Erythropoietin là một hormone tham gia vào quá trình tạo hồng cầu trong tủy xương. Thuốc thường được sử dụng để điều trị thiếu máu cho nhiều người bệnh, Đặc biệt là người bệnh suy thận. Vậy, Erythropoietin là gì? Nên lưu ý những vấn đề gì trong khi sử dụng Erythropoietin? Hãy tìm hiểu các vấn đề chi tiết của thuốc Erythropoietin trong bài viết sau đây.

Giới thiệu về thuốc Erythropoietin và công dụng

Erythropoietin là một thuốc thuộc nhóm kích thích sản sinh hồng cầu, với bản chất là một loại hormon trong cơ thể được sản xuất chủ yếu bởi thận. Tuy nhiên, cũng có một phần hormon này được sản xuất bởi gan. Erythropoietin tham gia vào hoạt động tạo máu ở tủy xương. Dựa vào tác dụng này mà thuốc Erythropoietin được sản xuất để cải thiện chứng thiếu máu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Erythropoietin có nhiều dạng sử dụng, hai dạng bào chế thông dụng trên thị trường hiện nay là dạng dung dịch và dạng bột đông khô pha tiêm. Tương ứng với các dạng bào chế sẽ có những biệt dược khác nhau như: Procrit, Zyrop, Wepox,...

thuoc-tiem-erythropoietin-dieu-tri-thieu-mau.webp

Thuốc tiêm Erythropoietin điều trị thiếu máu

Vai trò, tác dụng của Erythropoietin

Erythropoietin là một loại hormon quan trọng có vai trò tham gia vào quá trình tạo máu. Hormon này được sản xuất bởi thận và gan rồi đi vào tủy xương tham gia vào quá trình tạo hồng cầu. Gia tăng số lượng hồng cầu đồng nghĩa với việc gia tăng nồng độ Hemoglobin. Các phân tử Hemoglobin có vai trò gắn với oxy và đưa đến các tế bào cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động của cơ thể.

Từ cơ chế đó, Erythropoietin giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và giúp cải thiện tình trạng thiếu máu cho người bệnh. Erythropoietin được chỉ định cho những trường hợp như:

  • Người bị bệnh suy thận, kể cả có/không chạy thận nhân tạo.
  • Người bị các bệnh thận khác trong giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn cuối.
  • Người mắc các chứng viêm khớp dạng thấp hoặc AIDS.
  • Người bị bệnh ung thư, trẻ sơ sinh thiếu máu do sinh non.
  • Người đang hóa trị, phẫu thuật bị thiếu máu.

Ai không được dùng Erythropoietin?

Erythropoietin là một thuốc chỉ được sử dụng khi có yêu cầu của bác sĩ. Trước khi được chỉ định sử dụng Erythropoietin bệnh nhân cần phải được xét nghiệm kỹ lưỡng để xác định mức độ thiếu máu.

Bạn nên cảnh báo cho bác sĩ khi được chỉ định Erythropoietin nếu bạn thuộc một trong những đối tượng sau: 

  • Bị dị ứng với Erythropoietin, Epoetin Alfa hoặc bất kỳ thành phần nào có trong biệt dược chứa Erythropoietin được sử dụng.
  • Đang bị tăng huyết áp không kiểm soát được.
  • Người đang có các vấn đề liên quan đến cục máu đông trong tĩnh mạch.
  • Những người mắc bệnh tim.
  • Người đang mắc Porphyria - chứng bệnh thiếu hụt enzym.
  • Những người mẫn cảm với albumin và các sản phẩm có nguồn gốc từ các tế bào động vật có vú.
  • Người bị tăng trương lực cơ không kiểm soát, có tiền sử bệnh động kinh.

khong-nen-su-dung-erythropoietin-cho-benh-nhan-huyet-ap-cao.webp

Không nên sử dụng Erythropoietin cho bệnh nhân huyết áp cao

Cách sử dụng Erythropoietin hiệu quả

Để việc sử dụng thuốc Erythropoietin hiệu quả nhất, bạn nên hiểu rõ về cách dùng, liều dùng của thuốc. Đồng thời, nắm rõ những nguyên tắc khi xử trí những tình huống dùng quá liều, quên liều thuốc mà bạn hoặc người nhà gặp có thể gặp phải.
Cách dùng và liều dùng

Erythropoietin được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc truyền dịch. Vì vậy, thuốc sẽ được sử dụng dưới sự hướng dẫn hoặc do chính bác sĩ dùng cho người bệnh. Bạn không nên tự ý rút thuốc hoặc ngưng điều trị trong quá trình sử dụng thuốc. Ngay cả khi đang có một số tác dụng phụ xảy ra. Nếu gặp trường hợp này nên gọi ngay cho bác sĩ.

Tùy thuộc vào từng mục đích điều trị, liều dùng của thuốc sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:

Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân suy thận: 

Liều dùng: Ở người bệnh trưởng thành lọc máu mãn tính. Liều khởi đầu 50 IU/kg cân nặng/liều và dùng 3 lần một tuần bằng đường tiêm tĩnh mạch. 40 IU/kg cân nặng/liều và dùng 3 lần một tuần bằng đường tiêm dưới da. Liều dùng của người bệnh sẽ được điều chỉnh tùy theo sự gia tăng của hemoglobin trong máu.

Điều trị thiếu máu ở bệnh nhân HIV đang sử dụng Zidovudine:

Liều khởi đầu được khuyến cáo là 100 IU/kg cân nặng và dùng 3 lần một tuần bằng đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Mức độ đáp ứng của người bệnh được đánh giá sau 4 tuần sử dụng thuốc. Tùy theo đáp ứng mà người bệnh có thể sẽ được chỉ định tăng liều thuốc.

Điều trị thiếu máu ở người mắc bệnh ung thư đang thực hiện hóa trị:

Liều khởi đầu khuyến cáo là 150 IU/kg cân nặng và dùng 3 lần một tuần bằng đường tiêm dưới da. Nếu sau 8 tuần điều trị người bệnh không đạt được hiệu quả sử dụng thì sẽ được cân nhắc tăng liều. Liều dùng có thể tăng thêm 50 IU/kg mỗi lần cho đến khi đạt đến mức liều tối đa là 300 IU/kg cân nặng 3 lần một tuần.

Sử dụng cho bệnh nhân mất nhiều máu khi phẫu thuật:

Liều khuyến nghị cho bệnh nhân là 300 IU/kg cân nặng/ngày bằng đường tiêm dưới da. Dùng trước phẫu thuật 14 ngày, trong ngày phẫu thuật và 4 ngày sau khi phẫu thuật.

Điều trị trẻ sinh non thiếu máu:

Từ tuần thứ 2 sau khi sinh và trong vòng 8 tuần tiếp theo thì liều khuyến cáo cho bệnh nhi là 250 IU/kg cân nặng với 3 lần một tuần. Sử dụng bằng đường tiêm dưới da. Những bệnh nhi có cân nặng nhỏ hơn 750g và bị lấy nhiều hơn 30ml máu sẽ được chỉ định điều trị trong vòng 48 giờ sau sinh. Liều dùng cho những bệnh nhi này là 1250 IU/kg cân nặng và chia thành 5 lần trong tuần bằng đường truyền tĩnh mạch chậm (từ 5 đến 10 phút).

can-su-dung-thuoc-theo-dung-chi-dan-cua-bac-si.webp

Cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ


Quá liều và xử trí

Chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh độ an toàn với các mức liều tối đa sử dụng trên người bệnh. Do đó, người nhà cần theo dõi người bệnh và liên hệ ngay với nhân viên y tế khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện bất thường. Những biểu hiện có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều như: nhức đầu, chóng mặt, ngủ gà,...

Tác dụng phụ của Erythropoietin có thể gặp

Không phải người bệnh nào cũng sẽ gặp phải những rủi ro liên quan đến tác dụng phụ của Erythropoietin. Tuy nhiên, việc nắm rõ những tác dụng phụ sẽ khiến cho người bệnh có thể theo dõi những đáp ứng của cơ thể tốt hơn. Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra ở bệnh nhân sử dụng Erythropoietin như:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau, kích ứng tại chỗ, bị các mụn trứng cá, sưng tấy tại vị trí tiêm.
  • Chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, ớn lạnh, phù.
  • Chuột rút, co giật, xuất hiện cơn động kinh.
  • Sốt, huyết áp tăng cao.

Tác dụng hiếm gặp:

Ngoài những tác dụng phụ khá phổ biến ở trên, việc sử dụng Erythropoietin cũng có thể gây ra một vài phản ứng nghiêm trọng khác. Những phản ứng này có thể gồm: 

  • Sự cố tim mạch: Suy tim, đau tim, đau thắt ngực.
  • Triệu chứng xuất hiện cục máu đông: Đau ngực, khó thở, tê, yếu hoặc đau đột ngột ở chân, mặt, cánh tay.
  • Sự cố khẩn cấp khác: Đột quỵ, tử vong.
  • Phản ứng dị ứng, mẫn cảm hoặc sốc phản vệ với thuốc: Khó thở, thở khò khè, tai, miệng, mũi, lưỡi, cổ họng có thể bị sưng, nổi phát ban,...
  • Khối u có thể phát triển hơn nếu sử dụng ở người bị ung thư.

Đau đầu có thể xảy ra khi dùng Erythropoietin.webp

Đau đầu có thể xảy ra khi dùng Erythropoietin

Bạn nên làm gì khi gặp phải tác dụng phụ của thuốc?

Không phải người sử dụng nào cũng có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, việc theo dõi và giám sát những đáp ứng của cơ thể với thuốc là điều rất cần thiết. Khi gặp phải những triệu chứng nêu trên bạn nên liên hệ ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. Tuyệt đối không được để những biểu hiện này kéo dài vì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Tương tác của Erythropoietin với thuốc khác

Khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển cùng với Erythropoietin sẽ dẫn đến nguy cơ tăng nồng độ ion kali trong máu, đặt biệt ở những người bệnh thận.

Các nghiên cứu về tương tác của Erythropoietin với các thuốc khác còn đang hạn chế. Do đó, không thể khẳng định chính xác rằng sử dụng Erythropoietin cùng với các thuốc khác sẽ không gây ra bất lợi gì cho bệnh nhân. Bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các thuốc khác trong thời gian điều trị bằng Erythropoietin. Đặc biệt, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện tình trạng bệnh của mình một cách tốt nhất.

Lưu ý từ dược sĩ khi dùng Erythropoietin

Erythropoietin là thuốc được sử dụng và giám sát kỹ lưỡng bởi nhân viên y tế. Do đó, người bệnh cần phải tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn của cán bộ y tế để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất. Dưới đây là một số lưu ý của dược sĩ về việc sử dụng thuốc cho người bệnh.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai:

Những thử nghiệm về thuốc trên phụ nữ có thai còn đang hạn chế. Đây là những đối tượng đặc biệt, vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc này.

Sử dụng thuốc ở phụ nữ cho con bú:

Các nghiên cứu về dùng Erythropoietin trên các đối tượng này chưa có nhiều. Tuy nhiên, nguy cơ thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ là có thể xảy ra. Do đó, để tránh gây ảnh hưởng cho trẻ bú mẹ thì bệnh nhân cần được cân nhắc trước khi chỉ định dùng thuốc.

Chế độ ăn trong quá trình sử dụng Erythropoietin:

Khi sử dụng Erythropoietin có thể sẽ gây tăng nồng độ hematocrit vì vậy bệnh nhân thường có cảm giác thèm ăn. Cần theo dõi chế độ ăn của người bệnh đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều kali sẽ dẫn đến tăng kali máu.

Bổ sung thêm một số thảo dược có tác dụng bổ máu sẽ giúp gia tăng hiệu quả sử dụng thuốc. Điển hình trong số thảo dược đó là Đan sâm, Linh chi đỏ có khả năng bồi bổ cơ thể, bổ máu rất tốt. Theo các nghiên cứu của MEI Xiao-Dan và cộng sự (2019), các chất trong rễ Đan sâm có khả năng giúp màng hồng cầu ổn định, tăng khả năng đề kháng của hồng cầu đối với những yếu tố gây tan huyết. Linh chi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo máu. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị thiếu máu không chỉ đem lại hiệu quả tốt mà còn không gây ra những tác dụng bất lợi cho người sử dụng.

Bên cạnh đó, thành phần thảo dược Dành dành được chứng minh trong nghiên cứu năm 2017 tại Trung Quốc, thành phần dịch chiết từ quả và thân cây có tác dụng giảm đáng kể xơ hóa thận tiến triển. Theo khảo sát của Tạp chí Kinh Tế Việt Nam 2021 có 92,9% người sử dụng sản phẩm thảo dược có thành phần là các thảo dược trên có trải nghiệm hài lòng hoặc rất hài lòng.

Một lưu ý dành cho nhân viên y tế đó là: Ở những bệnh nhân được chỉ định lọc máu thì cần kiểm soát quá trình lọc máu. Do sử dụng thuốc Erythropoietin có thể gây ảnh hưởng đến quá trình này.

dan-sam-va-linh-chi-la-hai-thao-duoc-giup-ho-tro-dieu-tri-thieu-mau-o-nguoi-benh-suy-than-hieu-qua.webp

Đan sâm và Linh chi là hai thảo dược giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu ở người bệnh suy thận hiệu quả

Erythropoietin được sử dụng để điều trị thiếu máu, thuốc có chỉ định và sử dụng được thực hiện bởi nhân viên y tế. Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về thuốc. Để sử dụng thuốc hiệu quả thì người bệnh cũng nên lưu ý về các đáp ứng của cơ thể để có thể xử trí kịp thời.

>>>XEM THÊM: Dành dành có công dụng gì trong suy thận

Trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn và người thân trong quá trình sử dụng thuốc Erythropoietin. Để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất bạn hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và bổ sung thêm các loại thảo dược hỗ trợ điều trị nhé! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thuốc Erythropoietin, đặc biệt các bệnh lý thận liên quan đến thiếu máu, vui lòng để lại câu hỏi hoặc số điện thoại để được hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

  1. https://my.clevelandclinic.org/health/drugs/14573-erythropoietin-stimulating-agents
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11603281/
  3. https://dailymed.nlm.nih.gov/dailymed/drugInfo.cfm?setid=0c721ba4-ae19-417f-aae1-221ed1a0866a
  4. https://www.medicalnewstoday.com/articles/erythropoietin
Dược sĩ Đào Ngọc

banner web sản phẩm.jpg

Bình luận