Bệnh cúm A đang bùng phát mạnh mẽ, người dân không nên chủ quan!
Những ngày gần đây, bệnh cúm A đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ tại Hà Nội. Đặc biệt, theo chia sẻ của một bác sĩ làm việc tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chỉ trong 2 tuần vừa qua, bệnh viện này đã ghi nhận gần 100 bệnh nhân tới khám do xuất hiện nhiều triệu chứng cúm A, đáng lưu ý là nhiều người phải cấp cứu vì bệnh cúm A tiến triển nhanh.
Bệnh cúm A là gì?
Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm A như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây nên. Bệnh thường phát triển vào mùa đông xuân ở nước ta. Nhưng năm nay bệnh rộ lên ở giữa mùa hè. Lý giải cho sự bất thường này, các chuyên gia cho rằng một phần có thể do thời tiết năm nay khá bất ổn. Vào mùa hè nhưng vừa qua cũng xuất hiện những đợt mưa lạnh kéo dài.
Bệnh cúm A có lây không?
Bệnh cúm A lây lan qua đường hô hấp thông qua các giọt bắn li ti từ nước bọt dính virus khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc với các đồ vật nhiễm virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, bệnh cúm A dễ lây lan nhanh chóng, đặc biệt là những nơi tập trung đông đúc dân cư hoặc ở các trường học, khu vui chơi,…
Cúm A là bệnh dễ lây nhiễm
Cách nhận biết bệnh cúm A
Bệnh cúm A thường bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường do những triệu chứng tương tự nhau; tuy nhiên bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu dưới đây để nhận biết 2 bệnh này.
Người bị cảm cúm thường thấy hắt hơi nhiều, nhức đầu sổ mũi, ho, người mệt mỏi, đôi khi sốt nhẹ và nhức cơ nhẹ.
Còn những người mắc cúm A ban đầu có thể thấy những biểu hiện như bệnh cúm thường như đã nói ở trên. Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng điển hình như: sốt cao và kéo dài, da sung huyết và viêm họng, đau nhức xương, cơ nặng, tê bì chân tay, người mệt mỏi, sưng viêm đau nhức vùng họng, buồn nôn, khó thở….
Đặc biệt, bệnh cúm A diễn tiến nhanh, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch.
Bệnh cúm A nguy hiểm ra sao?
Những ngày này, tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Viện Nhiệt đới Trung Ương, Thanh Nhàn, Xanh pôn ghi nhận nhiều ca bệnh cúm A nhập viện với triệu chứng khá nặng cần cấp cứu như sốt cao mê man, người mệt lả, rất đau đầu, đau buốt xương, nhức mỏi khắp cơ thể…
Theo các chuyên gia, mọi người không nên chủ quan với cúm A vì bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như:
- Biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính (phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim, hen phế quản, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch).
- Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu…. ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của bệnh nhân.
- Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng khiến người bệnh sốt cao, khó thở, phù phổi do suy tim và tử vong.
- Bệnh cúm A còn có thể gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, những trường hợp này tỷ lệ tử vong rất cao.
Với nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy, khi thấy bản thân hoặc người thân trong gia đình xuất hiện các triệu chứng của cúm A, cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh cúm A có thể tiến triển nặng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Phương pháp phòng ngừa cúm A
Cúm A rất dễ lây, chính vì vậy mọi người cần có phương pháp phòng ngừa, tránh để lây nhiễm. Cụ thể những cách phòng ngừa cúm A bao gồm:
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Đeo khẩu trang khi ra ngoài, không nên tập trung đông người. Che mũi, miệng khi ho, hắt hơi.
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn khi đi từ ngoài về nhà, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Hạn chế đưa tay tiếp xúc trực tiếp với vùng mắt, mũi, miệng.
Chủ động tiêm phòng cúm A, nhất là đối tượng trẻ em, người già trên 65 tuổi.
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
Khi có dấu hiệu mắc cúm A, người bệnh cần chủ động cách ly với những người xung quanh và đến cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh.
Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn giúp phòng ngừa cúm A
Điều trị cúm A
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu mà thường chỉ điều trị triệu chứng và hạn chế biến chứng xảy ra. Các thuốc hỗ trợ trong điều trị cúm A bao gồm: thuốc hạ sốt, vitamin C hỗ trợ tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, người mắc cúm A cần được nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, thoáng đãng. Bệnh nhân nên uống nhiều nước mỗi ngày, ăn đủ chất dinh dưỡng, nên ăn đồ lỏng dễ hấp thu để bù nước do mất nước khi sốt.
Đặc biệt, việc vệ sinh mũi họng hàng ngày là rất quan trọng. Ngay cả khi chưa bị bệnh hoặc đang bị bệnh, mọi người cần chủ động vệ sinh mũi họng thường xuyên để tiêu diệt virus, vi khuẩn, không cho virus phát triển và đi xuống đường hô hấp dưới. Hiện nay, các sản phẩm xịt mũi họng từ thảo dược được rất nhiều người tin dùng vì cho hiệu quả tốt lại an toàn cho cơ thể khi dùng lâu dài. Trong đó, sản phẩm xịt mũi họng chứa hoạt chất hinokitiol từ cây tuyết tùng đỏ Bắc Mỹ được đánh giá cao hơn cả.
Cây tuyết tùng đỏ rất giàu Hinokitiol có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, tiêu diệt virus gây bệnh cúm A
Sản phẩm dùng hàng ngày giúp làm sạch vùng hầu họng, tiêu diệt virus, vi khuẩn, tác nhân gây hại vào cơ thể, ngăn ngừa virus cúm A xâm nhập. Đồng thời, sản phẩm còn làm loãng dịch nhầy, giúp thông thoáng mũi, họng, hốc xoang, hỗ trợ trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, các bệnh hô hấp cấp và mạn tính như viêm mũi mạn tính, viêm họng mạn tính an toàn, hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn sản phẩm vì giúp tăng cường miễn dịch hô hấp, phòng bệnh tái phát hiệu quả, lâu dài.
Cúm A là bệnh dễ mắc phải trong cộng đồng và tiềm ẩn những hệ lụy xấu, vì vậy mỗi người cần nâng cao ý thức phòng ngừa cho bản thân và gia đình. Ngay từ bây giờ, bạn hãy vệ sinh mũi họng hàng ngày và đừng quên có trợ thủ đắc lực từ sản phẩm xịt mũi họng chứa hoạt chất hinokitiol nhé! Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, hãy gọi tới số hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được tư vấn và giải đáp.
Bình luận