Ăn đồ tanh, đồ nhiều dầu mỡ, ăn cá bị đi ngoài là bệnh gì?
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Tôi thường xuyên bị sôi bụng khi đói, sôi bụng nhiều sau khi ăn. Đôi khi tôi ăn đồ nhiều đạm, đồ tanh, ăn cá bị đi ngoài. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? Và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Chuyên gia trả lời
Với các triệu chứng như ăn cá bị đi ngoài, thường xuyên đau bụng, ăn đồ tanh, đồ nhiều đạm bị rối loạn tiêu hoá... như bạn mô tả thì rất có thể bạn đang gặp phải hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng rối loạn chức năng đường ruột thường gặp. Mặc dù không gây ra các tổn thương về giải phẫu cũng như tổ chức sinh hóa ở ruột nhưng lại làm rối loạn hoạt động đại tràng, từ đó dẫn tới các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Thông thường, người bị hội chứng ruột kích thích sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu như đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, có lúc táo bón xen lẫn với tiêu chảy. Các dấu hiệu khác có thể gặp phải là bụng đầy hơi, có cảm giác nặng bụng, đi tiêu cảm giác chưa hết phân, ăn uống kém. Phân thường có nhầy nhưng không bao giờ có lẫn máu, nếu có thì chắc chắn không phải hội chứng ruột kích thích.
Các dấu hiệu của bệnh không đặc hiệu mà thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Chẳng hạn, khi bạn ăn những loại thức ăn không phù hợp, không lâu sau đó, cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu kiêng khem, không ăn đồ ăn lạ hoặc những thức ăn không phù hợp thì các triệu chứng này sẽ ít có cơ hội xuất hiện.
Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có các biểu hiện như: ăn cá bị đi ngoài, đau bụng, đầy bụng, ăn nhiều đạm bị tiêu chảy,... tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác.
Thông thường việc điều trị hội chứng ruột kích thích sẽ ưu tiên các biện pháp không dùng thuốc (điều chỉnh chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, bổ sung thảo dược, lợi khuẩn). Chỉ trong trường hợp các triệu chứng trầm trọng thì mới kê đơn thuốc Tây.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Ít nhất trong thời gian có triệu chứng, bạn nên hạn chế ăn cá, đồ tanh và các đồ nhiều đạm. Bên cạnh đó bạn cần cảnh giác khi sử dụng các thực phẩm có tính kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc, đồ sống, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng. Khi ăn các nhóm thực phẩm này cần ăn với lượng nhỏ để theo dõi phản ứng của cơ thể.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt: Ngoài việc tập thể dục hàng ngày, uống đủ nước, bạn nên xoa bụng 15 - 20 phút mỗi sáng và giữ tinh thần thoải mái.
- Bổ sung lợi khuẩn thảo dược: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung lợi khuẩn Lactobacillus hay các thảo dược như Sử quân tử, Bạch truật, Hoàng cầm có thể hỗ trợ cân bằng hệ khuẩn ruột, điều hòa nhu động ruột, giúp giảm co thắt đại tràng, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho đường ruột, giúp đại tràng khỏe lên. Nhờ đó sử dụng các thảo dược, lợi khuẩn này được xem là phương pháp hữu hiệu để giúp giảm triệu chứng và ngăn hội chứng ruột kích thích tái phát.
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn giải đáp được các băn khoăn. Nếu còn câu hỏi, bạn có thể để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 0243.8461530 để được tư vấn nhé.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
--------------------------------------------
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Á Âu - Tiêu hóa khỏe, đại tràng êm
Với thành phần chính là Sử quân tử, vách tế bào lợi khuẩn ImmunebioV kết hợp cùng Bạch truật, Hoàng Cầm, Mộc hương, Kẽm, Dimethylglicine, Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Đại tràng Á Âu hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, cải thiện các biểu hiện rối loạn tiêu hóa do đại tràng bị tổn thương hoặc kích thích, nâng cao sức đề kháng đường ruột.
Sản phẩm thích hợp với người bị rối loạn tiêu hóa do viêm đường ruột cấp và mạn tính, đại tràng co thắt với biểu hiện đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy hoặc táo bón, phân sống.
*Đại tràng Á Âu có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Bình luận