Bị đau thần kinh tọa – Làm gì để tránh nguy cơ phẫu thuật?
Thông tin tổng hợp về đau thần kinh tọa
Thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, nó bắt đầu từ vùng lưng và chạy dọc theo nhiều hướng xuống hông, mông, chân và bàn chân. Dây thần kinh tọa kiểm soát mọi vận động, cảm giác của phần chi dưới.
Do đó, khi hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa điều trị đau thần kinh tọa sẽ giúp bạn biết được cách xử lý phù hợp khi bị đau. Từ đó sẽ lựa chọn được cách phòng và chữa đau thần kinh tọa hiệu quả.
Khái niệm đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa (đau dây thần kinh tọa) là cơn đau xảy ra do dây thần kinh tọa bị chấn thương, kích thích và gây đau. Cơn đau này được đặc trưng bởi tình trạng đau đớn lan tỏa chạy dọc từ thắt lưng, xuống hông, mông, cẳng chân đến tận bàn ngón chân. Các rễ thần kinh đi ra từ các đốt sống L4, L5, S1, S2, S3 sẽ gộp thành dây thần kinh tọa lớn (dây thần kinh hông to) chạy từ thắt lưng đến các ngón chân.
Đau thần kinh tọa xảy ra khi có khối nhân nhầy do thoát vị đĩa đệm hoặc các gai cột sống đè lên các rễ thần kinh đi ra từ đốt sống L4, L5, S1 gây viêm. Rễ thần kinh phía bên nào bị chèn ép thì gây đau nhức phía tương ứng. Ví dụ rễ thần kinh bên trái bị chèn ép sẽ gây đau dây thần kinh tọa phía bên trái, rễ thần kinh bên phải bị đè nén thì gây đau bên phải. Hiếm khi đau cả 2 bên chân.
Dây thần kinh tọa được tạo bởi rễ thần kinh L4, L5, S1, S2, S3
Biểu hiện đau thần kinh tọa
Dấu hiệu nhận biết của đau dây thần kinh tọa là cảm giác đau, khó chịu, tê bì ở mọi vị trí dọc theo đường dẫn truyền của dây thần kinh này. Tùy vào rễ thần kinh nào bị tổn thương, đè ép thì sẽ gây ra những triệu chứng tương ứng. Thường gặp là:
Đau thần kinh tọa do rễ thần kinh L4 bị đè nén:
- Cơn đau xuất hiện ở vùng ngang hông, đùi, mặt trong đầu gối và bắp chân.
- Rối loạn cảm giác: Có thể là mất cảm giác hoặc thấy có biểu hiện nóng rát, kim đâm, tê bì mặt trong bắp chân.
- Cơ vùng đùi, hông, yếu, khó kéo, đưa 2 chân lại gần nhau.
- Mất phản xạ giật gối.
Đau thần kinh tọa do rễ thần kinh L5 bị chèn ép:
- Đau xảy ra ở vùng mông và phía mặt ngoài của đùi, cẳng chân.
- Mất cảm giác, tê bì vùng da giữa, trên ngón chân cái và ngón thứ 2.
- Có cảm giác yếu cơ vùng mông, chân.
- Khó khăn khi cử động vùng ngón chân cái.
Đau thần kinh tọa do rễ thần kinh S1 bị chèn ép:
- Cơn đau xuất hiện từ vùng thắt lưng, mông, bắp chân và một bên bàn chân.
- Mất cảm giác, tê tê bì bì, châm chích, kiến bò ở mặt ngoài của bàn chân. Đặc biệt là vị trí ngón thứ 3,4,5.
- Khó nhấc gót chân lên khỏi mặt đất hoặc đi phải kiễng chân.
- Cơ mông, chân, yếu.
- Giảm hoặc mất phản xạ gân cổ chân.
Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn có đặc điểm là cảm giác đau sẽ tăng lên khi hoạt động, làm việc nặng, hắt hơi, ngồi, đứng lâu. Khi thăm khám lâm sàng, ngoài các triệu chứng đau thần kinh tọa nêu trên, cần dựa vào nghiệm pháp Lasègue, hệ thống đau Valleix, dấu hiệu Neri,... để chẩn đoán chính xác mức độ đau và vị trí tổn thương. Cùng với đó là các dấu hiệu tổn thương rễ thần kinh trên phim chụp X-quang, MRI, CT scan, điện cơ.
Vị trí đau tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương
Nguyên nhân đau thần kinh tọa là gì?
Thoát vị đĩa đệm, các cựa xương hay gai đốt sống thắt lưng là nguyên nhân chính gây đau thần kinh tọa ở hầu hết các trường hợp hiện nay. Khối nhân nhầy thoát ra khỏi đĩa đệm hay các cựa xương đè nén lên các rễ thần kinh tạo thành dây thần kinh tọa gây đau. Thường gặp là do:
- Thoát vị đĩa đệm tại vị trí L3-L4, L4-L5, L5-S1.
- Gai đốt sống L3, L4, L5, S1, S2 , S3.
- Một số ít trường hợp là do khối u, chấn thương,...
Các yếu tố thuận lợi gây gia tăng bệnh đau thần kinh tọa: Tuổi, béo phì, bệnh tiểu đường, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt không đúng tư thế lâu ngày.
Đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?
Đau thần kinh tọa có thể được chữa khỏi nếu các rễ thần kinh này chưa bị đè nén nặng và có biện pháp điều trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp dây thần kinh tọa đã bị tổn thương nặng nề sẽ rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Ví dụ như:
- Với trường hợp rễ thần kinh bị chèn ép ở mức độ nhẹ, chưa có hiện tượng viêm, không có tổn thương thực thể thì có thể chữa khỏi nếu áp dụng đúng phương pháp.
- Nặng hơn, rễ thần kinh đã bị chèn ép lâu ngày, bị viêm, đã có tổn thương thực thể thì việc chữa lành là điều vô cùng khó khăn. Các biện pháp điều trị có thể giảm bớt triệu chứng đau, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Đau thần kinh tọa lâu ngày rất khó điều trị dứt điểm
Cách chữa đau thần kinh tọa hiện nay
Hầu hết các trường hợp bị đau thần kinh tọa đều cải thiện rõ rệt nếu phát hiện bệnh sớm và tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị. Để điều trị đau thần kinh tọa đạt hiệu quả cao, bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc sau:
- Luôn điều trị song song cả triệu chứng và căn nguyên gây đau thần kinh tọa.
- Mục tiêu điều trị đau thần kinh tọa là giải nén rễ thần kinh, giảm viêm, giảm đau, ngăn chặn bệnh lý nguyên nhân tiến triển nặng.
- Ưu tiên điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc giảm đau, chống viêm, vật lý trị liệu, tiêm corticosteroid trước.
- Chỉ can thiệp phẫu thuật khi có biến chứng rối loạn cảm giác, mất khả năng vận động, không kiểm soát được đại tiểu tiện.
Hướng dẫn chữa đau thần kinh tọa tại nhà
Một số trường hợp đau thần kinh tọa, bạn có thể áp dụng những phương pháp giúp giảm đau ngay tại nhà. Ví dụ như:
- Nghỉ ngơi, giảm mức độ hoạt động. Tuy nhiên, cũng không nên nghỉ ngơi quá nhiều, việc nằm một chỗ, ít vận động cũng khiến cho tình trạng đau dây thần kinh tọa trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không thay đổi tư thế hoặc vác vật nặng đột ngột, ngồi hoặc đứng quá lâu.
- Đau dây thần kinh tọa cấp tính ở mức độ nhẹ có thể cải thiện sau 24-48 giờ nghỉ ngơi. Nằm với tư thế nghiêng, đầu cao khoảng 30 độ, giữa 2 đầu gối chân có kê một chiếc gối mỏng.
- Đeo đai lưng trong mọi hoạt động hàng ngày cũng giúp giảm đáng kể tình trạng đau dây thần kinh tọa.
- Thể dục thể thao trị liệu: Áp dụng các bài tập kéo giãn cột sống, treo người, xà đơn, bơi lội, yoga, thái cực quyền,... khiến cột sống được kéo căng, giảm sự đè ép lên rễ thần kinh. Lựa chọn các hoạt động thể chất ít có nguy cơ làm tổn thương cột sống của bạn nhất.
- Liệu pháp mát xa: Biện pháp này sẽ kích thích các mô vùng lưng dưới và chân, tạo cảm giác thoải mái. Tập trung mát xa vùng lưng trên sau đó dần dần đi xuống thắt lưng, dùng khuỷu tay tác động vào các điểm dây thần kinh hông đi qua tại vùng hông, mông. Xoa bóp, day ấn vùng đùi, cẳng chân, bàn ngón chân giúp tăng cường lưu thông máu, giảm đáng kể tình trạng đau thần kinh tọa. Giải phóng endorphin, là hormone trong cơ thể có chức năng như thuốc giảm đau tự nhiên.
Massage giúp cải thiện đau lưng hông hiệu quả
Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh tọa
Các thuốc giảm đau, kháng viêm kê đơn và thuốc không kê đơn (OTC) là sự lựa chọn hàng đầu của người bị đau thần kinh tọa. Các thuốc thường dùng là:
- Thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDS), ví dụ như ibuprofen hoặc naproxen,...
- Thuốc steroid dùng đường uống: Prednisone,...
- Thuốc chống co giật như gabapentin,...
- Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline,...
- Thuốc thuộc nhóm giảm đau opioid: Tramadol hoặc oxycodone,...
Những loại thuốc này có thể là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều bác sĩ để giải quyết các cơn đau thần kinh tọa cấp tính. Kết hợp với vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả điều trị.
Lưu ý, một số loại thuốc giảm đau chống viêm có thể gây viêm loét đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến gan, thận, gây nghiện nên dùng trong thời gian ngắn. thường được dùng để giảm đau và cho phép người bệnh tham gia vào liệu pháp vật lý trị liệu. Các loại thuốc như thuốc giảm đau opioid thường được kê đơn trong thời gian ngắn để tránh nghiện.
Phẫu thuật đau thần kinh tọa
Phẫu thuật chữa đau thần kinh tọa sẽ được áp dụng khi tình trạng đau, yếu chi dưới diễn biến ngày càng trầm trọng. Ngay khi đã dùng các thuốc điều trị tây y những các cơn đau vẫn dữ dội, kéo dài dai dẳng gây hạn chế hoặc thậm chí mất khả năng vận động. Người bệnh không thể tự mình chăm sóc cho bản thân trong sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu chi tiết những trường hợp cần áp dụng phẫu thuật đau thần kinh tọa ngay dưới đây:
- Hội chứng Cauda equina (hội chứng chùm đuôi ngựa): Là biến chứng nghiêm trọng cần được cân nhắc tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Hội chứng chùm đuôi ngựa xảy ra khi bó dây thần kinh phía dưới tủy sống bị tổn thương khiến cho chứng năng vận động và cảm giác của chi dưới không còn nữa.
- Khối u, áp xe, gãy xương đè nén lên dây thần kinh tọa nghiêm trọng.
- Đau thần kinh tọa xảy ra ở cả 2 bên chân.
- Nhiễm trùng vùng chậu không đáp ứng với thuốc.
- Dùng thuốc uống, tiêm hơn 8 tuần nhưng tình trạng đau lưng, tê bì chân, khả năng vận động không được cải thiện.
Sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa
Hiện nay, đối với các bệnh lý gây đau mạn tính như đau thần kinh tọa, nhiều người lựa chọn sử dụng các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh để kiểm soát cơn đau hiệu quả, lâu dài, an toàn. Tốt nhất nên lựa chọn các sản phẩm chứa dầu vẹm xanh cùng với các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cột sống khỏe mạnh, làm chậm quá trình thoái hóa cột sống, tiêu viêm từ đó giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, giảm đau thần kinh tọa hiệu quả. Nghiên cứu của Maryam Abshirini và cộng sự cho thấy: Việc sử dụng vẹm xanh cho bệnh nhân viêm khớp mang lại lợi ích giảm đau và không gây ra tác dụng phụ tiêu cực đáng kể.
Dầu vẹm xanh có tác dụng tốt với chứng đau thần kinh tọa
XEM THÊM: Nghiên cứu khẳng định tác dụng của sản phẩm thảo dược đối với đau thần kinh tọa
Lưu ý cần nhớ để tránh nguy cơ phẫu thuật
Làm thế nào để hạn chế các cơn đau thần kinh tọa tái phát và phòng ngừa nguy cơ phẫu thuật là mục tiêu hàng đầu của cả người bệnh và bác sĩ. Muốn làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị đau thần kinh tọa và lưu ý một số điều về chế độ ăn uống, luyện tập sau:
Chế độ ăn uống cho người bị đau thần kinh tọa
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người bị đau thần kinh tọa cải thiện cơn đau đáng kể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống của họ.Thực hiện theo các lời khuyên về chế độ ăn uống sẽ giúp cải thiện đáng kể các cơn đau dây thần kinh hông to mà bạn cần biết:
Những thực phẩm nên ăn:
- Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và bổ sung nhiều rau củ quả.
- Nên ăn các loại cá nhiều omega-3 như cá hồi, cá bơn,...
- Quả dứa tươi và các loại trái cây mọng nước chứa nhiều chất chống viêm tăng cường hệ thống miễn dịch rất tốt.
- Uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày cũng giúp giảm thiểu cơn đau đáng kể.
- Nên thêm các gia vị như nghệ, gừng, tỏi vào mỗi bữa ăn của bạn.
- Vitamin B rất quan trọng đối với người bị đau thần kinh tọa. Hãy bổ sung thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: Đậu xanh, rau bina, các loại hạt, chuối,...
- Các thực phẩm giàu vitamin A như các sản phẩm từ sữa, rau lá sẫm màu, trái cây màu cam, trứng, cá hồi, cá bơn,...
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, cà chua,...
- Vitamin K2: Bông cải xanh và rau bina,...
- Uống nhiều nước, từ 1,5-3 lít một ngày.
Những thực phẩm nên hạn chế:
Các chuyên gia dinh dưỡng người bị đau thần kinh tọa nên hạn chế đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ. Bởi chúng có thể khiến tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng hơn và gây đau.
- Hạn chế thực phẩm có chứa dầu hướng dương, dầu ngô, dầu mè, bơ thực vật và dầu hydro hóa một phần.
- Tránh xa các loại thực phẩm gây căng thẳng như caffeine, thực phẩm chế biến sẵn, soda, đường tinh luyện và sô cô la.
- Rượu và thuốc lá cũng thực phẩm nên tránh xa.
Bài tập tốt cho người bị đau thần kinh tọa
Hầu hết các bài tập cho người bị đau thần kinh tọa sẽ tập trung vào phần lưng dưới.
Bài tập 1
Động tác này giúp kéo căng cơ vùng mông dưới và đùi trên.
- Nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, co 1 chân lại rồi đặt bàn chân lên sàn.
- Dần dần đưa đầu gối lên ngực, giữ nguyên tư thế chân còn lại.
- Ép lưng xuống sàn, giữ 30 giây.
- Đưa chân về vị trí ban đầu.
- Tiếp tục thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Mỗi bên 5 lần.
Người bị đau dây thần kinh hông to nên áp dụng bài tập này hàng ngày
Bài tập 2
- Quỳ trên thảm tập hoặc bề mặt có đệm, đầu gối rộng bằng hông và hai tay đặt chắc chắn trên mặt đất, cách nhau khoảng bằng vai. Hóp bụng lại.
- Nâng cánh tay phải thẳng phía trước, sau đó nâng chân trái lên.
- Giữ lưng của bạn luôn song song với mặt sàn.
- Giữ khoảng 20 giây, sau đó hạ chân và tay xuống, tiếp tục làm tương tự với bên còn lại.
Lưu ý, luôn để phần bụng hoạt động, giảm thiểu tối đa các chuyển động vùng hông trong suốt bài tập.
Bài tập tốt cho người bị đau thần kinh tọa
Áp dụng các bài tập này hàng ngày không chỉ tốt cho sức khỏe, giúp cột sống vận động linh hoạt mà còn giảm đau thần kinh tọa hiệu quả.
Tạm kết
Đau thần kinh tọa nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách sẽ cải thiện tình trạng đau nhức, tê bì chân hiệu quả. Đồng thời ngăn chặn nhiều biến chứng nguy hiểm, giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật hiệu quả. Nếu bạn còn có các thắc mắc liên quan đến chứng đau thần kinh tọa, vui lòng liên hệ số 024. 38461530 hoặc 028. 62647169 để được tư vấn.
Nguồn
https://www.doctorbarrygoldstein.com/easing-sciatic-nerve-pain-clinical-nutrition/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sciatica/symptoms-causes/syc-20377435
https://www.webmd.com/pain-management/sciatica-exercises-pain-relief
Bình luận