Bốc hỏa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bốc hỏa là một tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh. Tình trạng này khiến cho phái nữ thường bị mất ngủ, chóng mặt, nóng bừng, đổ mồ hôi, hay hồi hộp và tâm trạng thất thường. Có người thỉnh thoảng mới xuất hiện cơn bốc hỏa, nhưng có người thì liên tục và kéo dài.
Chứng bốc hỏa là tình trạng như thế nào?
Chứng bốc hỏa là một tình trạng xuất hiện khá phổ biến ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh. Hiện tượng bốc hỏa là cảm giác nóng một cách đột ngột ở phần trên cơ thể, thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ, ngực và sau đó lan ra toàn thân. Mỗi cơn bốc hỏa thường kéo dài từ khoảng 3-5 phút khiến cho da của bạn đỏ lên và có thể đi kèm với đổ mồ hôi, thi thoảng đánh trống ngực và sau đó là cảm giác lạnh run.
Bốc hỏa đổ mồ hôi thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh
Triệu chứng của bốc hỏa là gì?
Trong những cơn bốc hỏa, bạn có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng sau:
- Cảm giác nóng đột ngột xuất hiện ở phần trên cơ thể (ngực, cổ, mặt) và lan ra toàn thân.
- Làn da đỏ bừng.
- Tim đập nhanh hơn bình thường hoặc loạn nhịp.
- Đổ mồ hôi, cảm giác ớn lạnh sau những cơn bốc hỏa.
- Cảm giác lo lắng.
Cường độ của những cơn bốc hỏa có thể khác nhau, có người chỉ đỏ mặt nhưng một số chị em thì gặp phải cơn bốc hỏa mạnh khiến cho phần trên đỏ bừng lên và kèm theo đổ mồ hôi.
Nguyên nhân dẫn đến chứng bốc hỏa ở phụ nữ
Hiện nay, nguyên nhân gây ra những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi vẫn chưa xác định được rõ ràng. Nhiều chuyên gia đã đề xuất một số nguyên nhân gây bốc hỏa sau đây:
- Do sự suy giảm nồng độ hormone estrogen, đặc biệt ở tuổi tiền mãn kinh/mãn kinh là một trong nguyên nhân gây ra những cơn bốc hỏa. Khi estrogen suy giảm khiến cho vùng dưới đồi trở nên nhạy cảm và hiểu lầm cơ thể đang quá nóng. Từ đó, vùng dưới đồi sẽ bắt đầu một chuỗi hoạt động để hạ nhiệt cho cơ thể bạn, dẫn đến tim đập nhanh hơn, mạch máu giãn ra, cơ thể nóng bừng lên và đổ mồ hôi.
- Có thể mắc bệnh cường giáp, nhiễm trùng, nhiễm virus gây ra triệu chứng nóng bừng, tim đập nhanh, khó chịu, tâm trạng thất thường, mệt mỏi,...
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc giảm đau opioid, thuốc điều trị ung thư,...
- Do tâm lý luôn căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn đến những cơn bốc hỏa ở phụ nữ.
- Chế độ ăn uống không phù hợp, thiếu khoa học, tiêu thụ nhiều đồ ăn có tính cay, chua, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích (cà phê, rượu, bia,...) cũng là nguyên nhân gây ra chứng bốc hỏa. Một số nghiên cứu cho thấy, người thừa cân, béo phì hoặc làm việc trong môi trường nóng bức có nguy cơ bị bốc hỏa cao hơn.
Căng thẳng, stress kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra các cơn bốc hỏa
Ảnh hưởng của bốc hỏa đến sức khỏe, cuộc sống của chị em phụ nữ
Những cơn bốc hỏa có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và chất lượng sống của phụ nữ, cụ thể:
- Cơn bốc hỏa đổ mồ hôi ban đêm có thể làm bạn thức giấc, khó ngủ, theo thời gian sẽ gây gián đoạn giấc ngủ lâu dài.
- Nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ bị bốc hỏa đổ mồ hôi có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và xương nhiều hơn người bình thường.
- Những người bị bốc hỏa thường hay cáu gắt, nóng giận vô cớ. Ngoài ra, bốc hỏa còn ảnh hưởng tới đời sống vợ chồng.
Các biện pháp điều trị cơn bốc hỏa
Tùy vào từng nguyên nhân gây ra chứng bốc hỏa mà bác sĩ có thể lựa chọn biện pháp điều trị cơn bốc hỏa phù hợp nhất.
Điều trị cơn bốc hỏa bằng thuốc tây y
Điều trị bằng thuốc tây y được chỉ định khi những cơn bốc hỏa kéo dài và gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Vậy bị bốc hỏa uống thuốc gì? Sau đây là một số thuốc có thể được bác sĩ kê:
- Thuốc chống trầm cảm (paroxetine, citalopram, escitalopram) được cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận được dùng để điều trị bốc hỏa. Những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra bao gồm buồn nôn, tăng cân, khô miệng,...
- Clonidine có thể giúp giảm bớt những cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Các tác dụng phụ có thể bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, táo bón,...
- Oxybutynin (ditropan, oxytrol) cũng có thể giúp làm dịu những cơn bốc hỏa ở phụ nữ. Thuốc có thể gây khô mắt, khô miệng, táo bón,...
- Gabapentin, pregabalin là các loại thuốc chống co giật có tác dụng làm giảm các cơn bốc hỏa về đêm. Khi sử dụng 2 loại thuốc này, bạn có thể gặp các triệu chứng như buồn ngủ, phù nề, tăng cân, kém tập trung.
Dùng thuốc tây y điều trị cơn bốc hỏa có thể gây ra một số tác dụng phụ
Các bài thuốc đông y chữa bốc hỏa đổ mồ hôi
Sau đây là một số bài thuốc đông y chữa bốc hỏa mà bạn có thể tham khảo:
- Người bị nóng, khô miệng, uất nhiệt: Có thể dùng bài thuốc tứ vật thang để chữa bao gồm: Sài hồ 10g, đương quy 20g, bạch thược 20g, bạch truật 20g, bạch linh 14g, đơn bì 14g, chích thảo 10g, chi tử 10g, sinh khương 12g, ngưu tất 12g. Bỏ tất cả vào ấm sắc uống 3 lần/ngày. Bài thuốc này có tác dụng sơ can thanh nhiệt, kiện tỳ, bổ huyết,... Phòng và trị hỏa vượng máu dồn lên đầu, đỏ mặt, đau đầu, vã mồ hôi, mệt mỏi, khó ngủ. Không dùng cho người da xanh, chân tay lạnh, đầy bụng, ho đờm nhiều.
- Người nóng, khó ngủ do thận âm hư hỏa vượng: Bài thuốc để chữa trường hợp này bao gồm thục địa 30g, hoài sơn 18g, đơn bì 16g, sơn thù 14g, phục linh 10g, trạch tả 8g, huyền sâm 12g, ngưu tất 12g, cúc hoa 12g, câu kỷ tử 14g. Sắc lên và uống mỗi ngày giúp điều trị đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, bốc hỏa, đổ mồ hôi, khô mắt. Không dùng cho người bị tiêu chảy, cảm, ho đờm.
Bài thuốc đông y thường được nhiều chị em sử dụng để chữa cơn bốc hỏa
Các biện pháp cải thiện và phòng ngừa chứng bốc hỏa tại nhà
Nếu cơn bốc hỏa của bạn nhẹ, có thể kiểm soát bằng các biện pháp tại nhà như sau:
- Giữ mát cho cơ thể, bởi khi nhiệt độ tăng nhẹ cũng có thể gây ra các cơn bốc hỏa. Bạn nên mặc đồ thoáng mát, mở rèm cửa, giảm nhiệt độ phòng xuống hoặc nhâm nhi một lý đồ uống mát.
- Hạn chế thức ăn cay nóng, đồ uống có chứa caffeine và rượu vì chúng có thể gây ra cơn bốc hỏa đổ mồ hôi. Vậy ăn gì để giảm bốc hỏa? Các loại trái cây, rau xanh, sữa, cà chua, dâu tằm,... là những thực phẩm tốt cho chị em bị bốc hỏa đổ mồ hôi.
- Ngồi thiền, thở chậm, tránh căng thẳng kéo dài có thể giúp bạn xoa dịu được chứng bốc hỏa, mất ngủ, khó chịu.
- Không hút thuốc lá bởi nó làm các cơn bốc hỏa ngày càng trầm trọng, cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư.
- Ngoài ra, nếu bạn đang thừa cân thì giảm cân có thể giúp làm dịu các cơn bốc hỏa.
Cải thiện cơn bốc hỏa bằng thảo dược
Do phương pháp điều trị bằng thuốc tây có thể để lại nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn. Điều này khiến cho nhiều chị em đã tìm đến và áp dụng bài thuốc đông y nhưng lại than phiền không có thời gian để thực hiện hàng ngày. May mắn thay, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm có thành phần isoflavones (tinh chất đậu nành), pregnenolone (chiết từ củ mài) và các thảo dược quý (nhàu, hà thủ ô đỏ, đương quy, thổ phục linh) có tác dụng bổ huyết, tăng nội tiết tố, cải thiện chức năng sinh lý nữ. Từ đó, hỗ trợ cải thiện tình trạng bốc hỏa đổ mồ hôi, giảm ham muốn ở phụ nữ.
Bài viết trên là tổng quan về vấn đề bốc hỏa. Để cải thiện cơn bốc hỏa hiệu quả, bạn nên kết hợp sử dụng thêm sản phẩm có thành phần soy isoflavones mỗi ngày. Nếu đang có băn khoăn gì về vấn đề bốc hỏa đổ mồ hôi, hãy để lại số điện thoại hoặc bình luận dưới bài viết, chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn cụ thể hơn.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hot-flashes/symptoms-causes/syc-20352790
Bình luận