Câu hỏi: Chào chuyên gia, mẹ em năm nay đã 76 tuổi, bị thoái hóa đốt sống thắt lưng, cứ mỗi khi trái gió trở trời thì mẹ lại bị đau nhức. Những lúc này mẹ em có uống thuốc giảm đau thì cũng đỡ nhưng em lo ngại uống có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì mẹ em đã cao tuổi mà còn bị huyết áp cao, tiểu đường. Nhờ chuyên gia tư vấn một số bài thuốc giúp giảm đau xương khớp đông y? Cảm ơn chuyên gia! (Hải Vân, Hà Nội).

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên gia!

Tình trạng đau xương khớp như thoái hóa đốt sống thắt lưng của bác nhà mình thường sẽ là những cơn đau dai dẳng, kéo dài. Do đó khi phải sử dụng thuốc giảm đau xương khớp kéo dài sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nhất là người cao tuổi, mắc bệnh lý nền như huyết áp cao, tim mạch như: Sưng mặt, khó thở, giảm thị lực, suy nhược, buồn nôn, chán ăn, phát ban da đỏ, ngứa da, đau đầu, co giật,... Nên việc kết hợp dùng các bài thuốc từ dược liệu sẽ giúp mẹ bạn giảm đau an toàn hơn. Dưới đây là một số bài thuốc giảm đau xương khớp từ dược liệu tự nhiên mà bạn có thể tham khảo cho mẹ mình:

  • Bài thuốc từ cây xấu hổ: Có tác dụng chống viêm, giảm đau xương khớp. Cách dùng: Thái mỏng rễ cây xấu hổ, tẩm rượu trắng, sao thơm (20 – 30g), sau đó sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml thì ngừng đun, chia làm 2 lần uống trong ngày. 
  • Bài thuốc từ vỏ cây liễu: Có chứa salicin, chuyển thành acid salicylic có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Hiện tại vỏ cây liễu cũng có được bán như một loại thảo mộc khô mà bạn có thể pha để uống như trà. Hoặc có thể lựa chọn các sản phẩm có thành phần chính từ vỏ cây liễu để sử dụng.
  • Bài thuốc từ cây ngải cứu: Thường dùng loại ngải cứu trắng, có tác dụng hoạt huyết, kháng viêm, giảm đau. Cách dùng: Sắc nước uống, nấu canh hoặc có thể dùng một nắm ngải cứu cho vào khăn mỏng rang cùng một ít muối, sau đó đắp lên vùng xương khớp bị đau sẽ thấy dễ chịu hơn.
  • Bài thuốc từ cây lá lốt: Lá lốt chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm rất tốt cho người bị đau xương khớp như đau lưng, sưng đầu gối, chân tay lạnh, bàn chân tê buốt. Cách dùng: Sắc dược liệu ở dạng tươi hoặc khô để uống.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hay để lại bình luận hoặc gửi câu hỏi về cho chuyên gia bạn nhé.

Chúc bạn sức khỏe!

Ảnh BN Web-BTV-HUYỀN.webp

Bình luận