Bệnh viêm mũi mạn tính là gì?

Bệnh viêm mũi mạn tính là tình trạng niêm mạc khoang mũi bsưng nề bởi một nguyên nhân nào đó, với các triệu chứng kéo dài liên tiếp 4 tuần trở lên. Kèm theo đó là tình trạng giãn mạch máu niêm mạc, rối loạn chức năng tự chủ của mũi. Đồng thời, các tế bào Plasma và Lympho dễ dàng xâm nhập vào mạch máu và tuyến mô xung quanh, khiến lượng dịch nhầy tiết ra nhiều hơn. Viêm mũi mạn tính được chia thành 2 dạng chính, đó là:

- Viêm mũi mạn tính quá phát: Thường xảy ra ở đối tượng là người lớn, chủ yếu do dị tật vách ngăn mũi hoặc cơ địa dị ứng, suy giảm sức đề kháng, tiếp xúc nhiều với các chất bụi bẩn, hóa chất...

- Viêm mũi mạn tính xuất tiết: Thường gặp ở trẻ em, đặc biệt với những bé đã hoặc đang bị viêm amidan. 

viem-mui-man-tinh-thuong-co-cac-trieu-chung-keo-dai-tren-4-tuan.webp

Viêm mũi mạn tính thường có các triệu chứng kéo dài trên 4 tuần

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi mạn tính

Theo các chuyên gia, nguyên nhân hàng đầu gây viêm mũi mạn tính, cả dạng quá phát và xuất tiết đều là do dị ứng. Chỉ một số ít các trường hợp mắc bệnh là do một số yếu tố khác như: Tác dụng phụ của thuốc; Thay đổi nội tiết; Hen suyễn… Cụ thể:

Viêm mũi mạn tính do dị ứng

Khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, lông động vật, bụi mịn, nấm mốc, nước hoa, chất tẩy rửa có mùi mạnh, khói thuốc lá, thời tiết thay đổi, không khí quá lạnh hoặc khô,… dẫn đến viêm nhiễm, phù nề niêm mạc trong khoang mũi. 

Viêm mũi mạn tính không do dị ứng

Viêm mũi mạn tính không do dị ứng xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi giãn nở quá mức, khiến niêm mạc mũi sưng tấy. Các yếu tố có thể gây ra tình trạng này gồm:

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau (Aspirin, Ibuprofen,..), thuốc tránh thai, lạm dụng thuốc xịt mũi chứa Corticoid…

- Một số vấn đề về sức khỏe khác: Thay đổi nội tiết tố; Trào ngược dạ dày - thực quản, hen suyễn hoặc viêm xoang mạn tính…

viem-mui-man-tinh-do-nhieu-nguyen-nhan-gay-ra.webp

Viêm mũi mạn tính do nhiều nguyên nhân gây ra

Triệu chứng viêm mũi mạn tính thường gặp

Triệu chứng viêm mũi mạn tính đặc trưng là nghẹt mũi và sổ mũi, cảm giác muốn xì mũi liên tục, nhưng có rất ít chất nhầy thoát ra ngoài. Tùy từng dạng khác nhau mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng riêng, cụ thể:

- Bệnh viêm mũi mạn tính quá phát: Triệu chứng mà người bệnh hay gặp là cảm giác ngạt mũi, đôi lúc có xuất tiết. 

- Bệnh viêm mũi mạn tính xuất tiết: Gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, niêm mạc mũi bị phù nề, cuốn mũi sưng to làm hẹp đường thở gây khó thở, ứ đọng nhiều dịch nhầy…

- Với viêm mũi dị ứng mạn tính, người bệnh còn có thêm một số biểu hiện như ngứa mắt, mũi, họng; Hắt hơi liên tục; Chảy dịch mũi sau; Ho; Nhức đầu; Quầng thâm dưới mắt…

Bệnh viêm mũi mạn tính có nguy hiểm không?

Viêm mũi mạn tính sẽ trở nên nguy hiểm, tiềm ẩn các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nếu không có biện pháp điều trị phù hợp. Các biến chứng này bao gồm:

- Ung thư xoang mũi: Bệnh viêm mũi mạn tính nếu để lâu ngày không điều trị rất dễ biến chứng thành viêm xoang cấp và mạn tính do dịch tiết ứ đọng tạo thành các ổ viêm, tắc các lỗ thông xoang… về lâu dài có thể chuyển thành ác tính, phát triển thành ung thư.

- Ngủ ngáy nhiều: Dịch nhầy ứ đọng, khoang mũi sưng to khiến người bệnh hít thở khó khăn, phải thở bằng miệng nên gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Nếu lượng oxy không cung cấp đủ lên não có thể gây nhồi máu não, nghiêm trọng hơn là tử vong trong khi ngủ.

- Xuất hiện polyp mũi: Polyp tăng trưởng to, phì đại che lấp mất đường thở khiến người bệnh khó thở, ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

- Nhiễm trùng tai giữa: Khi chất nhầy trong mũi dày đặc gây tắc nghẽn có thể ảnh hưởng đến tai giữa.

viem-mui-man-tinh-tiem-an-nhieu-bien-chung-nguy-hiem.webp

Viêm mũi mạn tính tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị viêm mũi mạn tính

Điều trị viêm mũi mạn tính hiệu quả phải có sự kết hợp giữa sử dụng thuốc và thay đổi lối sống của bản thân. Trong một số ít trường hợp, phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc chữa viêm mũi mạn tính thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh, phổ biến như:

- Thuốc xịt mũi steroid (beclomethasone, flunisolide, budesonide,…): Steroid là chất kháng viêm, chống dị ứng, giúp làm giảm các triệu chứng viêm mũi mạn tính như chảy nước mũi và ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi.

- Steroid đường uống (prednisone, methylprednisolone và hydrocortisone): Thường dùng để kiểm soát các vấn đề do viêm mũi dị ứng mạn tính, chỉ định trong những trường hợp nặng không đáp ứng steroid dạng xịt.

- Thuốc kháng histamin (Diphenhydramine, Loratadine, Cetirizine,…) có thể giúp điều trị các triệu chứng viêm mũi mạn tính do dị ứng, bào chế dạng uống hoặc xịt.

- Thuốc thông mũi uống không kê đơn (Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine) hoặc xịt giúp thông mũi: Thuốc thông mũi tạm thời làm giảm sưng các mô xoang và mũi, cải thiện nhịp thở và giảm tắc nghẽn. 

- Thuốc hỗ trợ điều trị viêm mũi mạn tính không do dị ứng như thuốc giãn phế quản Atrovent…

Thay đổi lối sống

Bên cạnh dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh viêm mũi mạn tính nên uống nhiều nước, sử dụng máy tạo độ ẩm, kết hợp lọc sạch không khí để cải thiện tình trạng khô niêm mạc mũi. Bạn cũng cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, bia rượu; Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết; Tăng cường vận động; Định kỳ thay bộ lọc của máy sưởi và điều hòa không khí; Vệ sinh chăn, ga gối thường xuyên…

Đặc biệt, để loại bỏ mọi tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn… ngay tại khoang mũi, chuyên gia khuyên bạn, cách tốt nhất là vệ sinh mũi 3-4 lần/ ngày bằng nước muối sinh lý kết hợp sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên chứa Hinokitiol chiết xuất từ cây tuyết tùng đỏ kết hợp với với các thảo dược như lược vàng, kim ngân hoa, cát cánh, xạ can,… Hinokitiol đã được nghiên cứu, chứng minh là một monoterpenoid tự nhiên, giúp vận chuyển kẽm vào tế bào, tăng cường miễn dịch; Đồng thời có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp ở người. Từ đó giúp kháng virus, kháng khuẩn, kháng viêm; Phòng và trị sổ mũi, ngạt mũi, viêm mũi hiệu quả.

ve-sinh-chan-ga-goi-dem-thuong-xuyen-de-loai-bo-nam-moc-bui-ban.webp

Vệ sinh chăn, ga, gối đệm thường xuyên để loại bỏ nấm mốc, bụi bẩn

Với thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về viêm mũi mạn tính. Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, các biện pháp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn. Nếu còn thắc mắc khác chưa có lời giải đáp về viêm mũi mạn tính, hãy để lại bình luận hoặc thông tin ngay dưới bài viết, chuyên gia của chúng tôi sẽ sớm phản hồi lại giúp bạn.

Links tham khảo

https://www.verywellhealth.com/coping-with-chronic-rhinitis-4160487

https://www.healthline.com/health/chronic-rhinitis

https://www.medicinenet.com/chronic_rhinitis/article.htm 

Dược sĩ Ngọc Thảo

cong-bo-xit-mui-hong-khiet-thanh.webp

Bình luận