Lupus ban đỏ là bệnh tự miễn nguy hiểm. Đối với thể nhẹ, bệnh chỉ biểu hiện ngoài da. Ngược lại, khi lupus ban đỏ tiến triển nặng, nhiều cơ quan như: Não, thận, tim, khớp, mạch máu,… có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc. Nhiều người thắc mắc rằng: “Bệnh lupus ban đỏ có lây không?”. Có cách nào điều trị hiệu quả để tránh những biến chứng nguy hiểm? Tất cả câu trả lời sẽ có trong nội dung bài viết này! Đừng bỏ lỡ!

Bệnh lupus ban đỏ là gì?

Lupus là bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch sinh kháng thể tấn công các mô của cơ thể, gây viêm. Có 2 loại lupus chính:

- Bệnh lupus thể thông thường (chỉ gây tổn thương da).

- Lupus ban đỏ hệ thống (SLE) (gây tổn thương da và nội tạng).

Khoảng 9/10 người bệnh lupus là nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Các biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lupus là: Đau khớp, viêm da, mệt mỏi. Một số người bị lupus sẽ chỉ có những dấu hiệu này, trong khi đó, nhiều người khác lại phát triển các triệu chứng như: Sốt, giảm cân, sưng hạch bạch huyết,…

 Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ

Hình ảnh bệnh lupus ban đỏ

Bệnh lupus có thể tác động lên các bộ phận khác nhau và khi những cơ quan nội tạng như tim, phổi, não hoặc thận bị ảnh hưởng, nó sẽ nghiêm trọng hơn nhiều. Một số triệu chứng điển hình của lupus ở các cơ quan bao gồm:

- Da và miệng: Phát ban da thường phát triển trên các bộ phận của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm cả mặt, cổ tay và bàn tay. Phát ban hình cánh bướm trên má và sống mũi là đặc biệt phổ biến. 

Một số người bị lupus nhận thấy rằng, ngón tay của họ thay đổi màu sắc trong thời tiết lạnh, đầu tiên rất nhạt, sau đó là màu xanh và cuối cùng chuyển sang đỏ. Đây là hiện tượng Raynaud, gây ra bởi sự thu hẹp (co thắt) của các mạch máu, làm giảm việc cung cấp máu cho ngón tay hoặc ngón chân.

- Tóc: Tình trạng rụng tóc là phổ biến và có thể nghiêm trọng ở một số người bị lupus. Khi sự bùng phát được kiểm soát, tóc thường sẽ mọc trở lại.

- Khớp: Đau khớp là tình trạng phổ biến ở bệnh lupus, đặc biệt tại các khớp nhỏ của bàn tay và bàn chân. Cơn đau có xu hướng di chuyển giữa các khớp.

- Thận: Khoảng 1/3 số người mắc lupus bị viêm thận và tổn thương thận đôi khi có thể xảy ra. Viêm thận được điều trị thành công ở hầu hết bệnh nhân nếu xác định sớm bằng xét nghiệm máu, nước tiểu, đo huyết áp thường xuyên.

- Máu và mạch máu: Lupus có thể gây ra huyết áp cao, đặc biệt nếu liên quan đến thận. Viên nén steroid được sử dụng để điều trị lupus có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt khi sử dụng ở liều cao. Lupus có thể góp phần khiến cholesterol tăng cao. Do đó, người bị lupus cần được xét nghiệm máu hàng năm và điều trị nếu cần thiết.

nguoi-bi-lupus-ban-do-can-duoc-xet-nghiem-mau-dinh-ky.jpg

Người bị lupus ban đỏ cần được xét nghiệm máu định kỳ

Lupus cũng có thể ảnh hưởng đến tủy xương, gây ra tình trạng thiếu máu và giảm số lượng tiểu cầu hoặc bạch cầu. Các vấn đề liên quan đến máu như thiếu máu có xu hướng phổ biến hơn ở trẻ em bị lupus. Một số người bị lupus có nhiều nguy cơ hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Vấn đề này thường gây ra bởi các kháng thể antiphospholipid. 

- Não và hệ thần kinh: Có đến 1/3 số người mắc bệnh lupus có thể bị đau nửa đầu và gặp phải tình trạng lo lắng hoặc trầm cảm. Một số người bị chóng mặt, mất trí nhớ hoặc nhầm lẫn.

- Tim và phổi: Thỉnh thoảng, lupus ảnh hưởng trực tiếp đến tim và phổi. Thường xuyên hơn, nó gây viêm ở các mô lót quanh tim (viêm màng ngoài tim) và phổi (viêm màng phổi), cả 2 đều gây khó thở, đau nhói ở ngực. 

Lupus ban đỏ cũng có thể gây hẹp các mạch máu. Điều này có thể dẫn đến tăng nguy cơ đau thắt ngực, đau tim và đột quỵ. Vì vậy, theo dõi chặt chẽ cũng như điều trị sớm các yếu tố như cholesterol cao và tăng huyết áp là rất quan trọng.

- Các cơ quan khác: Những người mắc lupus có thể bị sưng hạch bạch huyết. Ít thường xuyên hơn, lupus ảnh hưởng đến các mô lót của ruột, tuyến tụy, gan hoặc lách, gây đau bụng. Rất hiếm khi, lupus ảnh hưởng đến mắt, gây đau mắt đỏ hoặc thay đổi thị lực.

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh lupus ban đỏ bằng cây thuốc dân gian

Bệnh lupus ban đỏ có lây không?

Đến nay, nguyên nhân cụ thể gây bệnh lupus vẫn chưa được biết, nhưng nhiều yếu tố di truyền và tương tác môi trường gen (phơi nhiễm UV, phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn và/hoặc sử dụng một số loại thuốc) đã được xác định là làm tăng nguy cơ phát triển lupus ban đỏ. Vậy: Lupus ban đỏ có lây không?

 Bệnh lupus ban đỏ không lây từ người sang người

Bệnh lupus ban đỏ không lây từ người sang người

Có thể thấy, lupus ban đỏ xảy ra liên quan nhiều đến yếu tố miễn dịch của từng cá thể chứ không hề truyền nhiễm. Do đó, nó việc lây lan từ người này sang người khác bằng cách chạm vào các tổn thương trên da hoặc bằng cách tiếp xúc vật lý là không thể. Do đó, người khỏe mạnh hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với bệnh nhân, đừng nên xa lánh họ vì dễ tạo ra tâm lý tự ti, mặc cảm.

>>> Xem thêm: Điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa

Các cách điều trị bệnh lupus ban đỏ

Hiện nay, điều trị lupus ban đỏ gồm 2 khía cạnh chính, đó là:

Các biện pháp hỗ trợ

- Tránh ánh nắng mặt trời: Tia cực tím có khả năng làm nặng thêm tình trạng phát ban trên da, gây mẩn đỏ, tróc vảy. Vì thế, bạn nên hạn chế ra ngoài lúc trời nắng gắt, hãy đội nón, mũ, mặc áo chống nắng, đeo kính, bôi kem chống nắng.

- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin D (có trong trứng, bơ, sữa, dầu cá,…), canxi (phô mai, củ cải,…). Hạn chế thức ăn chiên xào, dầu mỡ, chứa nhiều cholesterol.

- Luyện tập thể dục thể thao: Bạn nên lên kế hoạch rèn luyện cơ thể phù hợp với thể trạng như: Tập gym, đi bộ, tập bơi, đi xe đạp,…

Vận động vừa phải tốt cho người bị lupus ban đỏ

Điều trị bằng thuốc

Nếu triệu chứng trên da nhẹ thì bạn có thể dùng các thuốc đặc trị chống viêm, giảm đau bôi ngoài da. Các loại thuốc điều trị toàn thân có thể được kê đơn là: Thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc dị ứng, thuốc ức chế miễn dịch,… tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ phát triển của bệnh.

Việc điều trị lupus ban đỏ hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phần nào kiểm soát được nó, nâng cao chất lượng cuộc sống.

>>> Xem thêm: Tổn thương thận do lupus ban đỏ hệ thống

Hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ bằng sản phẩm từ thảo dược

Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh lupus hoàn toàn. Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng này, bạn nên tuân thủ việc sử dụng thuốc theo chỉ định. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng và vận động cũng rất quan trọng. Ngoài ra, người bị lupus ban đỏ nên dùng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị để giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng do bệnh. Tiêu biểu trong dòng sản phẩm đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần chính là cây sói rừng, kết hợp với thổ phục linh, nhàu, bạch thược, nhũ hương, hoàng bá,… giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó ngăn chặn các biến chứng của lupus ban đỏ một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

 Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Cây sói rừng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ

Câu hỏi: “Bệnh lupus ban đỏ có lây không?” đã tìm được lời giải đáp. Tuy không lây truyền nhưng lupus ban đỏ vẫn là căn bệnh tự miễn nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tuân thủ điều trị và xây dựng một lối sống lành mạnh. Ngoài ra, đừng quên sử dụng sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng để hỗ trợ điều trị lupus ban đỏ, bạn nhé!

Bình luận