Bị tắc kinh nguyệt đã 2 tháng, nên làm gì?
Chuyên gia trả lời:
Chào Thùy Linh, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc của mình về cho chúng tôi. Với câu hỏi này, chúng tôi xin trả lời như sau:
Tắc kinh được hiểu là tình trạng kinh nguyệt ra rất ít, mỗi lần hành kinh. Máu kinh chỉ nhỏ giọt, không thấm hết băng vệ sinh hoặc kinh nguyệt bị trễ liên tục 1, 2 tháng mới có kinh trở lại.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tắc kinh nguyệt?
Tắc kinh là chứng rối loạn kinh nguyệt không hiếm gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nếu bạn đã loại trừ được khả năng mang thai thì tắc kinh còn có thể do những nguyên nhân như là:
Tắc kinh cơ năng
- Tắc kinh do rối loạn nội tiết tố sinh lý: thường xảy ra trong những năm đầu của tuổi dậy thì, do buồng trứng hoạt động chưa ổn định.
- Tắc kinh do căng thẳng, stress, tổn thương về mặt tâm lý.
- Tắc kinh do thay đổi múi giờ sinh hoạt, địa điểm sống (chẳng hạn như đi du lịch ở một nước khác)...
- Tắc kinh do chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, khiến cơ thể quá gầy (hay xảy ra ở những người ăn kiêng giảm cân), không đủ mỡ để chuyển hóa hormone.
- Tắc kinh do sử dụng nhiều bia, rượu, cà phê, thuốc lá.
- Nếu bạn trải qua một đợt ốm nặng bạn cũng có thể bị trễ kinh, tắc kinh.
- Tắc kinh do chế độ vận động cao, thường xảy ra ở những người chuyên luyện tập thể dục, thể thao cường độ mạnh như các vận động viên.
- Tắc kinh do tác dụng phụ của một vài loại thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc giảm cân, thuốc ngừa thai, thuốc hóa trị ung thư...).
- Tắc kinh sau phẫu thuật.
Tắc kinh thực thể
- Tắc kinh do hoạt động của tuyến giáp kém, biểu hiện của những người bị mắc bệnh suy giáp.
- Tắc kinh do khối u tuyến yên, rối loạn chức năng tuyến yên - buồng trứng.
- Tắc kinh do tổn thương đường sinh dục như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm vòi trứng, đa nang buồng trứng...
Tắc kinh ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe của phụ nữ?
Tắc kinh không phải là một bệnh, nhưng nó là biểu hiện của vô số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, nếu như phát hiện muộn những bệnh lý này có thể biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh. Nếu không điều trị sớm, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:
- Ảnh hưởng tới khả năng làm mẹ của mỗi chị em phụ nữ. Khi kinh nguyệt không đều, rối loạn rụng trứng sẽ xảy ra, vì lẽ đó nhiều người sẽ không thể tính toán đúng được thời điểm phù hợp để thụ thai. Điều này, ít nhiều ảnh hưởng tới tâm lý của họ. Lâu dần, người bệnh có dễ bị thay đổi tâm tính, stress nhiều vì rối loạn kinh nguyệt.
- Tắc kinh kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của nữ giới, nó còn là điều kiện đẩy nhanh quá trình mãn kinh xảy đến sớm hơn. Nhiều chị em có thể phải đối mặt với vô vàn những vấn đề khổ sở khác như là chứng bốc hỏa, mất ngủ, toát mồ hôi đêm, bất ổn về tâm lý, loãng xương…
Vậy nên, trong trường hợp này chúng tôi có một vài lời khuyên dành cho bạn:
- Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc, để loại bỏ stress
- Cung cấp chế độ ăn uống cân bằng với đầy đủ nhóm dinh dưỡng thiết yếu, để duy trì trọng lượng cơ thể cân đối.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng.
- Không tập những bài thể thao nặng và kéo dài, bạn có thể chọn lựa những môn vận động bản thân yêu thích, miễn là vừa sức.
Bên cạnh việc thay đổi lối sống khoa học hơn, bạn có thể cải thiện tình trạng rong kinh bằng một số bài thuốc dân gian, tiêu biểu như bài thuốc kết hợp giữa trinh nữ hoàng cung, hoàng cầm, hoàng kỳ và khương hoàng.
Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về vấn đề tắc kinh của bạn. Hy vọng rằng, những thông tin này có thể phần nào giúp bạn gỡ rối thắc mắc của mình. Chúc bạn sớm khỏe!
Bình luận