Tay chân miệng là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Đây là mối lo lắng của nhiều bậc cha mẹ bởi triệu chứng bệnh đa dạng, dễ nhầm lẫn và có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh tay chân miệng có lây không và cần làm gì để nhanh cải thiện bệnh? 

Bệnh tay chân miệng có dễ lây lan trong cộng đồng không?

Bệnh tay chân miệng có nguy cơ lây nhiễm cao trong cộng đồng do nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ nhiều nhóm virus khác nhau, nguy hiểm nhất là virus Enterovirus. Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ xuất hiện những nốt phỏng nước trên da tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Bệnh tay chân miệng có khả năng bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt do dễ dàng lây từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết đường tiêu hóa từ mũi, nước bọt, hầu họng hay dịch tiết từ các nốt phỏng của người bệnh.

Bên cạnh đó, trẻ khác cũng có thể bị lây tay chân miệng qua việc tiếp xúc với các chất bài tiết của người bệnh trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, rèm cửa, nền nhà… Đặc biệt trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh hô hấp, việc ho, hắt hơi có thể tạo điều kiện để virus phát tán và truyền từ người này qua người khác.

Nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra thì thường nặng hơn vì có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, tổn thương cơ tim, phù phổi…. Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ hợp lý, kịp thời để bệnh mau cải thiện và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tay chân miệng dễ lây nhiễm từ người sang người

Bệnh tay chân miệng dễ lây nhiễm từ người sang người

Cha mẹ khi chăm sóc trẻ có thể bị lây bệnh tay chân miệng không?

Khi chăm sóc trẻ bị bệnh, nhiều người lớn chủ quan vì cho rằng mình sẽ không thể bị lây nhiễm. Nhưng trên thực tế, bệnh tay chân miệng có thể lây sang người lớn khi cơ thể họ không đủ sức đề kháng để chống lại virus. Nhiều bậc cha mẹ vẫn bị lây bệnh tay chân miệng khi chăm sóc và vệ sinh cho trẻ mắc bệnh. 

Tuy nhiên cần lưu ý, người lớn nhiễm bệnh tay chân miệng thường không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và khó kiểm soát. Đồng thời, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ có các chuyển biến nguy hiểm hơn so với trẻ em.

Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Mục tiêu trong điều trị nhằm giúp người bệnh cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Các biện pháp điều trị cụ thể bao gồm:

  • Hạ sốt: Khi trẻ bị sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho trẻ sử dụng ngay thuốc hạ sốt paracetamol;
  • Bù đủ nước cho trẻ: Nếu bé bị sốt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mất nước, vì vậy cha mẹ cần cho trẻ uống dung dịch điện giải để bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể;
  • Đối với trẻ có sốt và loét miệng, cần bổ sung vitamin C, kẽm...;
  • Điều trị loét miệng: Lau sạch miệng trước và sau ăn bằng gel bôi thảo dược an toàn có tác dụng sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn;
  • Nếu trẻ bị biến chứng viêm não – viêm màng não: Cần dùng thuốc chống co giật và điều trị tại bệnh viện.

Trẻ bị tay chân miệng có thể tiềm ẩn biến chứng viêm não

Trẻ bị tay chân miệng có thể tiềm ẩn biến chứng viêm não

Bộ đôi sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện bệnh tay chân miệng

Để cải thiện nhanh chóng bệnh tay chân miệng, ngoài việc chăm sóc bé như trên, cha mẹ cũng cần cho con điều trị hợp lý. May mắn là hiện nay, các nhà khoa học đã bào chế thành công bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên với tác dụng cụ thể như sau:

  • Gel bôi có thành phần chính là nano bạc, cùng dịch chiết neem, chitosan và kẽm salicylate, hiệu quả trong việc kháng khuẩn, làm sạch da, làm dịu da khi bị tay chân miệng, kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo. 
  • Cốm thảo dược chứa thành phần cao lá neem, cao lá xoài, cao tạo giác thích, L-Lysine, vitamin C và nhiều khoáng chất giúp giảm triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.

Từ xa xưa, bạc đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống người Việt Nam. Tất cả các vua chúa đều dùng bát đĩa, chén đũa bằng bạc để đựng thức ăn hoặc dùng châm bạc thử trước khi dùng bữa. Khi tiếp xúc với chất độc, bạc sẽ thay đổi màu sắc giúp các quan viên phát hiện, tránh vua ăn phải đồ ăn nhiễm độc. Trong chiến tranh, thậm chí người ta còn sử dụng các sản phẩm từ bạc để điều trị nhiễm trùng thay cho thuốc kháng sinh bởi khả năng sát khuẩn và độ an toàn của nó.

Nhận thấy những lợi ích đáng kinh ngạc của bạc với sức khỏe, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ nano hiện đại để nâng cao sức mạnh của bạc - chế tạo ra nano bạc có khả năng kháng khuẩn gấp nhiều lần bạc nguyên tố, ứng dụng vào trong việc sản xuất ra gel bôi thảo dược chứa nano bạc, giúp nâng cao tác dụng với các bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi kết hợp dùng bộ đôi cốm & gel thảo dược sẽ giúp tăng cường miễn dịch từ bên trong, nhanh lành các tổn thương da từ bên ngoài, từ đó mau chóng lấy lại sức khỏe tốt.

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng hiện chưa có vaccin phòng bệnh, người lớn khi chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh có thể phòng ngừa lây nhiễm bằng cách:

  • Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày của trẻ như tay nắm cửa, mặt bàn, sàn nhà, dụng cụ học tập, đồ chơi, bằng các chất tẩy rửa.
  • Ngoài ra, tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ bị nhiễm bệnh cũng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các vết bọng nước hoặc vết loét, trước khi nấu ăn, hoặc trước khi cho trẻ ăn, sau khi thay tã cho trẻ.
  • Che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho; vứt khăn giấy và tã đã qua sử dụng vào thùng rác được đậy kín nắp.
  • Giữ vệ sinh tại gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, trường học...
  • Thực hiện ăn chín, uống sôi; tuyệt đối không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm hay mút đồ chơi; không mớm thức ăn cho trẻ.
  • Tạm thời cách ly trẻ: Bố mẹ nên cho trẻ bị tay chân miệng ở nhà trong phòng riêng. Nếu nhà có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác. 

Trẻ bị tay chân miệng nên được tạm thời cách ly tại nhà

Trẻ bị tay chân miệng nên được tạm thời cách ly tại nhà

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc và điều trị cho trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn ngăn chặn bệnh tay chân miệng lây lan và điều trị cho bé hiệu quả nhất! Để phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát bệnh tay chân miệng tốt hơn, bạn hãy cho con sử dụng bộ sản phẩm thảo dược mỗi ngày!

Dược sĩ Nhật Hạ

SB Gel (2).webpSB com (1).webp

Bình luận