5 dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa và cách tự kiểm tra tại nhà
Đau thần kinh tọa xảy ra khi các rễ dây thần kinh tạo thành dây thần kinh này bị đè nén, tổn thương dẫn đến hiện tượng đau nhức từ lưng dưới xuống chân. Hãy cùng tìm hiểu cách nhận biết đau thần kinh tọa trong bài viết dưới đây nhé!
Triệu chứng đau thần kinh tọa dễ nhận biết
Dây thần kinh tọa hay còn gọi là dây thần kinh hông to được tạo bởi rễ thần kinh thắt lưng L4, L5 và S1, chạy dọc từ hông xuống chân, chi phối hoạt động, cảm giác của chi dưới. Bởi vậy, các biểu hiện đau thần kinh tọa sẽ xảy ra ở vùng thắt lưng và 2 chân.
Đau lan tỏa từ thắt lưng xuống đầu gối hoặc ngón chân
Cơn đau thần kinh tọa được nhiều người mô tả là cảm giác đau, nặng, khó chịu sâu trong đùi và lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, từ phía thắt lưng qua hông, mông và xuống mỗi bên chân. Nếu rễ thần kinh L5 bị đè nén, tổn thương người bệnh sẽ cảm thấy đau dọc từ vùng eo chạy xuống đến ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị chèn ép, tổn thương, người bệnh sẽ có biểu hiện đau dọc phía sau mông và bên ngoài của bàn chân.
Cơn đau sẽ tăng lên khi người bệnh ngồi, đứng nhiều, lao động, vận động mạnh… Khi nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm dần. Một số trường hợp bị đau thần kinh tọa nặng khi giậm chân xuống đất, cơn đau cảm giác như một luồng điện nhói buốt chạy dọc lan lên thắt lưng. Hay đi qua những đoạn đường xóc, gồ ghề, ho hắt hơi… cơn đau nhức sẽ dữ dội hơn.
Đau từ mông chạy dọc xuống đùi, cẳng chân, gót chân là biểu hiện đau thần kinh tọa
Cảm giác tê buồn, bì bì
Khi rễ thần kinh bị chèn ép lâu ngày dẫn đến tổn thương, người bệnh sẽ có các biểu hiện của hội chứng rễ dây thần kinh bao gồm cảm giác đau rát, xé, như dao hoặc kim châm vùng mông, kiến bò, tê buồn, châm chích, bỏng rát, mất cảm giác nóng lạnh… một vùng da đùi, cẳng chân.
Co cứng cột sống thắt lưng, không đứng thẳng được
Triệu chứng đau thần kinh tọa này có thể thấy rõ nhất khi người bệnh thay đổi tư thế. Ví dụ như đang ngồi rồi đứng lên, người bệnh sẽ không thể đứng thẳng ngay được mà phải thay đổi tư thế từ từ, đứng một lúc rồi mới bắt đầu bước đi được. Hoặc khi mới thức dậy vào sáng sớm, người bệnh không thể ngồi dậy ngay được, phải chờ khoảng 10-15 phút mới có thể vận động bình thường được.
Dáng đi tập tễnh, bên cao bên thấp
Người bị đau thần kinh tọa một bên thì trọng lượng cơ thể sẽ dồn về bên còn lại. Nguyên nhân là do khi giẫm gót chân xuống đất người bệnh sẽ bị đau nhức dữ dội nên không thể đi thẳng được như bình thường, dáng đi tập tễnh bên cao bên thấp. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ một bên hông, chân bị nhão, xệ xuống, lâu ngày dẫn đến teo cơ. Vùng xương chậu của người bệnh có thể bị lệch về một bên, cong vẹo cột sống.
Yếu chân, giảm khả năng vận động
Triệu chứng đau thần kinh tọa điển hình là yếu chi dưới, đi lại khó khăn, chỉ đi được một quãng đường ngắn 10-20 bước là phải nghỉ, không đi được nữa. Người bệnh cũng gặp khó khăn khi thực hiện cử động quay, nghiêng người sang trái, phải. Không cúi gập người về phía trước được, không xách, mang vác đồ được.
Người bị đau thần kinh tọa không cúi, gập người về phía trước được
Cách tự kiểm tra đau thần kinh tọa tại nhà
Ngoài các triệu chứng lâm sàng như trên, người bệnh có thể thực hiện một số bài kiểm tra giúp xác định chính xác bệnh đau thần kinh tọa (hội chứng thắt lưng hông) như sau:
Nghiệm pháp Lasègue
Người bị đau thần kinh tọa sẽ có dấu hiệu Lasègue dương tính. Người bệnh có thể nhờ người thân hỗ trợ thực hiện lần lượt các bước như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn, 2 chân duỗi thẳng thoải mái.
- Người thân dùng 1 tay nắm cổ chân người bệnh, tay còn lại đặt ở đầu gối và luôn giữ cho chân thẳng.
Phương pháp này diễn ra theo 2 thì như sau:
- Thì 1: Giữ thẳng và nâng cao chân người bệnh lên khỏi mặt sàn hướng tới 90 độ (chân còn lại vẫn duỗi thẳng trên sàn). Khi nào người bệnh kêu đau, căng dọc mặt sau chân thì ngừng. Đo góc giữa chân người bệnh và mặt giường. Ví dụ nếu góc đo được là 60 độ thì góc Lasègue là 60 độ.
- Thì 2: Giữ nguyên góc đó và gấp chân người bệnh lại tại khớp gối, người bệnh sẽ không còn đau dọc mặt sau chân nữa. Đổi bên, thực hiện tương tự với bên còn lại
Kết quả:
- Người bình thường sẽ có góc Lasègue là 90 độ.
- Dấu hiệu Lasègue dương tính khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
+ Thì 1: Người bệnh thấy đau khi chân chưa vuông góc với mặt giường.
+ Thì 2: Khi chân gấp lại người bệnh không còn thấy đau nữa.
Dấu hiệu Lasègue chéo là khi thực hiện tìm dấu hiệu Lasègue bên chân lành thì chân bên bị bệnh đau tăng lên.
Nghiệm pháp Lasègue dương tính là một trong những tiêu chí chẩn đoán đau thần kinh tọa
Dấu hiệu Neri
- Người bệnh đứng thẳng, sau đó cúi gập người, hai tay giơ ra trước (hướng cho tay chạm xuống đất), hai gối giữ thẳng thẳng.
- Nghiệm pháp dương tính khi bệnh nhân thấy đau dọc chân bị bệnh và chân bên đó co lại tại khớp gối.
Dấu hiệu Neri giúp chẩn đoán chính xác bệnh đau thần kinh tọa
Ngoài 2 biện pháp kiểm tra trên còn rất nhiều dấu hiệu nhận biết đau thần kinh tọa khác nhưng cần được thực hiện bởi các chuyên gia. Tại nhà người bệnh có thể thực hiện 2 biện pháp trên để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình.
Trên đây là 5 dấu hiệu và cách nhận biết đau thần kinh tọa chính xác tại nhà, người bệnh có thể áp dụng ngay hôm nay.
Để cải thiện các triệu chứng đau thần kinh tọa hiệu quả tại nhà an toàn, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên giúp giảm triệu chứng do viêm thoái hóa khớp, khô khớp, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp hiệu quả, an toàn.
Nếu còn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh đau thần kinh tọa bạn hãy để lại bình luận để được chuyên gia giải đáp chi tiết!
* Sản phẩm này có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Bình luận