏi.
>>>Xem thêm: 3 cách tự nhiên chữa bệnh bướu cổ đơn giản, hiệu quả
Bướu cổ có nguy hiểm không?
Bướu cổ ngày càng trở nên phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 5% người dân ở Hoa Kỳ mắc bệnh. Bướu cổ thường không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể kiểm soát nếu người bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Ngược lại, nếu người bệnh không được điều trị đúng cách, khối bướu sẽ phát triển gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó bướu to có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận như: Thanh quản, thực quản, khí quản gây khó thở, nuốt nghẹn, khàn giọng. Ngoài ra, đối với cường giáp, suy giáp nếu không được kiểm soát sẽ gây vô sinh ở nữ giới, gây các biến chứng về tim mạch,...
Bướu cổ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch
Các cách chữa bướu cổ hiện nay
Để điều trị bướu cổ hiệu quả, bác sĩ sẽ căn cứ vào độ lớn của bướu giáp, các triệu chứng, nguyên nhân gây ra bướu cổ là gì. Từ đó sẽ đưa ra các phương pháp và liệu trình điều trị phù hợp.
Hiện nay, để điều trị bướu cổ, người ta thường áp dụng 4 phương pháp đó là: Dùng thuốc, sử dụng iod phóng xạ, phẫu thuật, dùng các bài thuốc đông y. Cụ thể:
Dùng thuốc trị bướu cổ
Việc lựa chọn dùng thuốc trong điều trị bướu cổ sẽ phụ thuộc vào từng loại bướu.
- Đối với bướu cổ có biểu hiện cường giáp, các bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các thuốc kháng giáp như: Methimazole (Tapazole), propylthiouracil (PTU) và carbimazole (Neo-Mercazole).
- Đối với bướu cổ suy giáp, bướu cổ đơn thuần người bệnh sẽ được sử dụng các thuốc hormone tổng hợp để bổ sung cho lượng hormone mà cơ thể đang thiếu hụt. Một số thuốc điều trị suy giáp hay dùng đó là: Levothyroxine (Synthroid, Levoxyl, Unithroid và Tirosint); Liothyronin (Cytomel ).
Iod phóng xạ
Iod phóng xạ là phương pháp dùng Iod có khả năng giải phóng các tia phóng xạ để phá hủy một phần của tuyến giáp. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng để điều trị bướu cổ hoặc u tuyến giáp có biểu hiện cường giáp, ung thư tuyến giáp.
Phẫu thuật
Nếu bướu có kích thước lớn, gây khó chịu, khó thở hoặc khó nuốt người mắc sẽ được chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các các phương pháp cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc, iod phóng xạ hoặc phẫu thuật để điều trị bướu cổ
Điều trị bướu cổ bằng các phương thuốc Đông Y
Ngoài những phương pháp Tây Y, những bài thuốc, phương thuốc từ thảo dược Đông Y cũng được nhiều người bệnh lựa chọn để điều trị bướu cổ. Các phương thuốc Đông Y tuy thời gian điều trị và phát huy tác dụng lâu hơn so với Tây Y, nhưng lại là cách điều trị lành tính, an toàn và ít để lại các nguy cơ, sự cố sức khỏe về sau.
Trong dân gian có nhiều bài thuốc chữa bướu cổ tại nhà. Dưới đây là một số bài thuốc được nhiều người tìm kiếm và áp dụng:
- Chữa bướu cổ bằng hạt bình bát
Hơ hạt bình bát trên lửa nóng rồi lăn trên cục bướu. Thực hiện 2 lần/ngày để thu nhỏ khối bướu ở cổ.
- Chữa bướu cổ bằng cây cải trời
Chuẩn bị 30g cải trời và 30g xạ đen. Đem các vị thuốc này đi sắc và uống hàng ngày. Kiên trì sử dụng để thu nhỏ bướu giáp.
- Chữa bướu cổ bằng hoa đu đủ đực
Hơ nóng 1 quả đu đủ non trên lửa. Sau đó đem chường lên khối bướu. Mỗi ngày 3-5 lần để làm xẹp khối bướu giáp.
- Chữa bướu cổ bằng quả óc chó
Ngâm hạt óc chó với mật ong khoảng 30-40 ngày. Để đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên dùng hỗn hợp này 2 muỗng mỗi ngày.
Lưu ý: Việc sử dụng các bài thuốc dân gian chữa bướu cổ còn chưa được kiểm chứng, mang tính kinh nghiệm, vì vậy, người mắc nên cân nhắc khi áp dụng.
Các bài thuốc dân gian trên tuy có thể dễ dàng áp dụng nhưng hiện tại hầu hết chưa có kiểm chứng về sự an toàn, hiệu quả thực tế. Vì vậy hiện nay, để thu nhỏ bướu cổ, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều người có xu hướng lựa chọn các loại thảo dược an toàn hơn.
Một trong các thảo dược đã được nghiên cứu có tác dụng cải thiện bướu cổ hiệu quả đó là hải tảo. Vào năm 2012, tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng của hải tảo cho thấy: Các hoạt chất trong hải tảo có tính kháng khuẩn, chống oxy hóa, giúp bổ sung iod, ngăn chặn sự hình thành khối bướu, bảo vệ tuyến giáp khỏi tác nhân có hại. Khi kết hợp hải tảo cùng với các vị thuốc khác như bán biên liên, ba chạc, lá neem,... hiệu quả điều trị bướu giáp sẽ được tăng lên nhiều lần.
Hải tảo là thảo dược có chứa hàm lượng iod cao
Người bị bướu cổ nên ăn gì và hạn chế ăn gì?
Để hỗ trợ điều trị bướu cổ và giúp hạn chế sự nguy hiểm của bệnh lý, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống phù hợp. Cụ thể như sau.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Với chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Thực phẩm nên ăn: Bổ sung thêm các loại thực phẩm giúp cung cấp được iod (ví dụ như cá biển, hải sản, sữa chua, phô-mát...), thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A như các loại rau xanh, củ quả có màu vàng, xanh đậm.
- Thực phẩm không nên ăn: Người bị bướu cổ nên hạn chế các loại thực phẩm có thể làm tăng triệu chứng của bệnh như các loại rau họ cải, đậu nành - chế phẩm đậu này, các loại đồ uống có cồn, cafein, chất kích thích. Ngoài ra, cũng cần tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có nhiều đường, chứa gluten (như bánh mỳ, bánh quy,...), nội tạng động vật, các loại quả có sắc tố, thực phẩm có trogenic, sữa tươi nguyên kem.
Lối sống phù hợp
Người bướu cổ cần hạn chế việc bị stress, căng thẳng trong quá trình bị bệnh, hãy giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Ngoài ra, hãy tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để giúp cơ thể có thể tăng cường đề kháng, miễn dịch và điều trị bệnh tốt hơn.
Bướu cổ có nhiều loại khác nhau, gây ra những rối loạn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc. Do vậy, để cải thiện bệnh hiệu quả, người mắc cần được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị đúng cách. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh bướu cổ, các bạn có thể liên hệ đến số 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn hỗ trợ thêm.
Link tham khảo:
https://www.webmd.com/women/understanding-goiter-basics
https://www.healthline.com/health/goiter-simple
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829
Bình luận