Tổng quan về tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh được định nghĩa rất đa dạng, tuy vậy bản chất chung của giai đoạn này thường chỉ bao gồm một số đặc điểm chung của nó. Những đặc điểm này thường xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến nội tiết tố của cơ thể. Cụ thể như sau:

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh (Perimenopause) là một giai đoạn diễn ra trước thời kỳ mãn kinh, được định nghĩa bằng việc bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt không đều. Thông thường, tiền mãn kinh sẽ bắt đầu với phụ nữ ở giữa độ tuổi 30 – 40, phổ biến ở độ tuổi cuối 40 và kéo dài đến giữa 40 – 50 tuổi.

Thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra từ 5 – 10 năm. Tuy vậy, cũng có một số trường hợp chỉ kéo dài khoảng vài tháng. Trong giai đoạn này, các thay đổi về thể chất, hormone sẽ được bắt đầu và gây ra các triệu chứng khó chịu như bốc hỏa, giảm ham muốn, rối loạn kinh nguyệt,…

Tuy vậy, với sự căng thẳng và áp lực trong cuộc sống ngày nay đang gia tăng, tiền mãn kinh có thể xảy ra sớm hơn. Đây là một giai đoạn gây ra nhiều khó khăn với phụ nữ bởi sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần của họ. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý đến những dấu hiệu của thời kỳ này để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình.

tien-man-kinh-xay-ra-pho-bien-o-phu-nu-tu-40-tuoi

Tiền mãn kinh xảy ra phổ biến ở phụ nữ từ 40 tuổi

Nguyên nhân triệu chứng tiền mãn kinh

Sự thay đổi bất thường của các nội tiết tố như estrogen và progesterone là nguyên nhân chính gây ra những triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh. Khi 2 hormone này suy giảm, sự rụng trứng sẽ bị ảnh hưởng theo. Từ đó các quá trình phụ thuộc vào nó như sự sản xuất niêm mạc tử cung cũng sẽ bị ảnh hưởng theo và gây ra các triệu chứng tiền mãn kinh.

Một số yếu tố nguy cơ làm cho các triệu chứng này đến sớm hơn hoặc trầm trọng hơn. Cụ thể như:

  • Hút thuốc lá: Thường xuyên sử dụng thuốc lá có thể khiến tiền mãn kinh xuất hiện sớm hơn từ 1 – 2 năm so với người không sử dụng.
  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có người từng bị mãn kinh sớm, bạn có nguy cơ gặp phải các triệu chứng tiền mãn kinh sớm hơn.
  • Người đang điều trị ung thư: Hóa trị, xạ trị vùng chậu có thể làm tăng nguy cơ bị mãn kinh sớm.
  • Cắt bỏ tử cung, buồng trứng: Nếu bạn thực hiện cắt bỏ tử cung, buồng trứng có thể khiến chu kỳ mãn kinh diễn ra sớm hơn so với mức trung bình.
  • Khô hạn cũng có thể gặp ở phụ nữ sau sinh.

Dấu hiệu tiền mãn kinh có thể gặp

Sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu chính của thời kỳ này, bên cạnh đó có đến hơn 34 triệu chứng tiền mãn kinh khác mà bạn có thể gặp phải. Sau đây là những dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến mà bạn có thể gặp, bao gồm:

Rối loạn kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị rối loạn, không đều trong tiền mãn kinh. Nguyên nhân do việc thay đổi hormone, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng của cơ thể. Bạn có thể cảm thấy khoảng thời gian giữa các chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn, lượng máu kinh cũng có sự thay đổi (ít hoặc nhiều hơn).

Nếu kỳ hành kinh của bạn kéo dài hơn 7 ngày, đây là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm. Nếu khoảng cách giữa các chu kỳ có thể từ 60 ngày trở lên, đây là dấu hiệu của giai đoạn cuối thời kỹ mãn kinh.

roi-loan-kinh-nguyet-la-dau-hieu-pho-bien-cua-thoi-ky-tien-man-kinh

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu phổ biến của thời kỳ tiền mãn kinh

Dấu hiệu về thể chất

Bên cạnh sự thất thường của chu kỳ kinh nguyệt, bạn có thể gặp thêm những dấu hiệu khác về thể chất do tiền mãn kinh gây ra. Cụ thể bao gồm:

Bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm: Theo thống kê, có khoảng 35 – 50% phụ nữ gặp triệu chứng này trong giai đoạn tiền mãn kinh của họ. Bạn sẽ thấy có cảm giác nóng đột ngột, đặc biệt ở phần trên của cơ thể và xung quanh mặt kéo dài từ 5 – 10 phút. Da mặt, ngực của bạn có thể có màu đỏ, đổ mồ hôi nhiều hơn. Một số trường hợp sẽ có dấu hiệu tim đập nhanh. Thông thường, tình trạng đổ mồ hôi sẽ diễn ra nhiều hơn vào ban đêm.

Căng tức ngực: Ở giai đoạn bình thường, ngực của phụ nữ sẽ giữ lại các chất lỏng cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Tuy vậy, khi đến thời kỳ mãn kinh, việc sản xuất estrogen thất thường, bạn có thể cảm thấy bị căng tức ngực do lượng chất lỏng phải giữ lại đây nhiều hơn.

Vị giác kim loại: Triệu chứng này khá hiếm gặp, nó được biểu hiện bằng việc bạn luôn cảm thấy thực phẩm có vị kim loại hoặc vị khác thường. Một số trường hợp có thể bị nóng rát ở môi, lưỡi hoặc xuất hiện các đốm trong miệng.

Rụng tóc, móng giòn: Sự thay đổi thất thường của hormone cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc, giòn móng tay, móng chân. Estrogen và progesterone là 2 hormone chính đảm nhiệm vai trò liên quan đến sức khỏe của tóc và móng. Khi chúng bị suy giảm, tóc và móng sẽ bị ảnh hưởng. 

Khô da, mụn trứng cá: Da của bạn sẽ bị khô ráp, kích ứng, mỏng dần và dễ bị bầm tím hơn do sự suy giảm của estrogen, dẫn đến mất collagen của cơ thể. Bạn cũng có thể bị phát ban, mụn trứng cá, các vết thương ngoài da sẽ lâu lành hơn.

Khô mắt, miệng: Mắt của bạn có thể bị khô, viêm và dễ bị kích thích hơn. Ngoài ra, miệng cũng sẽ bị khó chịu do tình trạng thiếu nước bọt. Sức khỏe răng miệng từ đó cũng có thể bị ảnh hưởng như nguy cơ cao bị sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu,…

tien-man-kinh-gay-ra-nhieu-trieu-chung-kho-chiu-ve-the-chat

Tiền mãn kinh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu về thể chất

Xuất hiện mùi cơ thể: Khi estrogen trong cơ thể bị suy giảm, vùng dưới đồi có thể bị ảnh hưởng và khiến bạn tiết ra nhiều mồ hôi hơn. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng mùi cơ thể.

Dễ tăng cân: Theo thống kê, có khoảng 2/3 phụ nữ ở độ tuổi 40 – 59 và 3/4 ở độ tuổi trên 60 bị tăng cân, béo phì. Nguyên nhân của vấn đề này là do nồng độ của estrogen suy giảm, quá trình lưu trữ chất béo sẽ chuyển từ phần hông, đùi sang phần bụng. Xu hướng lưu trữ chất béo nhiều hơn, khả năng đốt cháy chất béo chậm hơn.

Nồng độ cholesterol thay đổi: Sự suy giảm của nội tiết tố sẽ dẫn đến sự thay đổi bất thường của cholesterol. Đặc biệt, cholesterol LDL (xấu) có thể tăng lên, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Loãng xương: Dấu hiệu này xảy ra do trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ bị mất dần mật độ xương do estrogen bị suy giảm. Từ đó bạn có nguy cơ gặp những vấn đề liên quan đến loãng xương.

Dấu hiệu về sinh lý

Những vấn đề liên quan đến sinh lý cũng có thể báo hiệu về thời kỳ tiền mãn kinh đang xảy ra. Ví dụ như:

Giảm ham muốn: Theo thông tin được đăng tải trên Archives of Internal Medicine (Mỹ), có khoảng 26,7% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh bị suy giảm ham muốn. Ở giai đoạn này, sự suy giảm hormone sẽ khiến họ bị rối loạn chức năng tình dục, giảm co thắt âm đạo,… từ đó dẫn đến giảm ham muốn tình dục.

Khô âm đạo: Âm đạo trong thời kỳ mãn kinh sẽ mỏng và khô hơn. Tình trạng này có thể gây ra sự kích ứng, ngứa, đau khi quan hệ,…

Chảy máu tử cung: Sự suy giảm của progesterone khiến niêm mạc tử cung dày hơn. Điều này khiến cho bạn có nguy cơ bị u xơ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung,… Những vấn đề này có thể gây ra tình trạng chảy máu ở tử cung.

Giảm khả năng sinh sản: Sự rụng trứng không đều, suy giảm ham muốn, lãnh cảm,… có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

phu-nu-tien-man-kinh-thuong-co-xu-huong-giam-ham-muon-tinh-duc

Phụ nữ tiền mãn kinh thường có xu hướng giảm ham muốn tình dục

Dấu hiệu về sức khỏe thần kinh

Tiền mãn kinh cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần kinh. Ở giai đoạn này, phụ nữ có thể gặp những dấu hiệu như:

Rối loạn giấc ngủ: Có khoảng 40% phụ nữ tiền mãn kinh gặp vấn đề liên quan đến giấc ngủ. Nó thường do triệu chứng bốc hỏa, ra mồ hôi nhiều vào ban đêm gây ra. Bạn có thể cảm thấy bị mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần, ngủ không ngon,…

Thay đổi tâm trạng thất thường: Những thay đổi liên quan đến hormone có thể khiến phụ nữ trong thời kỳ này bị lo lắng, cáu gắt hơn, tâm trạng họ cũng sẽ bị thay đổi thất thường liên tục. Ước tính có đến 23% phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh gặp các dấu hiệu liên quan đến lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm trạng.

Chóng mặt thường xuyên: Những cơn chóng mặt nhẹ hoặc vừa phải có thể xuất hiện cùng với thời kỳ mãn kinh. Tuy vậy nếu mức độ chóng mặt dữ dội hơn, bạn cần gặp bác sĩ để thăm khám bởi nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn nào khác.

Suy giảm trí nhớ, kém tập trung: Trí nhớ, sự tập trung của bạn có thể bị suy giảm dần theo thời kỳ mãn kinh. Nó có thể bắt nguồn từ việc estrogen giảm, dẫn đến những vấn đề khác về thể chất như mất ngủ, bốc hỏa,… và dẫn đến ảnh hưởng trí nhớ.

Bởi vì là một sự biến đổi sinh lý tự nhiên của phụ nữ, do đó khi ở thời kỳ tiền mãn kinh, bạn sẽ ít cần đến sự chăm sóc y tế. Tuy vậy, nếu những triệu chứng của tiền mãn kinh như kinh nguyệt rối loạn kéo dài, các triệu chứng khác trở nên nghiêm trọng hơn,… bạn sẽ cần đặc biệt lưu ý và nên tới gặp bác sĩ để được kiểm tra cụ thể hơn.

su-suy-giam-hormone-estrogen-trong-ky-man-kinh-gay-anh-huong-den-giac-ngu

Sự suy giảm hormone estrogen trong kỳ mãn kinh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh

Thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng tiền mãn kinh đem lại. Trong trường hợp các triệu chứng này làm bạn khó chịu và ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.

Sử dụng thuốc

Liệu pháp estrogen thay thế cùng với một số loại thuốc sẽ được sử dụng để cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh. Ví dụ như:

Bổ sung estrogen bị thiếu hụt trong cơ thể: Liệu pháp estrogen qua viên uống, các loại kem, gel bôi, miếng dán da,… Ví dụ như viên uống estrogen liên hợp (Ogen, Cenestin, Premarin,..), viên uống estrogen-bazedoxifene (Duavee); Miếng dán Alora, Estraderm, Climara,…; Kem/gel/thuốc xịt tại chỗ như Estrasorb, Eva Mist.

Thuốc cải thiện triệu chứng bốc hỏa nghiêm trọng: Ví dụ như nhóm thuốc chống trầm cảm venlafaxine, các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) như fluoxetine, paroxetine; Thuốc động kinh gabapentin; Thuốc huyết áp clonidine.

Cải thiện kinh nguyệt không đều, ra máu nhiều: Có thể sử dụng thuốc tránh thai đến chu kỳ kinh. Tuy vậy, để xác định cụ thể hơn sẽ cần thực hiện xét nghiệm mức độ FSH của bạn.

Cải thiện tình trạng khô âm đạo: Có thể sử dụng estrogen âm đạo như viên nén Vagifem, kem bôi Estrace, vòng âm đạo như Eopes. Ngoài ra thuốc tránh thai liều thấp cũng có thể được sử dụng để giảm tình trạng khô âm đạo.

Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp phụ nữ giảm bớt các tác động của triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh. Cụ thể nên lưu ý những vấn đề sau:

Thực phẩm nên bổ sung:

  • Thực phẩm có chứa canxi: Ví dụ như các loại sữa, sản phẩm từ sữa, cá  (cá mòi, cá hồi đóng hộp), bông cải xanh, các loại đậu. Lưu ý nên bổ sung khoảng 1200mg canxi mỗi ngày.
  • Thực phẩm giàu sắt: Ví dụ như thịt gia cầm, cá, thịt nạc, rau xanh, trứng, các loại ngũ cốc. Lượng sắt cần thiết khoảng 8mg/ngày.
  • Chất xơ: Ví dụ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau quả. Trung bình phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh cần khoảng 21g/ngày.

phu-nu-tien-man-kinh-nen-bo-sung-thuc-pham-giau-canxi-sat-ca-chat-xo

Phụ nữ tiền mãn kinh nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, sắt và chất xơ

Thực phẩm nên hạn chế:

Các loại đồ ăn nhiều chất béo: Hạn chế thực phẩm có quá nhiều chất béo bão hòa. Tuy cơ thể phụ nữ sẽ cần 25 – 35% lượng chất béo mỗi ngày so với tổng calo cần nạp, tuy nhiên chỉ hạn chế chất béo bão hòa dưới 7%. Điều này giúp giảm gia tăng cholesterol xấu của giai đoạn này. Ví dụ như thịt mỡ, kem, phô mai, đồ chiên xào,…

Rượu, bia, thuốc lá, caffeine: Những loại thực phẩm này có thể làm các triệu chứng như bốc hỏa, nhức đầu, đổ mồ hôi về đêm nghiêm trọng hơn. Mức độ lo âu, rối loạn cảm xúc cũng có thể bị tăng theo.

Đường và muối: Tiêu thụ quá nhiều đường và muối có thể khiến bạn dễ bị tăng huyết áp, tiểu đường hơn trong giai đoạn tiền mãn kinh. Bạn cũng cần hạn chế những thực phẩm có natri cao vì sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, ung thư buồng trứng,…

Thực phẩm cay, nóng: Những đồ ăn cay, nóng có thể làm tăng tình trạng bốc hỏa về đêm nghiêm trọng hơn.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt

Bên cạnh chế độ ăn uống, việc duy trì lối sống khoa học, lành mạnh cũng sẽ giúp giảm sự ảnh hưởng của các triệu chứng tiền mãn kinh. Với vấn đề này, bạn cần lưu ý:

Uống đủ nước mỗi ngày: Đây là một trong những yếu tố cần thiết không chỉ ở phụ nữ tiền mãn kinh mà đối với người trưởng thành bình thường. Bạn nên bổ sung tối thiểu 8 cốc nước/ngày.

Luyện tập thể thao ở mức độ phù hợp: Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bị rối loạn hệ vận động xương cơ khớp, giảm nguy cơ bị loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh. 

luyen-tap-the-thao-hang-ngay-se-giup-ngua-loang-xuong-o-thoi-ky-tien-man-kinh

Luyện tập thể thao hàng ngày sẽ giúp ngừa loãng xương ở thời kỳ tiền mãn kinh

Duy trì cân nặng hợp lý: Tiền mãn kinh sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân hơn, từ đó có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn như tim mạch, tiểu đường,… Do đó, bạn nên duy trì cân nặng hợp lý để giảm thiểu các nguy cơ này.

Kiểm soát căng thẳng, bốc hỏa: Ví dụ như không mặc quá nhiều lớp quần áo, sắp xếp phòng ngủ luôn thoáng mát, ngủ đủ giấc mỗi ngày, hạn chế các vấn đề có thể gây căng thẳng (công việc, chuyện gia đình,…). Bạn cũng có thể thực hành thiền, yoga để giúp tinh thần được thư giãn tốt hơn.

Bổ sung phytoestrogen (isoflavone) hàng ngày

Để giúp cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh hiệu quả hơn, bạn cũng nên bổ sung thêm phytoestrogen hàng ngày. Đây là một loại estrogen được tổng hợp từ thực vật, đặc biệt là phytoestrogen isoflavone từ đậu nành.

Trong bài viết nghiên cứu của tác giả Li-Ru Chen được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cho biết, isoflavone có thể hỗ trợ làm giảm các cơn bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, bổ sung lượng estrogen cho cơ thể. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, thậm chí isoflavone có thể làm giảm được sự mất mật độ khoáng ở xương của phụ nữ tiền mãn kinh.

Bên cạnh isoflavone, bạn cũng có thể bổ sung thêm thành phần pregnenolone hàng ngày. Đây là một tiền hormone steroid được tổng hợp từ buồng trứng, tinh hoàn, tuyến thượng thận,… Thành phần này được chiết xuất từ củ mài.

Pregnenolone được xem như là “cội nguồn” để phát triển các loại hormone khác trong cơ thể, đặc biệt là hormone sinh dục. Từ đó, khi sử dụng hàng ngày có thể giúp bạn cải thiện được trí nhớ, tạo cảm giác dễ chịu, cải thiện hứng thú tình dục trong kỳ tiền mãn kinh (nghiên cứu của Ray Sahelian, SquareOne Publishers, 2003).

pregnenolone-isoflavone-co-tac-dung-ho-tro-cai-thien-trieu-chung-tien-man-kinh

Pregnenolone, isoflavone có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng tiền mãn kinh

Đặc biệt hơn, khi phối hợp 2 thành phần này cùng một số thảo dược như đương quy, hà thủ ô, nhàu, thổ phục linh có thể tạo thành một công thức rất hữu ích cho phụ nữ tiền mãn kinh. Sự kết hợp này sẽ giúp cải thiện tình trạng bị suy giảm hormone sinh dục, giảm ham muốn, phòng ngừa khô âm đạo,…

Trên đây là những thông tin tham khảo về tiền mãn kinh. Đây là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, vì vậy bạn không cần quá lo lắng khi nó diễn ra. Tuy nhiên, để những triệu chứng của tiền mãn kinh không ảnh hưởng quá nhiều đến bạn, hãy lưu ý thực hiện các phương pháp cải thiện trên và sử dụng sản phẩm chứa isoflavone và pregnenolone mỗi ngày. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thời kỳ tiền mãn kinh, hãy đặt câu hỏi cụ thể dưới phần bình luận, các chuyên gia sẽ giải đáp giúp bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/menopause/difference-perimenopause#home-remedies

https://www.verywellhealth.com/is-this-perimenopause-3522477

https://www.medicinenet.com/perimenopause/article.htm

 

Bình luận