Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là căn bệnh mạn tính, thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 20 - 40. Nguyên nhân gây ra lupus ban đỏ bao gồm: Yếu tố di truyền, ô nhiễm môi trường, rối loạn hệ miễn dịch, sử dụng một số loại thuốc, viêm nhiễm, làm việc nhiều dưới trời nắng,…

 Lupus ban đỏ có biểu hiện điển hình là hồng ban dạng cánh bướm ở mặt

Lupus ban đỏ có biểu hiện điển hình là hồng ban dạng cánh bướm ở mặt

Bệnh lupus ban đỏ thường diễn biến phức tạp, tiến triển thành nhiều đợt nặng dần và gây tổn thương toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như: Thận, tim mạch, thần kinh, hô hấp,… Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh lupus ban đỏ có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Lupus ban đỏ được chia thành 2 loại, bao gồm:

- Lupus ban đỏ dạng đĩa: Có tổn thương da, không tổn thương nội tạng.

- Lupus ban đỏ hệ thống: Có cả tổn thương da và tổn thương nội tạng.

Biểu hiện tương ứng của từng dạng là:

Lupus ban đỏ dạng đĩa

Đây là thể nhẹ của lupus ban đỏ. Bệnh chỉ gây tổn thương ở da mà không ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng. Thể này ít gặp hơn so với lupus ban đỏ hệ thống. Triệu chứng của lupus ban đỏ dạng đĩa rất dễ nhận biết. Thương tổn da điển hình và hay gặp nhất là các vết đỏ có vảy, khu trú ở những vùng da hở như: Mặt, cổ, bàn tay,… Theo các nghiên cứu, khoảng 1 - 3% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ dạng đĩa có thể tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống.

Lupus ban đỏ hệ thống

Các biểu hiện hay gặp nhất bao gồm:

- Trên da và tóc: Có đến 3/4 số bệnh nhân tự thấy các ban đỏ nổi bất thường trên da. Trong đó, hồng ban có dạng hình cánh bướm ở mặt là một dấu hiệu rất đặc trưng của lupus. Các tổn thương này nhìn chung rất nhạy cảm với ánh nắng. Niêm mạc trong miệng, vùng hầu họng dễ lở loét nhưng không đau. Tóc của người bệnh dễ gãy và rụng nhiều.

- Tim: Bệnh nhân có thể bị đau ngực, khó thở giống viêm cơ tim hoặc màng tim.

- Phổi: Các triệu chứng của viêm phổi, viêm màng phổi cũng hay gặp và có thể gây suy hô hấp.

- Khớp: Viêm khớp là một biểu hiện rất hay gặp, làm cho bệnh nhân khó vận động và đi lại.

- Máu: Đa số người bệnh đều bị thiếu máu từ nhẹ đến nặng với biểu hiện da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, môi tái,... Xét nghiệm huyết đồ thấy có thể giảm cả 3 dòng tế bào máu.

- Thận: Tiểu đục, tiểu máu, phù toàn thân, tăng huyết áp,...

- Thần kinh: Rối loạn phương hướng, giảm tri giác, mất trí nhớ. Đôi khi có đau đầu dữ dội hay co giật toàn thân.

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh lupus ban đỏ bằng cây thuốc dân gian

Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có nguy hiểm không?

Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối có nguy hiểm không?”. Theo các chuyên gia, lupus ban đỏ dạng đĩa có thể chữa khỏi và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, trường hợp bị lupus ban đỏ hệ thống thì rất nguy hiểm vì ở giai đoạn cuối, hầu như toàn bộ các cơ quan như: Thận, hệ tạo máu, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, hô hấp,... đều đã hư hại, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân. Các tổn thương thường thấy là:

- Tại tim: Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể khiến cơ tim bị viêm, gây tràn dịch màng tim. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến suy tim mạn tính. Ngược lại, một số trường hợp lại gây viêm cơ tim cấp, suy tim cấp, người bệnh đột ngột tử vong do trụy mạch. 

- Tại phổi: Lupus làm tăng nguy cơ viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, khiến người bệnh khó thở, suy hô hấp. Chảy máu phế nang hoặc xơ xẹp phổi cũng có thể xảy ra.

- Tại thận: Bệnh lupus gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm, dễ dẫn đến hội chứng thận hư, suy thận.

 Bệnh lupus ban đỏ thường gây tổn thương tại thận

Bệnh lupus ban đỏ thường gây tổn thương tại thận

- Trên thần kinh – tâm thần: Nếu não bị ảnh hưởng bởi bệnh lupus, có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần,… thậm chí là co giật, đột quỵ, tử vong.

- Tại hệ tạo máu: Lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu,... ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Bên cạnh đó, bệnh thường gây xuất huyết, làm trầm trọng thêm vấn đề thiếu máu, nguy hiểm đến tính mạng nếu bị xuất huyết trong não, chèn ép não. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biến chứng do điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Hệ thống miễn dịch không còn đảm bảo được chức năng vốn có của nó, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng với diễn tiến nhanh, thậm chí nhiễm khuẩn huyết, sốc và tử vong.

>>> Xem thêm: Điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa

Điều trị bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được nó nếu áp dụng đúng cách. Trong các đợt cấp của bệnh, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn, đồng thời vẫn cần có một chế độ vận động hợp lý nhằm tránh bị teo cơ, cứng khớp. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống gồm có:

- Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid như: Ibuprofen, aspirin,... hiệu quả tốt trong cải thiện các triệu chứng ở cơ và khớp, tuy nhiên lại dễ gây viêm loét dạ dày - tá tràng nên phải uống khi no.

- Thuốc corticosteroid: Giúp chống viêm và chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nặng, đã có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ thường gặp do dùng corticosteroid là: Viêm loét dạ dày - tá tràng, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,...

 Thuốc tây y tương đối quan trọng trong điều trị lupus ban đỏ

Thuốc tây y tương đối quan trọng trong điều trị lupus ban đỏ

- Thuốc chống sốt rét như: Hydroxychloroquine, chloroquine,... có tác dụng tốt với các tổn thương ở da và khớp.

- Các loại thuốc ức chế miễn dịch như: Cyclophosphamide, azathioprine,... có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với corticosteroid.

Ngoài việc dùng các loại thuốc đúng theo chỉ định, bệnh nhân cần chú ý:

- Có một lối sống lành mạnh, tránh bị sang chấn tâm lý, tăng cường vận động nhẹ nhàng.

- Tránh tối đa tia tử ngoại (trong ánh nắng mặt trời), bởi nó thường làm khởi phát hoặc làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh.

- Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột, đặc biệt là các thuốc corticosteroid.

>>> Xem thêm: Tổn thương thận do lupus ban đỏ hệ thống

Hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ bằng sản phẩm từ thảo dược

Các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo, trong đợt cấp của lupus ban đỏ, người bệnh phải sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị. Ngoài ra, khi các đợt cấp đã ổn định, người mắc nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị để tăng cường hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng do bệnh lupus gây nên. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

 Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Có thể thấy, bệnh lupus ban đỏ giai đoạn cuối rất nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tuân thủ điều trị và xây dựng một lối sống lành mạnh. Ngoài ra, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng để hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ, bạn nhé!

Dược sĩ Thu Hiền

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-kim-mien-khang.webp

Bình luận