Lupus ban đỏ là bệnh gì?

Bình thường, hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các yếu tố lạ. Lupus ban đỏ là bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch “quay lại” tấn công chính các tế bào trong cơ thể, mất khả năng phân biệt “lạ - quen”. Lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan như da, tim, phổi, khớp,...

Theo thống kê, 90% người mắc lupus ban đỏ là nữ giới. Độ tuổi thường bị bệnh là từ 15 đến 50 tuổi và bệnh chiếm tỷ lệ 50/100.000 dân. Bệnh lupus ban đỏ được chia thành 2 dạng là dạng đĩa và dạng hệ thống. 

Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa có thể tiến triển sang bệnh lupus ban đỏ hệ thống, gây ảnh hưởng lên nhiều cơ quan ngoài da như thận, cơ xương khớp, tim mạch, thần kinh,… Tuy nhiên, tỷ lệ này không cao, trung bình chỉ khoảng 5% trường hợp. 

lupus-ban-do-la-benh-tu-mien.webp

Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn

Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ 

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ chưa được nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, lupus thường do hệ miễn dịch rối loạn. Bình thường, vai trò của hệ miễn dịch là tạo hàng rào phòng thủ, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ (vi khuẩn, virus...). 

Ở những người mắc lupus, hệ miễn dịch hoàn toàn mất đi khả năng phân biệt “lạ - quen”, nhận định mô của cơ thể là “vật lạ” nên phản ứng tạo ra kháng thể chống lại chính các tế bào của hầu hết cơ quan.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Di truyền: Người sống trong gia đình có tiền sử bị lupus ban đỏ thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người bình thường.

Môi trường: Môi trường ô nhiễm như tiếp xúc với hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời cũng có thể gây bệnh lupus ban đỏ.

Dùng thuốc: Lupus có thể được kích hoạt bởi một số loại thuốc huyết áp, thuốc chống co giật và thuốc kháng sinh. Những người bị lupus do thuốc thường sẽ cải thiện hơn khi họ ngừng dùng thuốc. 

Giới tính: Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ.

Tuổi tác: Mặc dù lupus ban đỏ ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường được chẩn đoán ở độ tuổi từ 15 đến 45.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lupus ban đỏ 

Triệu chứng lupus ban đỏ của mỗi người không giống nhau. Dấu hiệu bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc tiến triển âm thầm, nhẹ hoặc nặng tùy vào cơ địa mỗi người. Một số triệu chứng bệnh thường gặp bao gồm:

  • Mệt mỏi: Người bệnh thường mệt mỏi ngay cả khi mới ngủ dậy.
  • Sốt: Nhiều người bị sốt khi mắc lupus ban đỏ và có thể dùng thuốc để cải thiện.
  • Đau khớp, sưng tấy, cứng khớp: Đây là triệu chứng ở hầu hết người bệnh lupus. Khu vực đau khớp có thể ở đùi, vai, cánh tay trên.
  • Tổn thương da: Trầm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hầu hết người bị bệnh lupus ban đỏ da đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Tức ngực, khó thở: Lupus ban đỏ có thể gây viêm niêm mạc phổi, đau tức ngực khi hít thở sâu.
  • Khô mắt: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây triệu chứng khô mắt, viêm mắt hoặc phát ban mí mắt.
  • Đau đầu, lú lẫn hoặc mất trí nhớ: Nhiều người mắc lupus chia sẻ họ gặp vấn đề về trí nhớ, thường xuyên lú lẫn, hay quên.
  • Phát ban hình cánh bướm trên mặt bao phủ má và sống mũi hoặc nơi khác trên cơ thể. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh lupus ban đỏ.

lupus-ban-do-khien-nguoi-mac-bi-phat-ban-hinh-canh-buom.webp

Lupus ban đỏ khiến người mắc bị phát ban hình cánh bướm

Biến chứng của lupus ban đỏ

Bệnh lupus ban đỏ nếu không được điều trị sẽ gây biến chứng trên nhiều cơ quan như:

Ảnh hưởng đến thần kinh trung ương: Lupus ban đỏ có thể gây biến chứng trên thần kinh trung ương, khiến người mắc đau đầu, chóng mắt, thay đổi hành vi, ảnh hưởng thị lực, co giật hoặc thậm chí đột quỵ,…

Ảnh hưởng đến máu: Bệnh lupus ban đỏ có thể gây ra những vấn đề về mạch máu như giảm số lượng tế bào hồng cầu, tăng nguy cơ chảy máu,….

Ảnh hưởng đến phổi: Bệnh lupus ban đỏ làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc khoang ngực, thở đau, viêm phổi,…

Ảnh hưởng đến tim: Lupus ban đỏ có thể gây viêm cơ tim, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và trầm trọng hơn cơn đau tim.

Ảnh hưởng đến thận: Lupus ban đỏ có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng, dẫn đến suy thận (đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh lupus).

>>> Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ có lây không? Xem câu trả lời ngay TẠI ĐÂY!

Các phương pháp điều trị lupus ban đỏ hiện nay

Hiện nay, các phương pháp điều trị lupus ban đỏ được áp dụng phổ biến bao gồm:

Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc tây được sử dụng phổ biến như sau:

Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm Steroid NSAID không kê đơn như naproxen sodium, ibuprofen có thể được sử dụng để giảm đau, sưng và sốt do bệnh lupus ban đỏ giai đoạn đầu. Nhóm thuốc này được khuyến cáo không được sử dụng ở liều cao do có thể gây ra tác dụng phụ như chảy máu dạ dày, vấn đề về thận và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Thuốc ức chế miễn dịch: Thường sử dụng trong trường hợp bệnh nghiêm trọng. Một số thuốc thường sử dụng như: Azathioprine, mycophenolate, methotrexate, cyclosporine, leflunomide,... Một số tác dụng phụ có thể gặp như nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương gan, giảm khả năng sinh sản và tăng nguy cơ ung thư.

Thuốc corticoid: Nhóm thuốc này có thể cải thiện tình trạng viêm do lupus ban đỏ. Sử dụng liều cao steroid như methylprednisolone (medrol) thường để kiểm soát bệnh nặng biến chứng thận và não. Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng cân, dễ bầm tím, loãng xương, cao huyết áp, tiểu đường và tăng nguy cơ nhiễm trùng,... Khi dùng lâu dài thì nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn và nghiêm trọng hơn.

Thuốc trị sốt rét: Một số thuốc điều trị bệnh sốt rét như hydroxychloroquine (Plaquenil), ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh lupus. Thuốc có thể gây đau bụng, tổn thương võng mạc mắt. Vì vậy, nên kiểm tra mắt thường xuyên khi dùng loại thuốc này.

Phương pháp điều trị sinh học: Belimumab được tiêm tĩnh mạch, làm giảm các triệu chứng lupus ban đỏ. Một số tác dụng phụ có thể gặp của thuốc như buồn nôn, tiêu chảy, nhiễm trùng. 

Rituximab: Được sử dụng điều trị lupus ban đỏ khi các thuốc khác không có tác dụng. Mặc dù hiệu quả nhưng thuốc có thể gây phản ứng dị ứng khi truyền tĩnh mạch và nhiễm trùng.

dung-thuoc-giup-cai-thien-lupus-ban-do.webp

Dùng thuốc giúp cải thiện lupus ban đỏ

Chế độ ăn uống hợp lý 

Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt,… giúp kiểm soát tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, rất nhiều người thắc mắc, bệnh lupus ban đỏ kiêng ăn gì, bởi có một số thực phẩm có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh: Không uống rượu, bia; Ăn nhạt, hạn chế muối; Hạn chế ăn thịt đỏ,…

Chăm sóc da

  • Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày: Hãy bôi kem chống nắng ngay cả khi chỉ ra ngoài một thời gian ngắn. Đặc biệt, người bệnh nên chọn loại kem chống nắng có phổ rộng với SPF 30. 
  • Tránh nắng giờ cao điểm: Nên hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều, bởi lúc đó là thời điểm ánh sáng mặt trời mạnh nhất.

>>> Xem thêm: Bệnh lupus ban đỏ có chữa được không? Đừng bỏ lỡ lời giải đáp!

Những câu hỏi thường gặp về lupus ban đỏ

Người mắc lupus ban đỏ có thể có một số băn khoăn, dưới đây là câu trả lời cho những băn khoăn đó:

Lupus ban đỏ có chết không? 

Bệnh lupus ban đỏ gây nhiều biến chứng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Khi biến chứng càng nghiêm trọng, nguy cơ tử vong càng cao. Chính vì vậy, khi phát hiện bệnh cần có kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp để cải thiện triệu chứng bệnh và kéo dài tuổi thọ cho người mắc.

Lupus ban đỏ có lây không?

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính, xuất phát từ hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn nên không có khả năng lan khi tiếp xúc bằng bất kỳ hình thức nào. Tuy nhiên, khi bị bệnh, mức độ nghiêm trọng có thể tăng và lây sang vị trí khác trên cơ thể.

Bệnh lupus ban đỏ có di truyền không?

Bệnh lupus ban đỏ có thể do di truyền. Chính vì vậy, nếu có người thân mắc bệnh này, bạn cần có các biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như duy trì chế độ ăn uống, lối sống hợp lý,…

Lupus ban đỏ có ngứa không?

Rất nhiều người thắc mắc lupus ban đỏ có ngứa không, trả lời vấn đề này, chuyên gia cho biết, khoảng 97% người bệnh có biểu hiện ngứa da. Tuy nhiên, mức độ ngứa của lupus ban đỏ hệ thống thường không nghiêm trọng bằng lupus ban đỏ dạng đĩa. 

lupus-ban-do-gay-ngua-ngay-kho-chiu.webp

Lupus ban đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu

Lupus ban đỏ là bệnh mạn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn nhưng người mắc vẫn có thể chung sống hòa bình với lupus. Bên cạnh việc thực hiện chế độ ăn uống khoa học, người bệnh lupus ban đỏ có thể sử dụng thêm các thảo dược như sói rừng, hoàng bá, thổ phục linh,... Theo nghiên cứu năm 2009, cũng chứng minh tác dụng của sói rừng giúp điều hòa miễn dịch, cân bằng miễn dịch. Đồng thời thảo dược này còn giúp tăng khối lượng cơ quan miễn dịch, dẫn đến các tế bào miễn dịch tốt được tăng lên làm ức chế những phản ứng miễn dịch có hại, tăng cường những phản ứng có lợi.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách điều trị bệnh lupus ban đỏ, hãy để lại bình luận hoặc số điện thoại để được hỗ trợ tốt nhất.

Link TK:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/lupus/symptoms-causes/syc-20365789

https://www.healthline.com/health/systemic-lupus-erythematosus#complications

https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-m%C3%B4-c%C6%A1-x%C6%B0%C6%A1ng-v%C3%A0-m%C3%B4-li%C3%AAn-k%E1%BA%BFt/c%C3%A1c-b%E1%BB%87nh-l%C3%BD-kh%E1%BB%9Bp-t%E1%BB%B1-mi%E1%BB%85n/lupus-ban-%C4%91%E1%BB%8F-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-sl

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19382462/

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận