Nhiều người thừa nhận mình gặp tình trạng cứ ăn xong đau bụng đi ngoài nhưng lại chưa biết đó là biểu hiện của bệnh gì. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp có thể dẫn đến tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé!

Ăn xong đau bụng đi ngoài - Cẩn thận mối nguy tiềm ẩn

Các nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài sau khi ăn

Việc đi ngoài sau khi ăn có thể là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Sau khi ăn xong, nhu động ruột tăng kích thích đại tràng co bóp theo, từ đó tống đẩy chất cặn bã trong ruột già ra ngoài, dẫn tới hiện tượng muốn đi ngoài. Vì vậy nhiều người có thói quen đi ngoài sau khi ăn với hình dạng phân bình thường, đi đại tiện không quá 2 lần/ngày thì không có gì đáng ngại. 

Tuy nhiên nếu tình trạng muốn đi đại tiện nhiều hơn 2 lần/ngày kèm theo kết cấu phân không ổn định, có thể táo bón hoặc tiêu chảy hoặc có những cơn đau bụng quặn thắt, dấu hiệu buồn nôn, nôn… thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần quan tâm.

  • Đại tràng co thắt (hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, đại tràng kích thích): Bệnh này xuất phát từ sự co thắt bất thường của đại tràng, khiến cho thức ăn trong dạ dày vừa được tiêu hóa xong đã đẩy ra ngoài (tiêu chảy).
  • Viêm đại tràng: Căn bệnh này cũng làm ảnh hưởng đến thói quen đi ngoài của người bệnh. Người mắc có thể gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, cùng với đó là các cơn đau bụng, cảm giác mót rặn, hay thường xuyên muốn đi vệ sinh ngay sau khi ăn hoặc vừa mới đi vệ sinh xong.
  • Viêm loét dạ dày: Ăn cơm xong bị đau bụng đi ngoài kèm theo những cơn đau âm ỉ, thường xuyên cả khi no và khi đói cũng có thể là do viêm loét dạ dày. Ngoài việc đi ngoài, người bệnh còn có biểu hiện buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng, chán ăn, sụt cân…
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Khi virus, vi khuẩn, kí sinh trùng xâm nhập vào đường tiêu hóa, chúng có thể làm tổn thương tới lớp niêm mạc ruột. Hậu quả là thức ăn không được tiêu hóa đúng cách và gây nên triệu chứng đi ngoài, ăn vào đau bụng.
  • Không dung nạp đường lactose: Loại đường này có nhiều trong mật ong, sữa và các chế phẩm từ sữa… Đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, sau khi sử dụng những thực phẩm này sẽ bị phản ứng, dẫn đến hiện tượng đau bụng, đi ngoài.

Nguyên nhân ăn xong đau bụng đi ngoài

Cứ ăn xong là đi ngoài thường do đại tràng co thắt gây ra

Cứ ăn xong đau bụng đi ngoài có nguy hiểm không?

Thường xuyên đau bụng đi ngoài sau ăn nếu xuất phát từ các vấn đề tiêu hóa mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các trường hợp ăn xong đau bụng đi ngoài do viêm nhiễm đường tiêu hóa không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng máu, suy gan… Với trường hợp xuất phát từ các bệnh lý đại tràng co thắt, viêm loét dạ dày, không dung nạp lactose… có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa mãn tính. Về lâu dài sẽ khiến người bệnh suy dinh dưỡng, thiếu máu, sụt cân, tăng nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư dạ dày…

Do đó bạn cần gặp bác sĩ khi bị đi ngoài sau ăn và xuất hiện kèm một số triệu chứng:

  • Đau bụng đi ngoài kéo dài liên tục nhiều hơn 3 tuần.
  • Cứ ăn xong là tiêu chảy liên tục trong 3 ngày.
  • Tiêu chảy kèm sốt cao trên 38 độ.
  • Bụng đau dữ dội, xuất hiện cơn đau ở trực tràng.
  • Phân đổi màu sang đen, lẫn máu.
  • Cảm thấy rất khát nước, chuột rút.
  • Buồn nôn hoặc nôn, mê sảng, không tỉnh táo

Tuỳ vào tình trạng, triệu chứng biểu hiện mà bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra cho bạn phương pháp điều trị hợp lý. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm bụng, nội soi tiêu hóa, xét nghiệm máu, phân… để chẩn đoán chính xác tình trạng.

Cách điều trị chứng ăn xong đau bụng đi ngoài

Ăn xong đau bụng đi ngoài thường khó tự khỏi nếu người bệnh không xử lý. Tùy trường hợp mà bạn sẽ phải áp dụng 1 hay nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý về cách chữa ăn xong đau bụng đi ngoài bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc Tây y

Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến để xử lý tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài là: thuốc giảm đau/ chống co thắt, thuốc trị tiêu chảy, kháng sinh… Trường hợp bị tiêu chảy cấp, mất nhiều nước, rối loạn điện giải, bạn sẽ cần sử dụng dung dịch Oresol.

Lưu ý: Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bởi quá lạm dụng sẽ có thể gặp nhiều tác dụng phụ như: hoa mắt, buồn nôn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột…

 

Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài

Thuốc tây có tác dụng giảm nhanh đau bụng, đi ngoài nhưng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ

Áp dụng các mẹo dân gian

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, gồm:

  • Chườm ấm: Bạn có thể chườm một túi nước nóng hoặc một miếng gừng lên vùng bụng đau khoảng 15-20 phút để giảm cơn co thắt và kích thích tuần hoàn máu.
  • Uống mật ong: Bạn có thể khuấy 10-15ml mật ong với nước ấm rồi uống sau mỗi bữa ăn để giúp ấm bụng và giảm đau.
  • Ăn chuối: Chuối là một loại trái cây giàu chất xơ và kali, có tác dụng làm dịu niêm mạc dạ dày, điều hòa tiêu hóa, từ đó giảm tình trạng cứ ăn xong đau bụng đi ngoài.
  • Dùng lá ổi hoặc lá mơ: Bạn có thể lấy 5-7 lá ổi non, rửa sạch, nhai với muối trắng, ngày 2-3 lần. Hoặc dùng 100g lá mơ tía, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 5 phút rồi vớt ra. Sau đó, giã lá mơ thật nhỏ rồi cho vào bát, đập 1 quả trứng gà, thêm chút muối, trộn đều, hấp chín. Ăn 2 lần/ngày.

Sử dụng lợi khuẩn và thảo dược

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus hay các thảo dược như Sử quân tử, Bạch truật, Hoàng cầm, Mộc hương… cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn hại khuẩn, tăng cường miễn dịch, giúp điều hòa lại hoạt động của đại tràng đường ruột. Nhờ đó khi sử dụng thêm các thành phần này, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Đặc biệt với Sử quân tử, tương truyền rằng thảo dược này đã được Hán Chiêu Liệt Đế Lưu Bị sử dụng để xử lý chứng đau bụng, đi ngoài cho con trai Lưu Thiện của mình. Về sau các nhà khoa học nghiên cứu thì thấy rằng, Sử quân tử có chứa nhiều hoạt chất sinh học thuộc nhóm triterpene pentacycle, sterol và các hợp chất thơm có tác dụng chữa lành vết thương, chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, điều hòa miễn dịch đại tràng, từ đó hỗ trợ giảm đau bụng, kháng vi rút, kháng nấm, chống tiêu chảy rất hiệu quả.

Kế thừa nền tảng là vị thuốc Sử quân tử từng “cứu sống” con trai Hán Chiêu Liệt đế và người dân kinh thành khỏi chứng đau bụng, đi ngoài, các nhà khoa học đã nghiên cứu, kết hợp Sử quân tử bào chế theo công nghệ lượng tử với các thảo dược khác cùng lợi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus thành viên nén hiện đại, tiện dụng. Thực tế, giải pháp bổ trợ này đã trở thành xu hướng được nhiều chuyên gia, người bệnh ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong xử lý các bệnh lý về tiêu hóa.

Làm sao để phòng tránh tình trạng đau bụng đi ngoài sau khi ăn?

Để phòng tránh tình trạng ăn xong đau bụng đi ngoài, bạn hãy lưu ý thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi những tác nhân có hại.

  • Bổ sung nhiều nước, tránh tình trạng mất nước, đặc biệt vào mùa hè.
  • Hạn chế ăn rau sống, giá đỗ, đồ tanh sống, thức ăn lạ, những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga và chất kích thích.
  • Thực hiện ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kĩ, sử dụng thực phẩm an toàn.
  • Tập thể dục thể thao vừa sức, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giữ tâm lý thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý tránh stress khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị ăn xong đau bụng đi ngoài, ai cũng nên biết để phòng thân. Nếu tình trạng này kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Á Âu - Giải pháp giúp tiêu hóa khỏe, đại tràng êm 

Với thành phần là Sử quân tử, Bạch truật, Hoàng cầm, Mộc hương kết hợp ImmunebioV (vách tế bào lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus), Đại tràng Á Âu hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giúp cải thiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa do đại tràng bị tổn thương hoặc kích thích. 

Sản phẩm thích hợp cho người bị rối loạn tiêu hóa do viêm đường ruột cấp và mạn tính, đại tràng co thắt với biểu hiện đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón, phân sống. 

Đại Tràng Á Âu có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.

 

Bình luận